Powered by Techcity

Thạch ống nứa – Món ngon mang hương vị núi rừng xứ Lạng

Thạch đen là một sản phẩm nối tiếng của Lạng Sơn. Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm thạch ống nứa. Đây là một món ngon, độc đáo, mang hương vị rất riêng của núi rừng xứ Lạng.

Để tìm hiểu về thạch ống nứa, chúng tôi có dịp đến thăm cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng. Trong lúc đang tỉ mỉ lựa chọn, cắt thân cây nứa thành từng ống nhỏ, chị Chu Thị Hạnh, chủ cơ sở cho biết: Gia đình tôi đã kinh doanh sản phẩm thạch đen từ năm 2009. Đến năm 2020, Thạch Chu Hạnh là sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao cấp tỉnh; tháng 11/2022, cơ sở của tôi đã cho ra mắt sản phẩm thạch ống nứa và được đông đảo khách hàng đón nhận. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, cơ sở bán ra thị trường khoảng 500 ống, với 21 đại lý phân phối từ Nam ra Bắc.

Thạch ống nứa được làm từ những nguyên liệu dân dã, bình dị như cây thạch đen, ống nứa, bột năng và đường. Để làm được những chiếc thạch ống nứa thơm ngon, đầu tiên phải chọn được loại cây nứa có độ già khoảng 1 năm tuổi, vỏ xanh bóng, không bị sâu bệnh. Sau khi chọn được cây nứa phù hợp, người làm sẽ tiến hành cắt thân cây nứa thành từng ống nhỏ, có độ dài khoảng 20 cm. Tiếp đó, ống nứa được mang đi rửa sạch và đun sôi với nước đến khi ống nứa ngả màu vàng. Việc ống nứa được đun sôi sẽ giúp khử trùng, làm ống nứa dai, mềm hơn, tránh nứt vỡ.

Công đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm thạch ống nứa chính là bước sơ chế cây thạch đen. Để sản phẩm cho chất lượng thơm ngon nhất, người chế biến cần chọn được loại thạch đen trồng trên nương. Sau đó, cây thạch sẽ được mang đi rửa sạch và cho vào máy nghiền nhỏ để giúp cây dễ nhừ hơn trong quá trình đun nấu. Để loại bỏ hết các tạp chất và cho ra nước cốt sạch trong, người làm sẽ tiến hành đun thô và lọc nhiều lần trước khi đun nước cốt thạch. Thông thường, công đoạn này sẽ mất từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ.

Sau khi đã hoàn thành các bước sơ chế, người chế biến sẽ đun nước cốt thạch đen thêm 7 tiếng đồng hồ. Trong quá trình đun, người làm sẽ tiến hành cho bột năng để tạo chất kết dính cho thạch và cho thêm đường để tăng hương vị cho sản phẩm.  Để các nguyên liệu hòa quyện với nhau và giúp thạch không bị vón cục, người làm đảo đều tay liên tục. Sau khi đun hỗn hợp nước cốt thạch, người chế biến sẽ cho hỗn hợp nước cốt thạch vào từng ống nứa và đợi đến khi thạch nguội, đông lại là có thể sử dụng được.

Ưu điểm của sản phẩm thạch ống nứa so với thạch hộp thông thường không chỉ dừng lại ở việc tiện lợi trong sử dụng, nguyên liệu thuần tự nhiên, thân thiện với môi trường mà còn ở thời gian bảo quản. Theo đó, khi thạch được vào ống nứa sẽ dễ dàng hơn trong quá trình hút chân không, hạn chế sản phẩm tiếp xúc với không khí, từ đó hạn chế nấm mốc và giúp thời gian bảo quản của sản phẩm dài hơn. Ở nhiệt độ thường, thạch ống nứa có thể để được từ 3 đến 4 ngày. Nếu bảo quản trong nhiệt độ lạnh, thời gian bảo quản của sản phẩm có thể lên đến 1 tuần. Nhờ đó, thạch ống nứa đã đáp ứng được yêu cầu về vận chuyển, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh thành khác.

Chị Hoàng Thanh Hằng, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội cho biết: Tôi đã có cơ hội được nếm thử thạch ống nứa của cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh tại điểm trưng bày – kết nối – hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thành phố Hà Nội. Tôi rất ấn tượng với hương vị mát lành, ngọt thanh của sản phẩm, đặc biệt là sự tiện lợi trong quá trình thưởng thức. Hơn nữa, sản phẩm còn được làm từ các nguyên liệu tự nhiên khiến tôi rất an tâm khi dùng.

Chị Chu Thị Hạnh, chủ cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng thực hiện công đoạn hút chân không cho sản phẩm thạch ống nứa

Hiện nay, sản phẩm thạch ống nứa của cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh đã được phân phối đến 21 đại lý từ Bắc vào Nam. Nếu muốn thưởng thức sản phẩm độc đáo này, thực khách có thể tìm mua tại các điểm trưng bày – kết nối – hỗ trợ tiêu thụ nông sản, cửa hàng OCOP… tại một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quy Nhơn (Bình Định)…

Bà Lô Thị Kim Oanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Lãng cho biết: Sản phẩm thạch ống nứa của cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thạch đen của địa phương. Ngoài ra, việc tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có như cây nứa, cơ sở đã góp phần tạo ra thu nhập cho người dân. Mặc dù chỉ mới được đưa ra thị trường từ tháng 11/2022 nhưng với nhiều ưu điểm vượt trội, thạch ống nứa đã được đông đảo khách hàng yêu thích và trở thành một sản phẩm tiềm năng của địa phương.

Với sự độc đáo, mới lạ và hương vị thơm ngon, thạch ống nứa đã góp phần nâng giá trị sản phẩm thạch đen của Lạng Sơn. Tin tưởng rằng, với nỗ lực của cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh trong việc cải tiến, nâng cấp sản phẩm theo hướng bền vùng từ việc sử dụng những nguyên liệu thuần tự nhiên, sản phẩm thạch ống nứa sẽ còn tiếp tục nhận được sự yêu thích của khách hàng và góp phần đưa nền ẩm thực xứ Lạng vươn xa hơn nữa.

KIM CHI – KIM HUYÊN

Cùng chủ đề

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025 – Báo...

- Chiều 21/1, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Quang Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh. Năm 2024, Văn phòng đã thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả chương trình công tác; chất lượng tham mưu, giúp việc, phục vụ ngày càng được...

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp xã giao Đoàn Đại biểu Chính phủ nhân dân Thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc –...

- Ngày 21/1, đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp xã giao Đoàn Đại biểu Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Vũ Hiểu Huy, Bí thư Thị uỷ thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc làm trưởng đoàn. Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi về việc khôi phục chức năng vận chuyển hành khách...

Hữu Lũng: Tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 và Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại năm 2024 –...

- Chiều 21/1, Huyện ủy Hữu Lũng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo 35, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo báo cáo tại hội nghị, trong năm 2024, Ban Chỉ đạo 35 huyện đã bám sát sự chỉ đạo, định hướng của Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra; chủ động, sát...

Các sở, ngành, huyện, thành phố nhanh chóng ban hành kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 –...

- Ngày 21/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các CTMTQG tỉnh chủ trì hội nghị. Năm 2024, việc triển khai 3 CTMTQG trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Nổi...

Thành uỷ Lạng Sơn tổng kết công tác năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 21/1, Thành uỷ Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban xây dựng đảng tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành uỷ đã đoàn kết, thống nhất, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo,...

Cùng tác giả

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Cùng chuyên mục

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ...

Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Lạng Sơn

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1. Về vị tri địa lý, địa hình, đất đai Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất là huyện Đình Lập 1.189,56 km2. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái...

Khái quát Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử

Thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập - Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt. 1. Lạng Sơn các thế kỷ đầu độc lập (thế kỷ IX - thế kỷ XIV): Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, rồi Lạng Giang, Lạng Sơn là một vùng đất quan trọng của nước Đại Cồ Việt và Đại Việt, nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước. Trong ba lần đánh...

Lễ hội Ná Nhèm

Lễ hội là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn của người Tày xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn. Trong lễ hội các thành viên bôi nhọ lên mặt thể hiện khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn” khi còn sống. Đó cũng là quan niệm của đồng bào về linh hồn, thế giới tâm linh. Người tham dự...

Thác Đăng Mò – bức tranh thơ mộng giữa núi rừng Xứ Lạng

Thác Đăng Mò là kiệt tác thiên nhiên Xứ Lạng, mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình. Ngọn thác quanh năm đổ giữa núi rừng này chính là món quà quý giá mà tạo hóa dành riêng cho vùng rẻo cao Đông Bắc xa xôi. Thác Đăng Mò còn được gọi với cái tên khác là thác Mũi Bò là nơi tiếp giáp của 3 xã vùng cao Mông Ân, xã Thiện Thuật và xã Hoàng Văn Thụ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất