Powered by Techcity

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về điều hành dự toán ngân sách nhà nước – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 85/CĐ-TTg về điều hành dự toán ngân sách nhà nước.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Công điện nêu rõ, trong 8 tháng đầu năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm, phối hợp chặt chẽ, chủ động điều hành linh hoạt, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục được duy trì ổn định và thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 8 tháng đầu năm ước đạt 78,5% dự toán trong điều kiện đã thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các khoản thu ngân sách khác; chi NSNN được điều hành chặt chẽ, tiết kiệm; cân đối NSNN được bảo đảm, bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Tuy nhiên, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp còn khó khăn, áp lực lạm phát còn lớn, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp. Thu NSNN về tổng thể đạt tiến độ khá và có tăng trưởng so với cùng kỳ, song vẫn còn một số khoản thu có tiến độ thu đạt thấp, nhất là thu tiền sử dụng đất. Tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển 8 tháng đầu năm mới đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ; còn 19 bộ, cơ quan trung ương và 31 địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn được giao năm 2024.

Bên cạnh đó, qua kết quả giám sát của Quốc hội, kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước và công tác quyết toán NSNN hằng năm cho thấy việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính ở một số nơi còn chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận, trốn thuế, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công sai chế độ quy định, thất thoát, lãng phí tại một số Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Trong các tháng tới đây, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động không thuận lợi đến nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ dự toán ngân sách năm 2024 theo Kết luận của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, để bảo đảm giữ vững cân đối NSNN các cấp trong mọi tình huống, tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên NSNN, tập trung nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ứng phó biến đổi khí hậu; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – NSNN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và cấp dưới trực thuộc tiếp tục nỗ lực, quyết liệt thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và NSNN đã đề ra, phấn đấu tăng thu, tăng cường tiết kiệm chi, chủ động cân đối NSNN trong những tháng còn lại của năm 2024; trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

Các Bộ, cơ quan, địa phương: tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội theo các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024, Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ và các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ; các Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2024, 14/CT-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2024, Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Tập trung thực hiện các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đã ban hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt khoảng 7%, vượt mục tiêu đã đề ra, tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Quyết liệt thực hiện công tác thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất: tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN, thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp quản lý thu, chống thất thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh theo quy định. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy định thuế đối với nhà, đất; mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế, khai thác các nguồn thu còn dư địa, mở rộng cơ sở thu mới.

Đẩy mạnh và hiệu quả hơn nữa chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thu, nhất là thu các giao dịch thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài, triển khai cổng dữ liệu thông tin về sàn thương mại điện tử và mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là dịch vụ ăn uống…

Trên cơ sở đó, phấn đấu thu NSNN năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao, thu NSNN năm 2025 cao hơn khoảng 5% so với ước thực hiện năm 2024 để đảm bảo nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán, tăng chi tạo nguồn cải cách tiền lương và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Tăng cường phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, chuyển nhượng bất động sản. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định về quản lý giá, thuế, phí, ổn định giá nguyên vật liệu, mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tổ chức điều hành chi NSNN chủ động, tiết kiệm chi NSNN, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN: triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm, tiết kiệm 5% dự toán chi thường xuyên được giao theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ. Đối với năm 2025, ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp rà soát, cơ cấu, sắp xếp các nhiệm vụ chi, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm của dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (sau khi loại trừ các khoản chi tương tự như năm 2024 đã được quy định tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ) để dành nguồn giảm bội chi NSNN hoặc cho các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội của từng Bộ, cơ quan, địa phương hoặc bổ sung cho chi đầu tư phát triển.

Thực hiện chi ngân sách theo đúng chế độ quy định, trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương, các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; cắt giảm dự toán chi thường xuyên đã giao cho các bộ, cơ quan trung ương nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép) theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia; kịp thời điều chuyển vốn từ các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định. Phấn đấu giải ngân trên 95% số kế hoạch vốn năm 2024 được giao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công, xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng đúng quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; không để lãng phí thất thoát tài sản công.

Khẩn trương thực hiện các quy định tại Nghị quyết số 104/2023/QH15, Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội, rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp trước ngày 31 tháng 12 năm 2024. Trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bãi bỏ cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù, các Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm đảm bảo duy trì hoạt động của cơ quan, đơn vị theo chế độ chung do Nhà nước quy định.

Các địa phương thực hiện chi NSNN theo dự toán được giao và khả năng thu theo phân cấp; chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ, kết dư ngân sách và các nguồn lực hợp pháp của địa phương để xử lý các nhiệm vụ chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi đột xuất, cấp bách phát sinh theo quy định. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong nước, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài.

Trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương không đạt dự toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phương án báo cáo Hội đồng nhân dân giải pháp xử lý để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương như sau: (i) chủ động giữ lại 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương; (ii) cân đối các nguồn lực tại chỗ để chủ động bù đắp số giảm thu ngân sách địa phương (quỹ dự trữ tài chính, kết dư ngân sách,…). Sau khi sử dụng các nguồn lực của địa phương mà vẫn không đảm bảo bù đắp số giảm thu, thì phải rà soát, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi, trong đó cần chủ động cơ cấu lại chi đầu tư phát triển, nhất là trường hợp nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết biến động lớn.

Trong quá trình điều hành ngân sách, trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách các cấp, phải kịp thời báo cáo cấp trên để xem xét, xử lý theo quy định tại Điều 58 của Luật Ngân sách nhà nước và khoản 1, Điều 36 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: tiếp tục điều hành chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát bội chi NSNN, nợ công trong phạm vi cho phép.

Quyết liệt hơn nữa triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ. Điều hành ngân sách đảm bảo nguồn dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, trả lương, chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách phát sinh.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện và trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 9 năm 2024 về dự thảo Nghị định quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng làm cơ sở trình cấp thẩm quyền thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên còn lại năm 2024.

Tổng hợp số cắt giảm, tiết kiệm 5% dự toán chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để báo cáo Chính phủ, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định pháp luật về đầu tư công nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế; đôn đốc, kịp thời hướng dẫn xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; khẩn trương trình cấp thẩm quyền việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2024 giữa các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức thực hiện hiệu quả Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.





Nguồn: https://baolangson.vn/thu-tuong-chinh-phu-chi-dao-ve-dieu-hanh-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-5020309.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dominicana – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19 đến 21/11/2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ số vào quản lý tín dụng chính sách – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, từ tháng 10/2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Mai Pha,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường...

Cùng tác giả

Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu sốDù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng đến nay diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu sản xuất trong nước còn rất hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu. Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cục Quản lý Y, Dược...

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Đoàn Công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 22/11, tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn làm việc với LĐLĐ tỉnh.  Nội dung chương trình làm việc tập trung vào tình hình cán bộ, ĐVNLĐ trên địa bàn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề...

Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân...

- Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Dự chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về một số dự thảo luật liên quan đến thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động giám...

- Ngày 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp toàn thể ở hội trường và thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;...

Cùng chuyên mục

Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu sốDù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng đến nay diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu sản xuất trong nước còn rất hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu. Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cục Quản lý Y, Dược...

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Đoàn Công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 22/11, tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn làm việc với LĐLĐ tỉnh.  Nội dung chương trình làm việc tập trung vào tình hình cán bộ, ĐVNLĐ trên địa bàn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về một số dự thảo luật liên quan đến thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động giám...

- Ngày 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp toàn thể ở hội trường và thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23-11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng gặp Samdech Men Sam An, người bạn gần gũi của nhân dân Việt...

Quản lý tài sản số cần chặt chẽ, chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường – Báo Lạng Sơn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, sáng 23-11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 chương với 73 điều. Theo đó, dự thảo luật khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư của xã hội kết hợp với nguồn lực đầu tư nhà nước để xây dựng, phát triển các hạ tầng công...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia – Báo Lạng Sơn

Trong hai ngày 22 và 23-11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận và đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương...

Nhân lên tình cảm hữu nghị, hiện thực hóa khát vọng phát triển hùng cường – Báo Lạng Sơn

Tạm biệt Rio de Janeiro tươi đẹp, đem theo tình cảm nồng ấm cùng với thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 và chuyến công tác Brazil, sau 6 giờ bay, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là sự kiện đặc biệt...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu về chính sách đối ngoại tại Trường Đại học Quốc gia Malaya – Báo Lạng Sơn

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya (Malaysia). Phát biểu chào...

Việt Nam, Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc – Báo Lạng Sơn

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 (VINBAX 2024) lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại trụ sở Lữ đoàn Công binh 474, Chandi Mandir, bang Haryana, Ấn Độ. Lễ bế mạc cuộc diễn tập vốn bắt đầu từ ngày 4/11, đã diễn ra trọng thể tại đập Kaushalya, bang Haryana vào ngày 22/11. Tham dự lễ bế mạc về phía Việt Nam có ông Nguyễn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất