Powered by Techcity

Tạo tiền đề để đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới – Báo Lạng Sơn


Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và hôm qua diễn ra phiên bế mạc.

Quang cảnh phiên làm việc chiều 30/11 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. ẢNH: DUY LINH
Quang cảnh phiên làm việc chiều 30/11 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. ẢNH: DUY LINH

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Với tinh thần đổi mới trong xây dựng pháp luật; đổi mới trong công tác phối hợp giữa Ðảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Ðảng Chính phủ; Quốc hội kịp thời đưa ra những quyết sách quan trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua 18 luật với tỷ lệ tán thành cao, trong đó có các luật, nghị quyết được doanh nghiệp và cử tri, nhân dân rất quan tâm. Bên cạnh đó, Quốc hội thông qua 21 nghị quyết, trong đó, có 4 nghị quyết quy phạm pháp luật; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều tờ trình, đề án giải quyết tình hình cấp bách quốc kế dân sinh. Công tác nhân sự cũng được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội.

Ngay phiên khai mạc kỳ họp này, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, định hướng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Quốc hội; trong đó nêu rõ, trực diện những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Quốc hội cần sớm khắc phục. Những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, bỏ lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Quốc hội, mỗi đại biểu Quốc hội trong những ngày qua nhận thức rất rõ: Ðây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và Chính phủ.

“Mệnh lệnh” của sự nghiệp phát triển đất nước những năm tới đặt ra yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Theo đó, khẩn trương đưa chủ trương của Ðảng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách của đất nước. Khẩn trương tháo gỡ, khơi thông 3 điểm nghẽn lớn nhất là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế được xác định là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Yêu cầu quan trọng nữa là cần thực hiện thật tốt các nhiệm vụ trọng tâm đưa các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội đi vào thực tiễn cuộc sống.

Trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phân tích, chỉ rõ những khó khăn, thách thức, những bất cập của nền kinh tế và đề xuất nhiều giải pháp. Sắp tới, Chính phủ, các bộ, ngành cần đề cao trách nhiệm, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để bắt tay hành động, thực hiện ngay những cam kết trước Quốc hội, trước cử tri và nhân dân cả nước. Việc bám sát tình hình thực tiễn, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, có các giải pháp hiệu quả góp phần triển khai và đạt mục tiêu hoàn thành cao nhất Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra.

Phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, công tác xây dựng pháp luật phải gắn với tổ chức thi hành pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí. Thông điệp của lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các cấp, các ngành, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, các Ðoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội tập trung quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong lập pháp và nhiệm vụ tổ chức thi hành pháp luật hiệu lực, hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân.

Nhiệm vụ nữa là khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết, thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi; khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, xu hướng mới, tạo đột phá phát triển trong thời gian trước mắt và lâu dài.

Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách hiện nay và sắp tới được xã hội rất quan tâm là công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Ngay trong kỳ họp này, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, thực hiện trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chú trọng cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ.

Trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần chú trọng hàng đầu công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ, tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, đề cao sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Bước sang năm 2025 mang ý nghĩa là năm “bứt tốc”, Quốc hội đã và đang đồng hành cùng với Chính phủ, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XIII, chuẩn bị tốt nhất cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Phát huy những kết quả tốt đẹp của Kỳ họp thứ 8, nhiệm vụ trước mắt cần được quan tâm là xây dựng và triển khai kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV; dự kiến cơ cấu, thành phần, nhân sự cho nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XVI; chỉ đạo triển khai tốt công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 đang được cử tri và nhân dân trông đợi, kỳ vọng có những bước chuyển động đổi mới hơn nữa.





Nguồn: https://baolangson.vn/tao-tien-de-de-dat-nuoc-phat-trien-trong-ky-nguyen-moi-5030281.html

Cùng chủ đề

Podcast: Bản tin Dòng chảy kinh tế số 22 – Báo Lạng Sơn

1 178 Dòng chảy kinh tế /dong-chay-kinh-te 5030267 208 ...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung liên quan đến giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại, tố cáo và...

- Chiều 29/11, Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Đoàn Thị Loan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Trong chương trình, đại biểu đã nghe các đơn vị báo cáo các nội dung được giao tham mưu trình tại kỳ...

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai cuối năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Bên cạnh những kết quả tích cực thì tình hình thu ngân sách vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đã ảnh hưởng đến kết quả thu chung của toàn ngành, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu từ đầu năm 2024, tình hình kinh tế...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan có hiệu lực từ 1/12/2024 – Báo Lạng Sơn

Theo quy định mới, tuổi nghỉ hưu của cấp Úy là 50 tuổi, Thiếu tá 52 tuổi, Trung tá 54 tuổi, Thượng tá 56 tuổi, Đại tá 58 tuổi và cấp Tướng 60 tuổi. Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với số phiếu tham gia biểu quyết tán thành cao, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, có hiệu...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực – Báo Lạng Sơn

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá để phát triển ngành điện. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Cùng tác giả

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung mọi nguồn lực đầu tư để xóa đói giảm nghèo

PV: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông? Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Xác định giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Thời gian qua, UBND huyện tập trung nguồn lực đầu tư vào những xã còn tỷ lệ...

Podcast: Bản tin Dòng chảy kinh tế số 22 – Báo Lạng Sơn

1 178 Dòng chảy kinh tế /dong-chay-kinh-te 5030267 208 ...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung liên quan đến giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại, tố cáo và...

- Chiều 29/11, Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Đoàn Thị Loan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Trong chương trình, đại biểu đã nghe các đơn vị báo cáo các nội dung được giao tham mưu trình tại kỳ...

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai cuối năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Bên cạnh những kết quả tích cực thì tình hình thu ngân sách vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đã ảnh hưởng đến kết quả thu chung của toàn ngành, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu từ đầu năm 2024, tình hình kinh tế...

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà NẵngNam Định cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận; Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu...

Cùng chuyên mục

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung mọi nguồn lực đầu tư để xóa đói giảm nghèo

PV: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông? Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Xác định giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Thời gian qua, UBND huyện tập trung nguồn lực đầu tư vào những xã còn tỷ lệ...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung liên quan đến giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại, tố cáo và...

- Chiều 29/11, Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Đoàn Thị Loan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Trong chương trình, đại biểu đã nghe các đơn vị báo cáo các nội dung được giao tham mưu trình tại kỳ...

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà NẵngNam Định cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận; Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan có hiệu lực từ 1/12/2024 – Báo Lạng Sơn

Theo quy định mới, tuổi nghỉ hưu của cấp Úy là 50 tuổi, Thiếu tá 52 tuổi, Trung tá 54 tuổi, Thượng tá 56 tuổi, Đại tá 58 tuổi và cấp Tướng 60 tuổi. Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với số phiếu tham gia biểu quyết tán thành cao, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, có hiệu...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực – Báo Lạng Sơn

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá để phát triển ngành điện. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam – Báo Lạng Sơn

Với 443/454 đại biểu quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc. Trước phiên bế mạc, Quốc...

Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Quốc hội cho biết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực đang đòi hỏi cấp thiết. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp thứ 8. Tham dự Phiên bế mạc có: Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Lương...

Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của tỉnh Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, thị trấn Na Sầm và khu 8 tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số...

Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương – Báo Lạng Sơn

Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11. Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất