Powered by Techcity

Thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hiện diện tại Thái Lan – Báo Lạng Sơn điện tử

Nhu cầu hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan không ngừng được mở rộng và cơ hội kinh doanh mới sẽ xuất hiện khi cả hai nước đều bắt đầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo…

Cơ quan Thương vụ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đưa quả vải lên kệ siêu thị Gourmet tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: Huy Tiến/TTXVN)

Sự có mặt và tham gia của các doanh nghiệp tại Hội nghị Ngoại giao Kinh tế vừa qua cho thấy Chính phủ hết sức chú trọng đến việc tăng cường hiệu quả của các hoạt động ngoại giao kinh tế theo xu hướng kiến tạo, chú trọng phát huy sức mạnh tổng hợp của Chính phủ, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để thực hiện các định hướng lớn được đặt ra cho hoạt động ngoại giao kinh tế.

Đây là khẳng định của ông Lê Hữu Phúc, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan trong cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Bangkok.

Theo ông Lê Hữu Phúc, thông điệp hết sức rõ ràng của hội nghị là “đưa ngoại giao kinh tế trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của đối ngoại, trở thành động lực quan trọng phục vụ phát triển đất nước” như tinh thần của Chỉ thị Số 15 của Ban Bí thư. Trong đó, các doanh nghiệp được xác định là nhân tố quan trọng để làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, phát huy động lực tăng trưởng mới, mở rộng thị trường mới; khai thác hiệu quả các hiệp định về khu vực thương mại tự do; phát huy nguồn lực của kiều bào ta ở nước ngoài phục vụ ngoại giao kinh tế của đất nước.

Về tình hình hợp tác kinh tế giữa hai nước, ông Lê Hữu Phúc cho biết Thái Lan là đối tác số 1 của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong khi Việt Nam là đối tác số 2 của Thái Lan sau Malaysia.

Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt xấp xỉ 19 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 7,2 tỷ USD và nhập khẩu đạt 11,8 tỷ USD.

Ông Lê Hữu Phúc, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan trả lời phỏng vấn TTXVN về ngoại giao kinh tế. (Ảnh: Huy Tiến/TTXVN)

Một điểm sáng là Việt Nam đã xuất siêu các sản phẩm nông nghiệp, khoảng 250 triệu USD trong năm 2023, sang Thái Lan. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Thái Lan còn 4,61 tỷ USD, giảm gần 30% trong năm 2023.

Về đầu tư, cho đến nay, Thái Lan có hơn 700 dự án còn hiệu lực đang triển khai ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư gần 15 tỷ USD, xếp vị trí thứ 9 trong số các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam đầu tư sang Thái Lan chưa nhiều, với tổng vốn khoảng 32 triệu USD, chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như phân phối, hàng tiêu dùng.

Ông Lê Hữu Phúc khẳng định quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn hết sức tốt đẹp đã tạo thuận lợi cho việc triển khai công tác ngoại giao kinh tế tại địa bàn Thái Lan.

Sau 10 năm kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, kim ngạch thương mại Việt Nam-Thái Lan đã tăng 230% từ 9,4 tỷ lên 21,6 tỷ USD vào năm 2022. Nền kinh tế hai nước vẫn đang trên đà tăng trưởng.

Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện trên thế giới, cộng với đội ngũ kiều bào đông đảo với hàng trăm doanh nghiệp kiều bào tại Thái Lan luôn hướng về Tổ quốc cũng góp phần tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy triển khai công tác ngoại giao kinh tế tại địa bàn.

Tuy vậy, đại diện Thương vụ Việt Nam nhìn nhận cạnh tranh địa chính trị gay gắt giữa các nước lớn đang làm dịch chuyển các dòng thương mại, đầu tư. Đặc biệt, các cuộc xung đột trên thế giới có nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung, chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, sự bất ổn về chính sách vĩ mô giữa các nước lớn tạo ra dao động lớn về tỷ giá, lãi suất dự trữ, lạm phát…, gây rủi ro và gia tăng chi phí cho các hoạt động thương mại đầu tư.

Bên cạnh đó, việc Thái Lan và Việt Nam có cơ cấu kinh tế tương đồng cũng làm tăng mức độ cạnh tranh đối với các sản phẩm truyền thống ví dụ như mặt hàng trái cây.

Hiện Việt Nam đã mở cửa cho 28 trái cây Thái Lan xuất khẩu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Việt Nam mới được phép xuất bốn loại trái cây sang Thái Lan gồm thanh long, nhãn, xoài và vải.

Một số loại trái cây khác như bưởi, na, vú sữa, chôm chôm, chanh leo… hiện vẫn chưa đạt được thỏa thuận với Thái Lan dù vấn đề này đã được đưa ra ở nhiều cơ chế hợp tác giữa hai nước.

Ông Lê Hữu Phúc cũng cho biết bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan sẽ chú trọng hợp tác kinh tế địa phương, nhất là giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, nơi tập trung đông đảo kiều bào ta sinh sống, với các tỉnh miền Trung của Việt Nam.

Với điều kiện gần gũi về địa lý, hợp tác giữa hai vùng này là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thương mại với Thái Lan, nhất là thương mại biên giới qua Lào; đồng thời tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhau qua các sản phẩm địa phương theo chương trình OTOP của Thái Lan và chương trình OCOP của Việt Nam.

Chương trình “Tasting VietNam” do cơ quan Thương vụ tổ chức tại Bangkok để quảng bá về ẩm thực Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Liên quan kết nối chuỗi cung ứng, ông Lê Hữu Phúc cho biết Thương vụ sẽ thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và xây dựng đại lý, hiện diện thương mại tại Thái Lan; giới thiệu, đưa hàng Việt Nam tiêu thụ tại các siêu thị của Thái Lan thông qua hợp tác với các hệ thống siêu thị lớn tại nước này như Central, Marko, TCC…; hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động hợp tác trong công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ôtô như tìm kiếm và kết nối các nhà sản xuất linh phụ kiện.

Ông Lê Hữu Phúc khẳng định nhu cầu hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn không ngừng được mở rộng và cơ hội kinh doanh mới sẽ xuất hiện khi cả hai nước đều bắt đầu phát triển những ngành kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo.

Trong bối cảnh cả hai nước đang nỗ lực đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là giảm phát thải ròng xuống bằng 0, Thương vụ sẽ nỗ lực tìm kiếm các cơ hội kết nối doanh nghiệp hai bên trong các lĩnh vực như phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo.

Đây cũng là xu thế tất yếu và còn nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác song phương trong tương lai./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng – Báo Lạng Sơn

Trong ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Từ hôm nay (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 20-30/11 và Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng. Quốc hội cũng sẽ tiến hành biểu...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định phát triển quan hệ với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 19/11, nhân dịp tham dự Đại hội Internet thế giới năm 2024 và thăm tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có cuộc hội...

Phó Thủ tướng: Chỉ bàn triển khai hiệu quả giải ngân đầu tư công, không bàn lùi – Báo Lạng Sơn

Từ tình hình giải ngân đầu tư công, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu chỉ bàn triển khai sao cho hiệu quả, không bàn lùi; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân, có chế tài xử lý nghiêm. Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình...

Tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Armenia – Báo Lạng Sơn

Tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng phát triển và củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Armenia. Chiều 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Quốc...

Phương pháp hiệu quả, cách thức xử lý triệt để tham nhũng, lãng phí – Báo Lạng Sơn

Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt được những bước tiến quan trọng, nhiều vụ án tham nhũng lớn được xử lý triệt để. Việc giải quyết tham nhũng, lãng phí là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì, chứ không thể chỉ dựa vào những giải pháp tức thời. Những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã chứng minh...

Cùng tác giả

Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng – Báo Lạng Sơn

Trong ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Từ hôm nay (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 20-30/11 và Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng. Quốc hội cũng sẽ tiến hành biểu...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định phát triển quan hệ với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 19/11, nhân dịp tham dự Đại hội Internet thế giới năm 2024 và thăm tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có cuộc hội...

Phó Thủ tướng: Chỉ bàn triển khai hiệu quả giải ngân đầu tư công, không bàn lùi – Báo Lạng Sơn

Từ tình hình giải ngân đầu tư công, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu chỉ bàn triển khai sao cho hiệu quả, không bàn lùi; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân, có chế tài xử lý nghiêm. Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình...

Tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Armenia – Báo Lạng Sơn

Tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng phát triển và củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Armenia. Chiều 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Quốc...

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Chỉ bàn triển khai hiệu quả giải ngân đầu tư công, không bàn lùi – Báo Lạng Sơn

Từ tình hình giải ngân đầu tư công, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu chỉ bàn triển khai sao cho hiệu quả, không bàn lùi; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân, có chế tài xử lý nghiêm. Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình...

Phương pháp hiệu quả, cách thức xử lý triệt để tham nhũng, lãng phí – Báo Lạng Sơn

Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt được những bước tiến quan trọng, nhiều vụ án tham nhũng lớn được xử lý triệt để. Việc giải quyết tham nhũng, lãng phí là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì, chứ không thể chỉ dựa vào những giải pháp tức thời. Những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã chứng minh...

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, cần lộ trình hợp lý – Báo Lạng Sơn

Theo chương trình dự kiến, tại đợt 2 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ cho ý kiến 13 dự luật, trong đó có dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại dự luật, Chính phủ đề xuất 2 phương án: giữ nguyên tỷ lệ thuế suất hiện hành 75% và cộng 2.000 đồng/bao cho phương án 1, cộng 5.000 đồng/bao cho phương án 2, sau đó tiếp tục tăng hằng năm,...

Hình mẫu cho hợp tác kinh tế và tình đoàn kết Việt Nam-Lào – Báo Lạng Sơn

Unitel được Chính phủ và Bộ quốc phòng hai nước ghi nhận là hình mẫu điển hình thành công về sự hợp tác tốt đẹp hai nước Lào-Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tối 19/11 tại thủ đô Viêng Chăn, Công ty Star Telecom (Unitel) liên doanh giữa Tập đoàn Viettel và Lao Asia Telecom của Bộ Quốc phòng Lào, đã long trọng kỷ niệm 15 năm triển khai hoạt động kinh doanh tại Lào với chủ đề...

Bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi thời điểm giao mùa – Báo Lạng Sơn

- Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, các hộ chăn nuôi tập trung tái đàn, việc vận chuyển, tiêu thụ động vật tăng mạnh..., những yếu tố đó khiến cho nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm rất cao, nhất là bệnh cúm gia cầm và bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Để bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, các đơn vị liên quan đang tập...

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu cho thấy trong 3 quý đầu năm nay, doanh số trung bình hằng...

Chủ động đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn

- Trong xu hướng phát triển, cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, các chủ thể OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh đã và đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội để đẩy mạnh tiêu thụ, phân phối sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đến người tiêu dùng.  Anh Dương Hữu Điện, thôn Bình Thượng, xã Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn chia...

Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD – Báo Lạng Sơn

Dự kiến trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023. Thông tin này được Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang chia sẻ tại buổi họp báo lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Vitas và hội nghị tổng kết năm 2024...

Tiềm năng xuất khẩu sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu – Báo Lạng Sơn

Khi tham gia chính ngạch, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường khó tính, đồng thời nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước về chính sách. Chiều 18/11, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu với chuyên đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu. Chia...

Gỡ khó cho các dự án BOT thua lỗ, giảm doanh thu – Báo Lạng Sơn

Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể những khó khăn, vướng mắc của dự án BOT giao thông trong cả nước và xây dựng giải pháp xử lý phù hợp. Mới đây, Bộ đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất