Powered by Techcity

Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh – Báo Lạng Sơn


Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường và thiết kế các công cụ không để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường và thiết kế các công cụ không để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập một số vấn đề mang tính quan điểm và một số nội dung cụ thể.

Về một số quan điểm, Thủ tướng cho rằng nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế. Do đó, cần có cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn, nguồn lực hợp pháp một cách tối đa và hiệu quả nhất cho phát triển; gồm nguồn lực Nhà nước, nguồn lực trong nhân dân, nguồn lực xã hội, nguồn phát hành trái phiếu, nguồn lực đi vay, nguồn lực hợp tác công tư…

Muốn vậy, các quy định của pháp luật phải để các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm biết rõ thế nào là đúng luật để làm, thế nào là không đúng luật để tránh, từ đó mới khuyến khích đổi mới sáng tạo. Đây là nội dung hết sức quan trọng để phát triển nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Điều này đòi hỏi phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách vận hành, dựa trên tổng kết thực tiễn, những gì được thì tiếp tục phát huy, những gì chưa được thì phải sửa, vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua. Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, phương thức, cách làm phải thay đổi và tổ chức cũng phải thay đổi phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Thủ tướng nhắc lại quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp. Và đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển.

Tuy nhiên, đổi mới, sáng tạo và hội nhập đều phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta trong bối cảnh quốc tế hiện nay; từ đó kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh ngoài nước. Quá trình đổi mới sáng tạo, huy động nguồn lực phải lấy nội lực là chính, mà nội lực ngoài con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử-văn hóa, thì cơ chế, chính sách cũng là nguồn lực.

Cơ chế, chính sách đúng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đất nước, với xu thế của thời đại thì sẽ nhân đôi, thậm chí nhân ba sức mạnh, giúp chuyển đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế, Thủ tướng khẳng định và dẫn chứng cơ chế khoán 10, khoán 100 đã giúp Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo ngay.

Đi vào một số vấn đề liên quan dự án luật, Thủ tướng cho biết qua mỗi giai đoạn lịch sử, chúng ta có các mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước khác nhau, theo yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn. Song mô hình đến nay vẫn chưa ổn định, bởi chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế đang phát triển. Việc định hình mô hình phù hợp, chúng ta đang trong quá trình làm, vừa làm vừa nghiên cứu, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội

Vừa qua, sau khi chúng ta thực hiện mô hình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì cũng có những cái được, những mặt tích cực, nhưng cũng có mặt chưa được, do đó phải tiếp tục suy nghĩ, tổng kết. Thủ tướng nêu quan điểm, hoạt động của doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, tôn trọng quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.

Thủ tướng nhắc lại quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp. Và đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhắc lại quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp. Và đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Can thiệp thế sẽ làm méo mó thị trường. Không phải cơ quan hành chính mà can thiệp là không đúng quy luật, không phù hợp tư duy và sự phát triển. Nên quản lý các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam”, Thủ tướng nêu quan điểm.

Về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng đề xuất quy định hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình, làm sao bảo tồn và phát triển được vốn nhà nước. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ định hướng và có công cụ kiểm tra, giám sát, không để thất thoát, lãng phí, chống tiêu cực. Song ông cũng lưu ý, quy định của pháp luật phải rõ để người làm có thể sáng tạo và không e sợ.

Vấn đề khác được Thủ tướng nhấn mạnh là cần đẩy mạnh phân cấp, quy định trong luật rõ ràng. Đầu tư công thì phải theo Luật Đầu tư công, còn với vốn của doanh nghiệp Nhà nước thì hội đồng quản trị phải quyết định việc đầu tư vào đâu, nếu quyết định sai thì phải chịu trách nhiệm, không phải xin các cấp hành chính.

Theo Thủ tướng, những yếu tố quan trọng làm nên thành công với bất kỳ công việc nào là thời gian, trí tuệ và quyết định kịp thời, đúng lúc. Dẫn quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí, trong đó có lãng phí thời gian, Thủ tướng khẳng định thời gian là tiền bạc, “loay hoay” xin thêm một cấp hành chính nữa sẽ làm lãng phí thời gian.

Thủ tướng đồng tình với cơ quan thẩm tra rằng khi đánh giá doanh nghiệp Nhà nước cần đánh giá tổng thể giá trị mang lại, dựa trên hiệu quả chung, không đánh giá từng việc một, tạo không gian khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dàm làm. Thủ tướng nêu ví dụ trong 10 việc được giao, có thể 2-3 việc họ làm chưa tốt, thua lỗ nhưng “tổng thể vẫn dương” là bảo toàn và phát triển vốn.

Thủ tướng cũng đề nghị dự thảo luật nên quy định rõ quản lý tới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (doanh nghiệp F1) hay tới doanh nghiệp F2, F3, F4… và tới người chịu trách nhiệm trực tiếp, còn lại để họ quản lý cấp dưới, tương tự như tinh thần Trung ương quản lý tỉnh, tỉnh quản lý huyện, huyện quản lý xã, Trung ương không làm thay tỉnh, tỉnh không thay huyện, huyện không làm thay xã, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Quản lý doanh nghiệp Nhà nước cũng cần theo cơ chế này, không can thiệp sâu vào các doanh nghiệp F3, F4.

Tóm gọn lại, Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường và thiết kế các công cụ không để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm. Các bộ ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng các công cụ như chương trình, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách, giám sát, kiểm tra, thi đua, khen thưởng, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.

“Làm sao khi ban hành Luật thì một số vướng mắc được tháo gỡ, một số vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng chưa có quy định được giải quyết, một số quy định lạc hậu so với thực tiễn cần bỏ đi, tinh thần là bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng lấy ví dụ có đối tác tài trợ nguồn vốn 300 triệu USD xây dựng đường dây tải điện, nhưng giao cho công ty mẹ thì không đủ vốn đối ứng, còn giao công ty con thì vướng quy định dù có đủ vốn để làm. Về thực tiễn tốt, Thủ tướng lấy ví dụ về nhiều dự án kéo dài (như Nhiệt điện Thái Bình 2 hay chuỗi dự án điện khí Lô B) khi mạnh dạn giao doanh nghiệp tự quyết thì giải quyết được.

Cho rằng quy định hiện hành rõ ràng đang có vướng mắc, nên doanh nghiệp nhà nước không đầu tư được nhiều, Thủ tướng đề nghị, những gì đã chín đã, rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì đưa vào luật, những gì còn đang biến động, chưa ổn định thì giao Chính phủ quy định, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Từ đó, phát huy được nguồn lực từ hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước tăng cường đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nếu quản lý theo tư duy cũ thì không phát triển được, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị, những gì đã chín đã, rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì đưa vào luật, những gì còn đang biến động, chưa ổn định thì giao Chính phủ quy định, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị, những gì đã chín đã, rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì đưa vào luật, những gì còn đang biến động, chưa ổn định thì giao Chính phủ quy định, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề xuất mở rộng phạm vi và đối tượng thử nghiệm có kiểm soát

Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng cho biết, hiện chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh với các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật. Trên thế giới, rất nhiều nước đang đặt vấn đề quản lý và thúc đẩy trí tuệ nhân tạo, vừa thúc đẩy phát triển vừa quản lý được. Do đó, việc ban hành luật mới là cần thiết vì chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn phát triển mới.

Thủ tướng cũng cho rằng, không nên băn khoăn về việc “luật vừa ban hành xong lại phải sửa”. Việc xây dựng, ban hành các quy định phụ thuộc vào thông tin có được, thực tiễn tình hình và tư duy, suy nghĩ ở một thời điểm nhất định, nhưng khi tình hình khác, quy định có vướng mắc, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì mạnh dạn sửa, đó cũng là điều tự nhiên, bình thường, Thủ tướng nêu quan điểm.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị muốn phát triển lĩnh vực nào thì phải có ưu đãi. Hiện chúng ta đang ưu tiên tăng trưởng, thì ngoài việc làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) thì phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, trong đó có lĩnh vực công nghệ số.

Nêu rõ tầm quan trọng của ngành chip bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, muốn đi trước đón đầu, phải đi bằng công nghệ mới này. Do đó, phải có ưu tiên về đất đai, thuế, phí, lệ phí, cung cấp điện, nước, hạ tầng và tài chính…

Trong đó, Thủ tướng nêu rõ, ưu đãi về tài chính là một cách thức thu hút nhà đầu tư, các tập đoàn lớn của thế giới mở rộng hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam, tạo cơ hội tiếp cận và chuyển giao công nghệ. Song song với ưu đãi tài chính, cần có những hỗ trợ phù hợp để tận dụng tốt ưu thế địa lý, đủ sức thuyết phục với các nhà đầu tư, tập đoàn lớn. Đồng thời, việc thu hút doanh nghiệp lớn phải tính toán kỹ lưỡng lợi ích quốc gia trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Phải lấy lợi ích tổng thể, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết chứ không chỉ tính toán lợi ích cụ thể.

Đối với cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm, nếu cứ giữ vòng an toàn của mình thì không gian sáng tạo sẽ hạn chế, trong khi “đổi mới để vươn cao, sáng tạo để bay xa”.

Thủ tướng cũng đề nghị luật chỉ quy định khung, nguyên tắc, còn lại giao cho Chính phủ, các bộ ngành, địa phương quy định, Quốc hội tăng cường công cụ giám sát, kiểm tra, đôn đốc và điều chỉnh nếu thấy chưa được, để vừa mở rộng không gian sáng tạo, vừa nâng cao hiệu quả quản lý - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng đề nghị luật chỉ quy định khung, nguyên tắc, còn lại giao cho Chính phủ, các bộ ngành, địa phương quy định, Quốc hội tăng cường công cụ giám sát, kiểm tra, đôn đốc và điều chỉnh nếu thấy chưa được, để vừa mở rộng không gian sáng tạo, vừa nâng cao hiệu quả quản lý – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng, nếu thử nghiệm không gian sáng tạo thì nên mở rộng phạm vi và đối tượng thử nghiệm thuộc ngành công nghệ số; còn nếu cần kiểm soát thì kiểm soát về thời gian mới là điều quan trọng và hiệu quả hơn kiểm soát phạm vi và đối tượng. Ví dụ, cho phép thử nghiệm một năm, nếu làm tốt, hiệu quả thì tiếp tục, mở rộng ra, còn nếu không tốt, không ổn thì hạn chế, dừng lại.

Thủ tướng cũng cho rằng, một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta trong ngành công nghệ số là nguồn nhân lực, trong khi dân số Việt Nam trẻ và người Việt Nam có tư duy toán học tốt. Do đó, phải có chính sách để khuyến khích các cơ sở giáo dục-đào tạo tăng cường đào tạo nhân lực cho bán dẫn, điện toán đám mây, Internet vạn vật…

Đồng thời, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo đang phát triển trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, tác động tới mọi người, mọi nhà và sẽ để lại khoảng cách lớn rất nhanh với những người yếu thế, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo… do đó phải có chính sách hỗ trợ với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, do tình hình đang biến đổi rất nhanh, Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị luật chỉ quy định khung, nguyên tắc, còn lại giao cho Chính phủ, các bộ ngành, địa phương quy định, Quốc hội tăng cường công cụ giám sát, kiểm tra, đôn đốc và điều chỉnh nếu thấy chưa được, để vừa mở rộng không gian sáng tạo, vừa nâng cao hiệu quả quản lý.

Với cả 2 dự án luật, Thủ tướng lưu ý cần quy định về điều khoản chuyển tiếp và về áp dụng pháp luật để không tạo khoảng trống pháp lý và xử lý được khi các luật có quy định khác nhau.





Nguồn: https://baolangson.vn/thu-tuong-co-che-chinh-sach-phu-hop-se-nhan-doi-nhan-ba-suc-manh-5029511.html

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GTVT – Báo Lạng Sơn

Chiều 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thắng. Theo Thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội, chiều 27/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Tờ...

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định – Báo Lạng...

Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung nhằm ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Cụ...

Độc đáo Hội quán Dục Thúy Sơn ở Ninh Bình

Tối 26/11, tại công viên Núi Thúy, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, diễn ra chương trình “Hội quán Dục Thúy Sơn”. Đây là điểm mới lạ của Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản", nhằm giới thiệu đến công chúng và du khách những "di sản" tinh thần vô giá tại Dục Thúy Sơn - Di tích quốc gia đặc biệt tại Ninh Bình. Công viên Núi Thúy được tạo...

Vun đắp tình hữu nghị, củng cố sự tin cậy giữa Việt Nam và Campuchia – Báo Lạng Sơn

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 đến 29/11/2024. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ bảy của Quốc vương Norodom Sihamoni kể từ khi đăng quang năm 2004. Chuyến thăm tiếp tục thể hiện tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và coi trọng của Quốc vương Norodom...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các...

Cùng tác giả

Các địa phương vùng cao chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng và xuất khẩu gỗ

Theo ông Lê Đức Thắng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, toàn huyện có trên 66.000ha diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ bản đã được giao cho người dân và chủ rừng. Để bảo vệ rừng, huyện Sơn Động giao trách nhiệm bảo vệ rừng cho người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cắm mốc ranh giới từng loại rừng, xử lý nghiêm vi phạm, duy trì hỗ trợ khoán...

Trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GTVT – Báo Lạng Sơn

Chiều 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thắng. Theo Thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội, chiều 27/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Tờ...

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định – Báo Lạng...

Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung nhằm ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Cụ...

Độc đáo Hội quán Dục Thúy Sơn ở Ninh Bình

Tối 26/11, tại công viên Núi Thúy, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, diễn ra chương trình “Hội quán Dục Thúy Sơn”. Đây là điểm mới lạ của Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản", nhằm giới thiệu đến công chúng và du khách những "di sản" tinh thần vô giá tại Dục Thúy Sơn - Di tích quốc gia đặc biệt tại Ninh Bình. Công viên Núi Thúy được tạo...

Vun đắp tình hữu nghị, củng cố sự tin cậy giữa Việt Nam và Campuchia – Báo Lạng Sơn

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 đến 29/11/2024. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ bảy của Quốc vương Norodom Sihamoni kể từ khi đăng quang năm 2004. Chuyến thăm tiếp tục thể hiện tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và coi trọng của Quốc vương Norodom...

Cùng chuyên mục

Các địa phương vùng cao chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng và xuất khẩu gỗ

Theo ông Lê Đức Thắng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, toàn huyện có trên 66.000ha diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ bản đã được giao cho người dân và chủ rừng. Để bảo vệ rừng, huyện Sơn Động giao trách nhiệm bảo vệ rừng cho người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cắm mốc ranh giới từng loại rừng, xử lý nghiêm vi phạm, duy trì hỗ trợ khoán...

Trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GTVT – Báo Lạng Sơn

Chiều 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thắng. Theo Thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội, chiều 27/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Tờ...

Vun đắp tình hữu nghị, củng cố sự tin cậy giữa Việt Nam và Campuchia – Báo Lạng Sơn

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 đến 29/11/2024. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ bảy của Quốc vương Norodom Sihamoni kể từ khi đăng quang năm 2004. Chuyến thăm tiếp tục thể hiện tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và coi trọng của Quốc vương Norodom...

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kỳ họp thứ 23 (kỳ chuyên đề) HĐND huyện Hữu Lũng: Xem xét, quyết nghị 5 nội dung thuộc thẩm quyền – Báo Lạng...

-  Sáng 27/11, HĐND huyện Hữu Lũng tổ chức kỳ hợp thứ 23 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe đại diện cơ quan chuyên môn của UBND huyện trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện về các nội dung: điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của HĐND huyện về thông qua...

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Báo Lạng...

- Sáng 27/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh tổ chức cuộc họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Đồng chí Hoàng Thị Kim Vân, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí: Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phùng Quang Hội, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản muốn đồng hành với Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới – Báo Lạng Sơn

Đại sứ Ito Naoki nhấn mạnh Nhật Bản mong muốn đồng hành và tích cực hỗ trợ Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới cũng như mong muốn cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện sâu rộng hơn nữa. Ngày 27/11, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ ngoại giao lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.” Nhân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất