Powered by Techcity

Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển – Báo Lạng Sơn điện tử


Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn còn “ điểm nghẽn” cần tiếp tục được tháo gỡ; đặc biệt cần thêm trợ lực từ cơ chế, chính sách để thị trường BĐS phục hồi và phát triển.

Toàn cảnh Hội thảo: Tháo gỡ
Toàn cảnh Hội thảo: Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển- Ảnh:VGP/ Toàn Thắng

Đây là nhận định của nhiều chuyên gia lĩnh vực pháp lý, BĐS tại Hội thảo: Tháo gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy thị trường BĐS phát triển do Báo Lao động tổ chức ngày 5/7.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Đức Thành, Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động cho biết, thị trường bất động sản (BĐS) có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, không chỉ tác động trực tiếp và sâu rộng đến đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến nay, thị trường BĐS trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Những vướng mắc pháp lý, khó khăn trong tiếp cận tín dụng và các thủ tục liên quan đến giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, chúng ta cần có biện pháp kịp thời và hiệu quả để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội.

Nhận diện rõ những ‘điểm nghẽn’ của thị trường bất động sản

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, giai đoạn vừa qua BĐS có sự trầm lắng. Thời gian tới, khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực sẽ giúp tháo gỡ nhiều nút thắt cho thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, ông Điệp cho rằng, thị trường BĐS vẫn tồn tại nhiều “điểm nghẽn”, trong đó lớn nhất hiện nay là các cơ chế chính sách chưa đồng bộ dẫn đến thực trạng cung không đủ cầu.

Các dự án không được phê duyệt, trong khi nhu cầu về nhà ở rất lớn. Hệ quả làm cho giá nhà tăng cao, nhà giá rẻ khan hiếm, khiến cho người có thu nhập thấp khó chạm tới giấc mơ an cư.

Ngoài ra, các thủ tục pháp lý phức tạp, kéo dài. Hiện nay, để làm một dự án BĐS các thủ tục chuẩn bị có thể kéo dài 3 năm, 5 năm, thậm chí có những dự án đến 15 năm. Ách tắc pháp lý là rào cản rất lớn kìm hãm đà tăng của BĐS.

Trong bối cảnh người dân đang “khát” nhà ở giá rẻ nhưng vẫn còn nhiều dự án căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở gây lãng phí lớn. Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế làm nhà tái định cư, nhiều khu tái định cư được xây dựng ở những khu vực xa trung tâm, thiếu tiện ích và dịch vụ công cộng, đặc biệt là công ăn việc làm làm cho người đến tái định cư.

Điều này làm giảm sức hấp dẫn và gây khó khăn cho người dân trong việc di chuyển và sinh hoạt. Một số dự án tái định cư gặp vấn đề về chất lượng xây dựng như vật liệu kém chất lượng, thiết kế không hợp lý và thi công không đạt chuẩn. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn của cư dân mà còn làm giảm giá trị của các căn hộ, khiến người dân không muốn chuyển đến.

Ông Điệp khẳng định, BĐS của Việt Nam đang trong giai đoạn vàng phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế cũng phụ thuộc vào tốc độ phát triển của thị trường BĐS. Nếu BĐS phát triển, có thể kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành nghề.

Ví dụ như chứng khoán, trái phiếu, tài chính, ngân hàng, sắt, thép, xi măng, nội, ngoại thất, đồ điện gia dụng, kể cả dịch vụ ăn theo. Quan trọng hơn, BĐS phát triển, mới thu hút được các nguồn lực lớn, đặc biệt là ngoại lực.

Hiện nay, mặc dù nguồn vốn FDI rất lớn nhưng cũng chỉ ngang bằng với nguồn vốn của kiều hối. Nếu không tận dụng nguồn lực của BĐS sẽ gây lãng phí lớn.

Luật sư Phạm Thanh Tuấn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chuyên gia pháp lý BĐS kiến nghị giải pháp khắc phục sự không đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với phương án sắp xếp nhà đất, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa- Ảnh:VGP/ Toàn Thắng
Luật sư Phạm Thanh Tuấn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chuyên gia pháp lý BĐS kiến nghị giải pháp khắc phục sự không đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với phương án sắp xếp nhà đất, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa- Ảnh:VGP/ Toàn Thắng

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Luật sư Phạm Thanh Tuấn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chuyên gia pháp lý BĐS cho rằng, còn có sự không đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với phương án sắp xếp nhà đất, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa; hai là, dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”; ba là, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị chi tiết 1/500 còn nhiều vướng mắc.

Thêm nhiều trợ lực về cơ chế, chính sách để thị trường bất động sản phát triển

Từ thực tế này, Luật sư Phạm Thanh Tuấn đề xuất các giải pháp tháo gỡ những “điểm nghẽn” về sự thiếu đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với phương án sắp xếp nhà đất, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Theo đó, đề xuất Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi nội dung điểm (m) khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội theo hướng việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; không phát sinh các điều kiện tuân thủ quy định sử dụng đất theo đúng phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.

Đoàn Chủ tọa điều hành Hội thảo - Ảnh:VGP/ Toàn Thắng
Đoàn Chủ tọa điều hành Hội thảo – Ảnh:VGP/ Toàn Thắng

Bổ sung quy định về điều khoản chuyển tiếp tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định số 140/2020/NĐ-CP theo hướng: các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa, bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp hiện nay không còn vốn của Nhà nước, nhưng chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất thì UBND tỉnh có trách nhiệm rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa.

Quy định này nhằm tháo gỡ cho rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất.

Luật sư Phạm Thanh Tuấn kiến nghị, khi ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ cần hướng dẫn rõ trong trường hợp doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của các địa phương nhưng không phù hợp với phương án phương án sắp xếp nhà đất, phương án sử dụng đất đã được phê duyệt thì sẽ xử lý thế nào.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, để thị trường BĐS phát triển cần các cơ chế chính sách đồng bộ và tạo nguồn lực, lợi ích cho doanh nghiệp, người dân, như nhà thương mại, mặc dù giá cao nhưng nếu như tạo được động lực, phân khúc này phát triển tốt. Vậy nên, việc tháo gỡ các cơ chế chính sách là quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó phải tạo được nguồn lực cho thị trường BĐS phát triển.

Theo ông Điệp, trong bối cảnh đô thị hóa cao điểm như hiện nay, để thị trường BĐS phát triển, các bộ, ngành và các địa phương phải tập trung giải quyết, tháo gỡ ngay những “điểm nghẽn” đang còn tồn tại.

Cơ chế, chính sách phải làm thông thoáng ở tất cả các khâu, chẳng hạn thủ tục pháp lý phải nhanh, để bàn giao chủ cho đầu tư hoặc các thủ tục pháp lý để cấp sổ đỏ. Công tác định giá, đấu giá cũng cần nhanh chóng để hạ thấp giá thành và nguồn cung hàng hóa dồi dào hơn tạo được sự cân đối cung cầu.

Đồng thời, cần tạo nguồn lực cho BĐS thương mại phát triển. Nhà thương mại là xu thế chung của thời đại, đòi hỏi thông minh, nhiều tiện ích. Hiện nay, giá nhà ở thương mại ở Việt Nam so với thế giới thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức giá này cao hơn so với thu nhập của người dân. Để phân khúc này phát triển, nên vận hành theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần đảm bảo các quyền lợi của những người làm công ăn lương, những người không tiếp cận được với nhà ở thương mại. Đảng, Nhà nước và các bộ, các ngành, các địa phương cần có những chính sách thiết thực, giảm bớt những điều kiện, thủ tục pháp lý phức tạp, nới lỏng điều kiện tiếp tận nhà ở xã hội để người dân có nhà.

Ngoài ra, cần phải có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vào mục đích xây nhà ở xã hội một cách rõ ràng và mang tính pháp lệnh, không nên đưa ra quy định chung chung. Chỉ tiêu pháp lệnh buộc các chính quyền địa phương phải thi hành và phải dành 20% quỹ đất cho nhà xã hội, đây là một yếu tố quan trọng.

Bên cạnh đó, phải dành những khu đất có đầy đủ những điều kiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tốt để dành cho nhà xã hội, bảo đảm an sinh cho người dân.

Còn đối với các dự án tái định cư không có người đến ở thì có thể nghiên cứu chuyển sang nhà xã hội để tránh lãng phí, giúp tận dụng nguồn lực. Có thể áp dụng nhiều cơ chế khác nhau như đặt hàng doanh nghiệp làm nhà ở xã hội.

Vì vậy, ông Điệp đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay ngân hàng, hiện đại bộ phận các doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cảnh rất là khó khăn.

Thực tế, 70-80 % doanh nghiệp bất động sản đang phải “đứng im” vì không đủ điều kiện tiếp cận với ngân hàng để tiếp tục triển khai dự án. Bởi vậy, để tháo gỡ một cách kịp thời, Chính phủ cần có quỹ bảo lãnh tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có tài sản lớn dừng hoạt động do khách quan, không đủ điều kiện vay ngân hàng.

Tại Hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, BĐS cũng đã phân tích, nhìn nhận rõ thực trạng của thị trường. Đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức trong phát triển thị trường BĐS hiện nay nhất là trước thời điểm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành.

Dựa trên những phân tích, nhận định, đánh giá, dự báo, các chuyên gia cũng nhận diện những “điểm sáng” của thị trường BĐS, từ đó giúp các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân có được sự chuẩn bị tốt nhất trước đà phục hồi, phát triển của thị trường BĐS trong nửa cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.





Nguồn: https://baolangson.vn/thao-go-diem-nghen-thuc-day-thi-truong-bat-dong-san-phat-trien-5013888.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Guinea-Bissau, Madagascar và Ghana – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Lâu đài Villers-Cotterêts, Pháp, chiều 4/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp xúc ngắn với Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló, Tổng thống Madagascar Andry Nirina Rajoelina và Tổng thống Ghana Nana Addo Dankwa Akuffo-Addo. * Tại cuộc gặp với Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissco Embaló, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm một lần nữa khẳng định chuyến...

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ bàn làm, không bàn lùi Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì...

Mạng 5G đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Chuyển đổi số không chỉ mang đến những mô hình kinh doanh mới mà còn mở ra không gian phát triển mới cho Việt Nam, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Động lực phát triển kinh tế số Chia sẻ tại hội thảo Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho...

Tỉnh Đồng Nai hỗ trợ Lạng Sơn 4 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Sáng 5/10, tại trụ sở Tỉnh ủy Lạng Sơn, đoàn công tác của tỉnh Đồng Nai do đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai làm trưởng đoàn đã trao tặng 4 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra. Về phía tỉnh Lạng Sơn, tiếp đoàn có các đồng chí: Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

VEC khẳng định vai trò nòng cốt trong đầu tư, vận hành đường bộ cao tốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam-VEC (6/10/2004-6/10/2024), ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, VEC đã và đang khẳng định mô hình, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động đầu tư, quản lý khai thác vận hành đường bộ cao tốc. VEC cũng...

Cùng chuyên mục

Mạng 5G đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Chuyển đổi số không chỉ mang đến những mô hình kinh doanh mới mà còn mở ra không gian phát triển mới cho Việt Nam, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Động lực phát triển kinh tế số Chia sẻ tại hội thảo Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho...

VEC khẳng định vai trò nòng cốt trong đầu tư, vận hành đường bộ cao tốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam-VEC (6/10/2004-6/10/2024), ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, VEC đã và đang khẳng định mô hình, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động đầu tư, quản lý khai thác vận hành đường bộ cao tốc. VEC cũng...

Xuất khẩu gạo kỳ vọng vượt mục tiêu 5 tỷ USD – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, cuối tháng 9 vừa qua, Ấn Độ đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường (phi basmati), kèm theo điều kiện giá sàn xuất khẩu là 490 USD/tấn. Quyết định này sẽ có tác động lên thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng thời gian tới. Trước đó, ngày 20/7/2023, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã...

Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Chiều 4/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Dự chương trình có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh... và đại diện trên 150 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và doanh nghiệp có từ 30 lao động trở lên chưa có tổ chức...

Lãnh đạo huyện Chi Lăng gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

-Chiều nay, 4/10, UBND huyện Chi Lăng tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) năm 2024 và kỷ niệm 20 năm ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024). Dự hội nghị có đại diện một số sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, lãnh đạo huyện Chi Lăng cùng một số cơ quan, đơn vị và đại diện 120 DN, HTX, HKD...

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

- Ngày 4/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” Dự chương trình có lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; Câu lạc bộ Doanh nhân nữ tỉnh và hơn 50 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn các huyện, thành phố. Thực hiện Kế hoạch số 226/KH-BTV, ngày 7/3/2024 của Ban Thường...

Phát hiện, xử lý hơn 4.700 vụ buôn lậu và gian lận thương mại trong quý 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Cơ quan Hải quan cho biết các hoạt động buôn lậu đang diễn ra rất phức tạp trên cả tuyến biên giới đường bộ Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia, vùng biển Đông Bắc và tuyến biên giới Việt Nam-Lào. Ngày 4/10, Tổng cục Hải quan cho biết tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tháng 9/2024 và quý 3 diễn biến phức tạp với nhiều vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình...

9 tháng, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 25 tỷ USD – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng tiếp tục tăng so cùng kỳ, lần lượt là 8,9% và 11,6%, trong đó giá trị đầu tư mới và quy mô vốn điều chỉnh đều tăng. Ngày 4/10, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn...

Giá vàng ngày 4/10: Vàng nhẫn các thương hiệu trong nước tiếp tục tăng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Giá vàng thế giới hôm nay (4/10) giảm nhẹ, giao dịch ở mức 2.661 USD khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, việc đưa lạm phát lùi về mức mục tiêu 2% có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Trong nước, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng trở lại, vượt 83 triệu đồng/lượng; vàng miếng SJC duy trì mức 84 triệu đồng/lượng. Tại thời điểm 9 giờ ngày 4/10, giá vàng miếng DOJI tại Hà...

Đưa hoạt động xây dựng đi vào nền nếp – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Từ năm 2022 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm quy định về quản lý trật tự xây dựng (QLTTXD). Nhờ đó, số trường hợp vi phạm đã giảm mạnh trong những năm gần đây, hoạt động xây dựng ngày càng đi vào khuôn khổ. Trong giai đoạn trước năm 2022, tình trạng vi phạm quy định về QLTTXD trên địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất