Powered by Techcity

Tạo đồng thuận trong nhận thức và thực hiện bảng giá đất – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Để việc áp dụng bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024 đạt hiệu quả cao, các cấp, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền; đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện…

Với đa số đại biểu tán thành, tại kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh DUY LINH)
Với đa số đại biểu tán thành, tại kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh DUY LINH)

Địa phương cần sớm điều chỉnh bảng giá đất

Với quyết tâm sớm đưa Luật Đất đai năm 2024 đi vào cuộc sống từ ngày 1/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và địa phương kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Qua hơn một tháng tổ chức thực hiện, bước đầu cho thấy Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Tuy nhiên, có thể thấy, vẫn có một số địa phương còn chậm trong việc xây dựng, ban hành các văn bản theo thẩm quyền và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực hiện, trong đó có vướng mắc liên quan việc điều chỉnh bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024…

Theo quy định, tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 về việc chuyển tiếp sử dụng bảng giá đất quy định: “Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025; trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương”. Quy định này nhằm bảo đảm sự kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm 2013, phù hợp nguyên tắc thị trường, tránh thất thu ngân sách, bảo đảm công bằng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đồng thời có thời gian chuyển tiếp để các địa phương có lộ trình chuẩn bị ban hành bảng giá đất theo quy định tại Điều 159 Luật Đất đai 2024.

Do đó, việc rà soát, điều chỉnh bảng giá đất là cần thiết, là cơ hội và là điều kiện để các địa phương thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa giá đất trong bảng giá đất hiện tại với mặt bằng giá đất trên thực tế tại địa phương. Đồng thời, từng bước để xây dựng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 để áp dụng từ ngày 1/1/2026, tránh cú sốc tăng giá đột biến trong bảng giá đất ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, dẫn đến phản ứng từ phía người dân, doanh nghiệp.

Việc điều chỉnh bảng giá đất là nhiệm vụ thường xuyên của UBND cấp tỉnh đã được quy định xuyên suốt từ Luật Đất đai năm 2013 đến nay và có nhiều địa phương đã thực hiện rất tốt quy định này. Do đó, đối với các địa phương có sự điều chỉnh bảng giá đất đúng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã bảo đảm giá đất trong bảng giá đất tiệm cận với mặt bằng thực tế tại địa phương thì việc áp dụng khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024 không có vướng mắc, không ảnh hưởng việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Thực tế đối với các tỉnh, thành phố mà chưa có sự điều chỉnh kịp thời thì giá đất trong bảng giá đất có sự chênh lệch lớn so với mặt bằng thực tế tại địa phương đó. Đối với các địa phương không có sự điều chỉnh kịp thời thì giá đất trong bảng giá đất có sự chênh lệch lớn so với mặt bằng thực tế tại địa phương, dẫn đến những vướng mắc khi triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024. Tuy nhiên, đối với cả trường hợp không kịp thời điều chỉnh bảng giá đất hay điều chỉnh bảng giá đất tăng ở mức cao đột biến đều dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế-xã hội, ảnh hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh…

Lập tổ công tác để đề xuất xử lý khó khăn vướng mắc

Có thể thấy, tình trạng nêu trên xảy ra xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như sau: Thứ nhất, bảng giá đất hiện hành được xây dựng, ban hành theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành bị khống chế bởi khung giá đất của Chính phủ (đã được bỏ tại Luật Đất đai năm 2024), đặc biệt trong thời gian thực hiện bảng giá đất, một số địa phương chưa kịp thời theo dõi biến động giá đất phổ biến trên thị trường để điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp tình hình thực tế tại địa phương, do đó giá đất trong bảng giá đất tại một số địa phương còn thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế ở địa phương.

Thứ hai, đó là việc điều chỉnh bảng giá đất theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là cần thiết, bảo đảm có lộ trình chuyển tiếp trong việc áp dụng giá đất tại địa phương. Tuy nhiên, khi xây dựng bảng giá đất, nếu cơ quan tham mưu chưa có khảo sát toàn diện, đầy đủ và đánh giá các tác động, chưa có lộ trình phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương khi đưa ra dự thảo bảng giá đất điều chỉnh, có sự chênh lệch rất lớn so với bảng giá đất hiện hành.

Trước thực tế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã có các Công điện số 79/CĐ-TTg về việc tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; Công điện số 82/CĐ-TTg về việc kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kịp thời tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2024 và xử lý các bất cập, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành. Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có Công văn số 5317/BTNMT-QHPTTNĐ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, ban hành quy định về giá đất thuộc thẩm quyền theo quy định và Công văn số 5774/BTNMT-QHPTTNĐ hướng dẫn các địa phương khi áp dụng giá đất trong bảng giá đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai rà soát, đánh giá để quyết định điều chỉnh bảng giá đất áp dụng đến hết ngày 31/12/2025 cho phù hợp tình hình thực tế giá đất tại địa phương.

Tại hội nghị toàn quốc phổ biến quy định của các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 vừa được tổ chức mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sẽ thành lập tổ công tác để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, các kiến nghị đề xuất của địa phương để kịp thời hướng dẫn, xử lý các khó khăn vướng mắc ngay từ đầu.

Có thể nhận thấy, việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành với sự phân cấp mạnh mẽ, triệt để và nhiều điểm mới nên thời gian đầu không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc, lúng túng tại các địa phương. Do đó, các địa phương cần tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về tổ chức thực hiện, việc điều chỉnh bảng giá đất để phù hợp tình hình thực tế giá đất tại địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là cần thiết. Trong quá trình thực hiện cần phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành, xem xét giá đất trong bảng giá đất so với mặt bằng giá đất tại địa phương; đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đối với đối tượng áp dụng, có lộ trình phù hợp, mức tăng phù hợp từng khu vực, vị trí, loại đất, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, hạn chế việc chênh lệch quá lớn về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện, bảo đảm sự đồng thuận của cơ quan thẩm định và các đối tượng chịu tác động, hạn chế phản ứng bất bình, thiếu đồng thuận trong xã hội.

Việc xây dựng các quy định về bảng giá đất trong Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, đồng thời trên cơ sở đánh giá, tổng kết việc thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã khắc phục được những hạn chế được chỉ ra và bổ sung hoàn thiện để bảo đảm sự thống nhất, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn theo hướng cải cách thủ tục hành chính, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp…

Do đó, tập trung vào khâu tổ chức thực hiện, cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và thi hành. Việc điều chỉnh, bổ sung ngay sau khi chính sách vừa được ban hành cần cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng tính ổn định của hệ thống pháp luật, tránh tác động không mong muốn ảnh hưởng phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của nhân dân và dư luận trong nước, nước ngoài, môi trường đầu tư kinh doanh…





Nguồn: https://baolangson.vn/tao-dong-thuan-trong-nhan-thuc-va-thuc-hien-bang-gia-dat-5022151.html

Cùng chủ đề

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan có hiệu lực từ 1/12/2024 – Báo Lạng Sơn

Theo quy định mới, tuổi nghỉ hưu của cấp Úy là 50 tuổi, Thiếu tá 52 tuổi, Trung tá 54 tuổi, Thượng tá 56 tuổi, Đại tá 58 tuổi và cấp Tướng 60 tuổi. Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với số phiếu tham gia biểu quyết tán thành cao, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, có hiệu...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực – Báo Lạng Sơn

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá để phát triển ngành điện. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam – Báo Lạng Sơn

Với 443/454 đại biểu quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc. Trước phiên bế mạc, Quốc...

Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Quốc hội cho biết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực đang đòi hỏi cấp thiết. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp thứ 8. Tham dự Phiên bế mạc có: Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Lương...

Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương – Báo Lạng Sơn

Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11. Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là...

Cùng tác giả

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà NẵngNam Định cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận; Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan có hiệu lực từ 1/12/2024 – Báo Lạng Sơn

Theo quy định mới, tuổi nghỉ hưu của cấp Úy là 50 tuổi, Thiếu tá 52 tuổi, Trung tá 54 tuổi, Thượng tá 56 tuổi, Đại tá 58 tuổi và cấp Tướng 60 tuổi. Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với số phiếu tham gia biểu quyết tán thành cao, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, có hiệu...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực – Báo Lạng Sơn

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá để phát triển ngành điện. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam – Báo Lạng Sơn

Với 443/454 đại biểu quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc. Trước phiên bế mạc, Quốc...

Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Quốc hội cho biết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực đang đòi hỏi cấp thiết. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp thứ 8. Tham dự Phiên bế mạc có: Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Lương...

Cùng chuyên mục

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2024 – Báo Lạng Sơn

Nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng... Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng... Quy định mới về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ...

Chủ động giải pháp giữ giá gạo xuất khẩu – Báo Lạng Sơn

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 524 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ lần lượt là 38 USD/tấn và 80 USD/tấn. Tuy nhiên, so với trước khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường (phi basmati) thì giá gạo xuất khẩu của hầu hết các quốc gia đều giảm từ 38-50 USD/tấn. Để giữ giá gạo...

Giá vàng ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2023 – Báo Lạng Sơn

Khép lại một tuần giao dịch trồi sụt bất nhất, giá vàng ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2023 do đợt bán tháo sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Khép lại một tuần giao dịch trồi sụt bất nhất, giá vàng ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2023 do đợt bán tháo sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Phiên...

Tăng tốc tín dụng dịp cuối năm – Báo Lạng Sơn

Khi thời điểm kết thúc năm kinh doanh đang đến gần, các tổ chức tín dụng đang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm. Có thể thấy, đến thời điểm này, nhiều yếu tố đang hỗ trợ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt mục tiêu đề ra. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 31/10, tăng trưởng tín dụng đạt 10,08%. So với mục tiêu...

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao – Báo Lạng Sơn

Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Trung Quốc đại lục, Khu Hành chính đặc biệt...

Từ 0h ngày 29/11, bắt đầu 60 giờ mua sắm trực tuyến với chuỗi hoạt động hấp dẫn – Báo Lạng Sơn

Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29/11 gồm chuỗi hoạt động hấp dẫn: Sự kiện trực tuyến 60h mua sắm; Lễ hội Big Off trải nghiệm thương mại điện tử tại phố đi bộ Hồ Gươm và Cung thiếu nhi Hà Nội. Tối 29/11 tại Cung Thiếu Nhi, 36 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng...

Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng – Báo Lạng Sơn

Theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng. Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho hoạt...

Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Năm 2024, ngành logistics Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, nhờ tăng trưởng xuất khẩu và các yếu tố hỗ trợ từ chính phủ cũng như sự cải thiện về chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiều 29/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành logistics năm 2024. Lễ công bố và tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu sẽ diễn ra vào tháng...

Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng này đã xử phạt khoảng 13.000 vụ/50.000 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất