Powered by Techcity

Tăng cường quản lý hóa chất nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng – Báo Lạng Sơn


Các loại hóa chất đặc biệt, chất cấm, hóa chất nguy hiểm trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất, sử dụng có nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người nếu để xảy ra sự cố, do đó, đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát, xem xét lại các loại hóa chất này để đưa vào danh mục kiểm soát chặt chẽ.

Cần siết chặt quản lý hóa chất nguy hiểm

Chiều 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) cho biết, một số quy định trong dự thảo luật hiện nay chưa đầy đủ, đặc biệt là vấn đề mua bán các hóa chất nguy hiểm như xyanua.

Mặc dù pháp luật đã yêu cầu phải có phiếu kiểm soát đối với việc mua bán xyanua, nhưng lại thiếu quy định rõ ràng về điều kiện mà cá nhân hay tổ chức cần đáp ứng để được phép sử dụng các hóa chất này.

Đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Theo đại biểu, xyanua và các hợp chất chứa xyanua hiện đang được sử dụng trong các ngành như sản xuất thuốc trừ sâu, chất khử trùng, và khai thác mỏ vàng bạc. Tuy nhiên, theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP, xyanua chỉ được xếp vào danh mục hóa chất nguy hiểm, mà không được coi là hóa chất cấm.

Do đó, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị cần có sự rà soát toàn diện các loại hóa chất và bổ sung các quy định chặt chẽ hơn trong quản lý và sử dụng các hóa chất đặc biệt, nguy hiểm.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý hóa chất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đại biểu cho rằng nếu không có sự quản lý chặt chẽ, các hóa chất nguy hiểm có thể bị lạm dụng trong sản phẩm tiêu dùng, gây nguy hại cho người dân.

Do đó, cần phải có các quy định rõ ràng về việc cấm xây dựng nhà máy, cơ sở nghiên cứu hay sản xuất hóa chất độc hại gần khu vực dân cư, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) cho rằng, cần có các quy định rõ ràng hơn về điều kiện tồn trữ hóa chất, đặc biệt là đối với hóa chất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc vận chuyển hóa chất cần được quy định cụ thể hơn, từ giấy phép vận chuyển đến trách nhiệm xử lý sự cố gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc vận chuyển hóa chất bằng tàu thuyền trên sông, biển.

Theo nữ đại biểu, cần bổ sung các giải pháp cụ thể bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và sử dụng năng lượng tái tạo.

Đồng thời, cơ quan soạn thảo cần rà soát, bổ sung các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người dân, bảo vệ sức khỏe, và an toàn thực phẩm trong môi trường hóa chất.

Tăng cường quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát hóa chất

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến các đại biểu nêu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến các đại biểu nêu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cảm ơn các đại biểu Quốc hội về những ý kiến thẳng thắn và trách nhiệm đối với dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Bộ trưởng khẳng định, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ được tiếp thu, chỉnh sửa một cách chặt chẽ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý hóa chất hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát các quy định để bảo đảm tính đồng bộ và hợp lý, đồng thời khắc phục những bất cập trong dự thảo.

Về quản lý hoạt động hóa chất, nhất là hóa chất độc hại, cần kiểm soát đặc biệt, để tăng cường quản lý hóa chất độc hại, kiểm soát rủi ro mất an toàn, an ninh từ hóa chất, Bộ trưởng Công thương cho hay, cơ quan soạn thảo đã đề xuất sửa đổi, bổ sung vào dự thảo một số quy định.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung quy định quản lý hóa chất trong toàn bộ vòng đời, từ khi hóa chất được tạo ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam, đến khi lưu thông, sử dụng và xử lý.

Dự thảo luật đã bổ sung các quy định quản lý các hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hóa chất với mức độ chặt chẽ khác nhau, nhằm bảo đảm phù hợp với từng danh mục hóa chất, an toàn trong sản xuất, sử dụng hóa chất, bảo đảm an toàn cho môi trường.

Bên cạnh đó, bổ sung biện pháp tiền kiểm đối với hoạt động nhập khẩu hóa chất cần kiểm soát đặc biệt, thay vì việc doanh nghiệp chỉ cần thực hiện khai báo hóa chất tự động như hiện nay, đồng thời, đề xuất tăng chế tài xử phạt các vi phạm để nâng cao mức răn đe.

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Một điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) là việc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hóa chất, từ việc nhập khẩu, sản xuất đến tiêu thụ và xử lý hóa chất.

Bộ trưởng Công thương cho biết, cơ quan soạn thảo đã đề xuất áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong việc kiểm soát các hóa chất nguy hiểm, bảo đảm giám sát toàn bộ quy trình từ sản xuất đến sử dụng.

Theo Bộ trưởng, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tiếp tục hoàn thiện để khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hóa chất một cách bền vững, bảo đảm cả mục tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường.

Chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai các giải pháp hỗ trợ cho ngành công nghiệp hóa chất, nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển các dự án trọng điểm trong lĩnh vực này.

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) hiện đang được nghiên cứu và chỉnh sửa để hoàn thiện, trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp tới.





Nguồn: https://baolangson.vn/tang-cuong-quan-ly-hoa-chat-nguy-hiem-de-bao-ve-suc-khoe-cong-dong-5029470.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Kỳ họp thứ 23 (kỳ chuyên đề) HĐND huyện Hữu Lũng: Xem xét, quyết nghị 5 nội dung thuộc thẩm quyền – Báo Lạng...

-  Sáng 27/11, HĐND huyện Hữu Lũng tổ chức kỳ hợp thứ 23 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe đại diện cơ quan chuyên môn của UBND huyện trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện về các nội dung: điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của HĐND huyện về thông qua...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Kỳ họp thứ 23 (kỳ chuyên đề) HĐND huyện Hữu Lũng: Xem xét, quyết nghị 5 nội dung thuộc thẩm quyền – Báo Lạng...

-  Sáng 27/11, HĐND huyện Hữu Lũng tổ chức kỳ hợp thứ 23 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe đại diện cơ quan chuyên môn của UBND huyện trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện về các nội dung: điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của HĐND huyện về thông qua...

Cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Hàng nghìn dự án bất động sản “đắp chiếu”: Cần Nghị quyết Quốc hội để tháo gỡ – Báo Lạng Sơn

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội để xử lý, khơi thông các dự án đang bị "đắp chiếu, sẽ mở ra cơ hội về nhà ở cho hàng triệu người dân. Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải,...

VPI dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày 28/11 – Báo Lạng Sơn

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày mai, 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7%. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày mai 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích...

Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết cần có những hành động quyết liệt và kịp thời để phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn và tận dụng những cơ hội to lớn trước mắt. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu...

Cùng suy ngẫm: Phát triển bền vững doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Báo Lạng Sơn

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong đó, hai doanh nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD, 11 doanh nghiệp hơn 100 triệu USD và một số doanh nghiệp đang ở ngưỡng cận "kỳ lân". Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng...

Luật điện lực sửa đổi: Tạo không gian phát triển mới cho điện hạt nhân – Báo Lạng Sơn

Theo chuyên gia, các dự án điện hạt nhân không chỉ mang lại cơ hội việc làm chất lượng cao mà còn giúp Việt Nam có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật Dự thảo luật điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15. Tại Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) lần này đã đề cập...

Đề xuất cách tiếp cận công bằng, khả thi trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường – Báo...

Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì. Tại...

Trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ – Báo Lạng Sơn

-  Từ ngày 24 - 27/11, đoàn công tác của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đến trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số xã của 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, đại diện một số sở, ngành, tổ chức hội, các huyện, thành phố... Trong chương trình, đoàn công tác đã...

Chủ động các điều kiện cho sản xuất vụ đông – Báo Lạng Sơn

- Vụ đông là vụ sản xuất với các loại cây trồng phong phú, đa dạng về chủng loại, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Do vậy, ngành chức năng, người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất cây trồng vụ đông. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 4.600 ha cây trồng các loại. Trong đó, cơ...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Đình Lập – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) tại huyện Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, đến nay, huyện Đình Lập có 9/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 16,8 tiêu chí, dự kiến hết năm 2024, bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất