Powered by Techcity

Thực hiện Chỉ thị 23 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tạo động lực thúc đẩy văn hóa phát triển bền vững

– Ngày 23/5/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (Chỉ thị 23). Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 23, cùng với các lĩnh vực khác, công tác xã hội hóa trong hoạt động văn hóa đã có những chuyển biến rõ nét, tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội, qua đó phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh.


Một buổi truyền dạy hát then – đàn tính theo hình thức xã hội hóa tại xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng

Đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động văn hóa là một trong các nội dung được chỉ rõ trong Chỉ thị 23. Để huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo; các sở, ban, ngành, đoàn thể căn cứ tình hình, nhiệm vụ thực tế của địa phương, đơn vị xây dựng chương trình hành động cụ thể. Từ đó, công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa được thực hiện đồng bộ ở nhiều mặt và đạt được những kết quả tích cực, tiêu biểu như: hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; xây dựng và khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân trên địa bàn…

Chuyển biến từ nhận thức đến hành động

Từ năm 2014 đến nay, bà Nguyễn Thị Lợi, Phó Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Văn Lãng cùng các hội viên trong Câu lạc bộ (CLB) Nộc Khảm khắc thị trấn Na Sầm đã duy trì đều đặn hoạt động văn hóa, văn nghệ. Bà Lợi cho biết: Năm 2013, khi tôi đang là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Na Sầm, nắm thông tin về Chỉ thị 23, tôi đã tham mưu trong Ban Thường vụ Đảng ủy thị trấn ban hành kế hoạch và chỉ đạo các chi bộ trực thuộc triển khai thực hiện chỉ thị. Để từng bước tạo chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tôi cùng đồng chí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn đã bàn bạc, tiến hành các thủ tục cần thiết để ra mắt CLB Nộc Khảm khắc thị trấn Na Sầm. Xác định việc vận động hội viên tham gia CLB văn nghệ theo hình thức xã hội hóa ban đầu sẽ gặp khó khăn, chúng tôi tập trung vận động các đảng viên trên địa bàn. Phát huy vai trò gương mẫu của mỗi đảng viên, tháng 10/2014, CLB đã được thành lập với 28 hội viên, trong đó trên 80% là đảng viên.

Từ năm 2013 đến nay, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia đóng góp được hơn 57,2 tỷ đồng; gần 34.600 ngày công và hiến trên 81.000 m2 đất để xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở.

Trong suốt những năm qua, các hội viên trong CLB đã vận động, phát triển thêm hội viên và chủ động xã hội hóa trong đầu tư trang phục, đạo cụ phục vụ quá trình tập luyện. Trung bình mỗi năm, CLB tham gia biểu diễn khoảng 20 chương trình phục vụ các sự kiện của huyện, của tỉnh. Bên cạnh việc xây dựng mô hình mẫu là CLB Nộc Khảm khắc, cấp ủy, chính quyền thị trấn Na Sầm còn tăng cường công tác tuyên truyền tới Nhân dân về Chỉ thị 23 qua đội ngũ đảng viên ở các khu dân cư, tại các cuộc họp khu phố.

“Mưa dầm thấm lâu”, tư tưởng của người dân trên địa bàn dần có sự chuyển biến. Từ việc còn ngần ngại, dè chừng, nhiều người dân đã hiểu vai trò của công tác xã hội hóa, cũng như những tác động mà văn hóa đem lại cho đời sống tinh thần, từ đó, họ chủ động tham gia sinh hoạt tại các CLB theo hình thức xã hội hóa. Đến nay, trên địa bàn thị trấn đã phát triển thêm 3 CLB văn hóa, văn nghệ thuộc các loại hình ca hát, khiêu vũ, nhảy dân vũ…. với kinh phí xã hội hóa duy trì hoạt động của mỗi CLB được trên 30 triệu đồng/năm.

 Đây chỉ là một trong hàng trăm xã, phường, thị trấn có sự chuyển biến rõ nét từ việc thực hiện Chỉ thị 23. Để tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 23 đạt hiệu quả cao, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh còn ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể. Tiêu biểu như: Nghị quyết số 25 – NQ/TU ngày 31/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh đến năm 2020; Nghị quyết số 05 ngày 29/7/2016 của HDND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, khối phố và sân tập thể dục thể thao cho các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020… đồng thời quán triệt triển khai đến cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh.

 Các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, quyết định được các cấp ủy đảng tổ chức quán triệt, tuyên truyền rộng rãi, từ đó từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn về phát huy trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong thực hiện Chỉ thị 23. Theo đó, thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, các CLB được thành lập và duy trì hoạt động chủ yếu từ nguồn lực xã hội hóa, thu hút đông đảo người dân tham gia. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 800 CLB, đội văn nghệ quần chúng (tăng 35% so với năm 2013) với khoảng 10.500 người tham gia.

 Hằng năm, nhân dịp lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tại cơ sở diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Ước tính mỗi năm có trên 1.500 buổi biểu diễn với kinh phí xã hội hóa khoảng 1 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tổ chức các sự kiện chính trị – văn hóa, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng quan tâm ủng hộ, tài trợ với số tiền từ 40 triệu đến 300 triệu đồng/năm.


Câu lạc bộ Hát then đàn tính thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan biểu diễn giao lưu tại tượng đài Hoàng Văn Thụ (11/2023)

Thúc đẩy sự nghiệp văn hóa phát triển bền vững

Từ sự chỉ đạo, triển khai có hiệu quả Chỉ thị 23, không chỉ trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, công tác xã hội hóa xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cũng được Nhân dân đồng tình ủng hộ về mọi mặt. Hiện nay, toàn tỉnh có 54,4% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; 99,3% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa. Các thiết chế văn hóa, thể thao sau khi đưa vào sử dụng đã được khai thác, phát huy hiệu quả, đáp ứng phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân; đóng góp thiết thực cho phong trào xây dựng gia đình, thôn, khu phố, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, cũng như góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh đạt 86,2%, tăng 24,2% so với năm 2013; số thôn, tổ dân cư đạt danh hiệu văn hóa đạt 84,7%, tăng 50,9% so với năm 2013; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá đạt 95,1%, tăng 6,5% so với năm 2013.

 Ông Phan Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Chỉ thị 23 đã có tác động lớn đến nhận thức của các cấp, các ngành và quần chúng Nhân dân về công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực, hoạt động nói chung, trong hoạt động văn hóa nói riêng. Không chỉ xã hội hóa công tác truyền dạy, phổ biến các loại hình dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sự kiện, ngày lễ hội hằng năm và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của công chúng mà thông qua xã hội hóa, nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được quan tâm đầu tư, sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng. Đặc biệt là các chương trình, dự án nghiên cứu phi vật thể, kết hợp với trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Qua đó, từng bước thúc đẩy sự nghiệp văn hóa phát triển theo hướng bền vững.

  Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 18 dự án phi vật thể được nghiên cứu với kinh phí là 4,45 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa là 2,02 tỷ đồng (chiếm 44,78%); công tác xã hội hóa trùng tu, tôn tạo di tích, đình, đền, chùa, miếu từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa được thực hiện hiệu quả với 42 điểm, khu di tích và các cơ sở thờ tự được đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp với 108 lượt trùng tu, tôn tạo, tổng kinh phí  trên 154,6 tỷ đồng (trong đó xã hội hóa được gần 98 tỷ đồng, chiếm 63,36%).

Tiêu biểu trong thời gian qua, công tác huy động vốn xã hội hóa xây dựng Đền Chi Lăng (huyện Chi Lăng) được Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai phát động và được các cấp, ngành, Nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia. Theo đó, về phía địa phương, ông Vi Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết: Kể từ khi dự án đền Chi Lăng được khởi công xây dựng đến nay, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn đều tích cực tham gia ủng hộ, đóng góp. Theo đó, cơ bản 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hầu hết các hộ dân trên địa bàn huyện đều góp sức tham gia xã hội hóa xây dựng đền Chi Lăng với kinh phí trên 1 tỷ đồng. Đặc biệt, để thúc đẩy xã hội hóa xây dựng đền trong giai đoạn 2, vừa qua các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đóng góp được trên 100 triệu đồng.

Được biết tính đến nay, ngoài kinh phí xã hội hóa của địa phương, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng và huy động ủng hộ được hơn 1.300 m3 đá, tương ứng với số tiền 174,9 triệu đồng; Ủy ban MTTQ huyện Chi Lăng đã tiếp nhận gần 500 triệu đồng ủng hộ của nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài huyện… Công tác xã hội hóa xây dựng đền giai đoạn 2 hiện đang tiếp tục được triển khai sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 Có thể nói sau 10 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị 23 đã mang đến luồng sinh khí mới cho sự nghiệp phát triển văn hóa của tỉnh. Công tác xã hội hóa không chỉ huy động kinh phí mà còn tạo động lực phát huy tiềm năng sáng tạo, sự cống hiến của người dân với sự nghiệp văn hóa và thúc đẩy các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của Nhân dân. Từ đó, từng bước xây dựng nếp sống văn hóa mới theo hướng lành mạnh, tiến bộ, văn minh và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

“Với chủ trương xã hội hóa, từ năm 2013 đến nay, từ gần 200 hội viên thuộc 15 câu lạc bộ trực thuộc, hội đã thu hút và phát triển thêm hơn 300 hội viên đến từ 16 câu lạc bộ dân ca trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi năm, kinh phí do các câu lạc bộ tự xã hội hóa để duy trì các hoạt động giao lưu, biểu diễn của hội trên 100 triệu đồng. Hiện nay, trong hầu hết các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh đều có sự tham gia của các hội viên Hội Bảo tồn dân ca tỉnh”.

Ông Hoàng Việt Bình, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca tỉnh

Nguồn

Cùng chủ đề

Độc đáo nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật chuyên nghiệp

– Không chỉ xuất hiện trên các sân khấu tại địa phương hay trong các hoạt động văn nghệ quần chúng, nhiều năm qua, những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, trang phục nguyên bản đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được các nhạc sỹ, biên đạo của Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật (VHNT) tỉnh khéo léo đưa vào chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp. Tiết mục múa sư tử mèo được...

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2024: Không gian văn hóa đặc sắc dịp đầu xuân

– Với chủ đề “Lung linh sắc đào – Toả sáng vươn xa”, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng sẽ diễn ra từ ngày 26/1 đến ngày 9/3/2024 (từ 16 tháng Chạp năm Quý Mão đến 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Hiện nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các cấp, ngành và các đơn vị liên quan phối hợp gấp rút triển khai, chuẩn bị. Ban Giám khảo cuộc thi vườn đào đẹp và...

Bắc Sơn: Phát huy vai trò của hội nông dân trong xây dựng đời sống văn hóa

Đội bóng Hội Nông dân huyện Bắc Sơn tham gia thi đấu giải bóng chuyền hơi chào mừng thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X – “Qua theo dõi cho thấy, những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH)” và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp...

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam

– Sáng 22/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam. Đây là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lạng...

Best Of 2023 trở lại, Hà Trần, Phan Mạnh Quỳnh và nhiều nghệ sĩ góp mặt

Zing MP3 – Nền tảng nhạc số hàng đầu Việt Nam – chính thức khởi động chiến dịch tổng kết và vinh danh các nghệ sĩ và ca khúc Việt thường niên mang tên Best Of 2023. Best Of 2023 – Âm nhạc của “đồng hành & cộng hưởng” Là nền tảng nghe nhạc trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, Zing MP3 sở hữu trên 98% bản quyền nhạc Việt khi kết nối hợp tác với mạng lưới các hãng...

Cùng tác giả

Khi truyền thống là điểm tựa cho sáng tạo – Báo Lạng Sơn

Mặc dù đã mường tượng không khí làm việc “nước rút” những ngày cuối năm tại xưởng hoạt hình Sconnect Studio, nơi sẽ cho ra đời bộ phim hoạt hình điện ảnh stop motion (hoạt hình tĩnh vật) đầu tiên của Việt Nam trong năm 2025, tôi vẫn choáng ngợp khi bước chân vào “siêu phim trường thu nhỏ” đầy mầu sắc tại quận Thanh Xuân (Hà Nội). Hàng trăm người miệt mài, tỉ mẩn mỗi ngày theo đuổi...

Ấn Độ: Lễ hội lớn nhất thế giới dự kiến thu hút hơn 350 triệu người tham gia

Sau 12 năm, Lễ hội Mahakumbh Mela sẽ trở lại vào đầu năm sau tại thành phố lịch sử Prayagraj, dự kiến thu hút hơn 350 triệu người tham gia trong suốt một tháng rưỡi diễn ra. Ngày 27/12, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam cho biết, Lễ hội Mahakumbh Mela 2025, sự kiện tâm linh, văn hóa và xã hội lớn nhất thế giới, sẽ diễn ra từ ngày 13/1/2025 đến ngày 26/2/2025 tại thành phố lịch...

Quảng Ninh: 47 tác phẩm được trao Giải Búa liềm vàng Quảng Ninh lần thứ V, năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Tối 27/12, Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Quảng Ninh lần thứ V, năm 2024, đã trao giải cho 46 tác phẩm báo chí xuất sắc của các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. Giải Búa liềm vàng tỉnh Quảng Ninh là giải thưởng báo chí cấp tỉnh, được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về công tác xây dựng Đảng của tỉnh trên...

Giá một quả cam Xã Đoài… bằng cả yến lúa – Báo Lạng Sơn

Một quả cam Xã Đoài được các nhà vườn ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bán ra thị trường Tết với giá khoảng 80 nghìn đồng; thậm chí, có thời điểm còn lên đến 100 nghìn đồng. Dù giá cao nhưng cam Xã Đoài vẫn luôn đắt khách, nhiều lúc không đủ để bán. Thời điểm này, các nhà vườn đang chăm sóc, nâng niu từng quả một, bởi nếu so với lúa, một quả...

Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khác

Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khácMới khai trương hơn 10 ngày, Công viên Logistics đã đạt kết quả ấn tượng. 90% diện tích văn phòng dịch vụ, 70% diện tích trung tâm nông sản và 40% kho bãi đã được các doanh nghiệp đăng ký thuê dài hạn. Ngày 11/12/2024, Công viên Logistics Viettel đã chính thức khai trương tại khu kinh tế cửa khẩu...

Cùng chuyên mục

Khi truyền thống là điểm tựa cho sáng tạo – Báo Lạng Sơn

Mặc dù đã mường tượng không khí làm việc “nước rút” những ngày cuối năm tại xưởng hoạt hình Sconnect Studio, nơi sẽ cho ra đời bộ phim hoạt hình điện ảnh stop motion (hoạt hình tĩnh vật) đầu tiên của Việt Nam trong năm 2025, tôi vẫn choáng ngợp khi bước chân vào “siêu phim trường thu nhỏ” đầy mầu sắc tại quận Thanh Xuân (Hà Nội). Hàng trăm người miệt mài, tỉ mẩn mỗi ngày theo đuổi...

Bình chọn 15 sự kiện văn học nghệ thuật tiêu biểu của năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Ngày 27/12, Thời báo Văn học nghệ thuật (Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam) phối hợp Quỹ Hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Bình chọn 15 sự kiện Văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2024. Đây là hoạt động nhằm đánh giá những kết quả nổi bật của văn học nghệ thuật trong một năm vừa qua. Sự kiện có sự tham gia của đại diện các Hội chuyên...

Cuộc sống kết thành tác phẩm – Báo Lạng Sơn

Hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta xứng đáng là một trong những trang vẻ vang, oanh liệt bậc nhất của lịch sử nhân loại. Điều này lý giải văn chương phi hư cấu (hồi ký, tự truyện, tự thuật...) viết về chiến tranh đang chiếm ưu thế, được độc giả đón nhận. Có trường hợp tác giả đầy ắp vốn sống về đời lính, theo thời gian,...

Dàn Hoa hậu rạng rỡ khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 – Báo Lạng Sơn

Hoa hậu Việt Nam Đặng Thị Ngọc Hân, Trần Tiểu Vy, Đỗ Mỹ Linh, Đỗ Thị Hà, Huỳnh Thị Thanh Thủy… xuất hiện rạng rỡ tham dự họp báo khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Chiều 26-12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và các đơn vị liên quan đã tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988, 18 người đẹp trên khắp ba...

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Với những giá trị cốt lõi dựa trên các trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, để từ đó làm “Rạng rỡ Việt Nam”. Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Hoàng Thành Media công bố...

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước – Báo Lạng Sơn

Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm ấm. Không khí Giáng sinh đã đến. TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm “check-in” đẹp lung linh sắc màu. Nhiều người dân đi tận hưởng không khí lạnh và đón Giáng...

Bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng ASEAN – Báo Lạng Sơn

Văn hóa là cầu nối tình hữu nghị trong cộng đồng ASEAN. Giai điệu âm nhạc Việt Nam hòa chung với âm nhạc các nước ASEAN, cùng các hoạt động thể thao, du lịch… trong những năm qua đã góp phần kết nối các nước ASEAN cùng chung “nhịp đập”. TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân...

Triển lãm về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28-12. Tượng đài đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...

Hình tượng ông già Noel ngày nay xuất phát từ một quảng cáo đồ uống? – Báo Lạng Sơn

Dựa trên mẫu quảng cáo nổi bật từ năm 1931, người ta nói rằng hình tượng ông già Noel ngày nay là xuất phát từ đây nhưng sự thật ít người biết. Bộ đồ nhung đỏ, viền lông trắng, bốt đen cao, mũ tua rua ấm áp,... trang phục đặc trưng của ông già Noel đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng và trí tưởng tượng của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, ông già...

Bộ sách giúp trẻ học cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm – Báo Lạng Sơn

Bộ sách “100++ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ” của Đinh Tị Books trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp trẻ nhỏ tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm và giúp trẻ tự tin và có tinh thần độc lập trong cuộc sống. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất