Powered by Techcity

Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam-Romania

Chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, tăng cường mối quan hệ nhân dân bền chặt, nền tảng cho quan hệ Việt Nam-Romania suốt 74 năm qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Từ ngày 16 đến 23/1/2024, nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), thăm chính thức Hungary và Romania.
Trong đó, chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, làm sâu sắc mối quan hệ nhân dân bền chặt, vốn trở thành nền tảng cho quan hệ song phương Việt Nam-Romania suốt 74 năm qua.

Quan hệ chính trị không ngừng được củng cố và phát triển

Việt Nam và Romania thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3/2/1950. Trải qua 74 năm, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước không ngừng được vun đắp và phát triển.
Trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam trước đây, Rumani đã có nhiều ủng hộ và đóng góp thiết thực cả về vật chất và tinh thần; đặc biệt, đào tạo cho Việt Nam hàng ngàn kỹ sư, tiến sỹ và công nhân kỹ thuật trong các lĩnh vực dầu khí, xây dựng, cơ khí chế tạo, điện, nông nghiệp… Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ này.
Trong suốt những năm qua, quan hệ chính trị tin cậy và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố. Hai bên duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc ở cấp cao, tăng cường trao đổi đoàn ở cấp bộ, ngành, thể hiện sự đa dạng quan hệ hợp tác song phương, tạo cơ sở thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại hiệu quả.
Có thể kể đến những chuyến thăm điển hình trong những năm qua, như các chuyến thăm Romania của: Chủ tịch nước Trần Đức Lương (tháng 10/2003); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (6/2008); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (tháng 6/2009); Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường (tháng 7/2013); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (9/2013); Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (tháng 5/2018); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (tháng 7/2018); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 4/2019); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Romania Klaus Werner Iohannis (tháng 7/2021); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ Tổng thống Romania Klaus Werner Iohannis tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN-EU diễn ra ở Brussels (Bỉ) (tháng 12/2022) và tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 diễn ra ở New York (Mỹ) (tháng 9/2023)…

viet-nam-romania-3-6330.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Romania Stefan-Radu Oprea. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Về phía Romania có: Thủ tướng Nicolae Vacaroiu (tháng 7/1995); Tổng thống Emil Constantinescu và ba Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Tài chính, Công thương (nhân dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần VII, tháng 11/1997); Tổng thống Ion Iliescu (tháng 2/2002); Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Korodi Attila (tháng 4/2011; tháng 11/2011); Thủ tướng Romania Dacian Ciolos (tháng 7/2016); Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Romania Monica Gheorgita (tháng 5/2019); Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Romania-Việt Nam Eugen Neata (tháng 10/2022)…

Việt Nam và Romania đã ký nhiều văn kiện để tạo thuận lợi cho việc hợp tác phát triển, như: Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư (1994); Hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực Văn hóa, Khoa học, Giáo dục và Thể thao (1995); Hiệp định về tránh đánh thuế trùng (1995); Hiệp định Lãnh sự (1995); Hiệp định Hợp tác về Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1999); Hiệp định Hợp tác Kinh tế (2009); Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực Quốc phòng (2011)…
Hai nước tích cực hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như: Liên hợp quốc, Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM)…

Hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khác

Bên cạnh quan hệ chính trị, mối quan hệ hữu nghị và truyền thống giữa hai nước vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi nước.
Romania là một trong ba quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) vào tháng 6/2019; cũng là nước đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy đi đến ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đạt được nhiều bước phát triển trong thời gian qua. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 288,38 triệu USD; năm 2021 đạt 370,08 triệu USD; năm 2022 đạt 425 triệu USD; năm 2023 đạt 430,86 triệu USD.Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Romania các mặt hàng: càphê, hải sản, hồ tiêu, dệt may, giày da, linh kiện máy tính; và nhập khẩu từ Romania các mặt hàng: hóa chất, phân bón, sắt thép xây dựng, hạt nhựa, thiết bị khoan dầu khí, sản phẩm gỗ…

ttxvn-viet-nam-rumania-2205.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Romania Stefan-Radu Oprea ký biên bản kết thúc Khóa họp lần thứ 17 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Romania về hợp tác kinh tế. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20/12/2023, Romania đứng thứ 92/144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 6 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,68 triệu USD.
Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục-đào tạo luôn nhận được sự quan tâm thúc đẩy từ lãnh đạo cấp cao hai nước. Từ năm 1992, Romania đã khởi động lại việc cấp học bổng cho Việt Nam.

Hai nước ký Hiệp định về Hợp tác trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục và thể thao năm 1995, theo đó hàng năm, phía Romania cấp cho Việt Nam 20 học bổng đại học và trên đại học. Hai bên đã ký Chương trình giáo dục giai đoạn mới 2023-2027 (tháng 4/2023).
Theo đánh giá của Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila, ngoại giao nhân dân giữa hai nước thời gian qua đạt được bước phát triển tích cực từ sau đại dịch COVID-19, giúp đẩy mạnh trao đổi văn hóa, học thuật và kinh doanh.Có thể kể đến là việc: đại diện của hơn 30 trường đại học Romania đã đến thăm Việt Nam trong 2 năm qua; Dàn nhạc giao hưởng Bucharest nổi tiếng đã đến biểu diễn tại Việt Nam vào năm 2022 và 2023 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và Đà Lạt.Một số phái đoàn kinh tế cũng đã đến thăm Việt Nam trong năm qua, tìm kiếm cơ hội mới nhằm làm sâu sắc và đa dạng hóa hợp tác kinh tế song phương.
Trong lĩnh vực lao động, hiện có khoảng 4.000 lao động Việt Nam tại Romania đang làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, đóng tàu, may mặc, chế biến thực phẩm…Số lượng lao động Việt Nam sang Romania dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do Romania đang cần nguồn lao động. Hai nước đã ký bản ghi nhớ về hợp tác lao động (tháng 12/2018).
Cộng đồng người Việt Nam tại Romania hiện có khoảng 650 người, chủ yếu kinh doanh hàng may mặc tại Trung tâm Thương mại Dragon ở thủ đô Bucharest.Phần lớn cộng đồng người Việt đều đoàn kết và hướng về quê hương, thực sự là cầu nối quan trọng trong sự nghiệp phát triển mối quan hệ truyền thống giữa hai nước.
Theo Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila, chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu những cột mốc mới trong hợp tác song phương, giúp hai nước tăng cường hiểu biết về ưu tiên và lợi ích của nhau.

Đại sứ cho biết thời gian tới, hai nước thống nhất các cơ chế hợp tác quan trọng trong những lĩnh vực cùng quan tâm như thương mại, nông nghiệp, vệ sinh, năng lượng, lao động, khoa học, công nghệ và văn hóa.Hai nước cần tận dụng hiệu quả EVFTA để mở cửa thị trường của nhau và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Romania có thể trở thành cửa ngõ đưa hàng hóa Việt Nam vào châu Âu, tương tự như việc Việt Nam tạo điều kiện cho Romania gia nhập thị trường ASEAN./.

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/tang-cuong-quan-he-huu-nghi-truyen-thong-va-hop-tac-viet-nam-romania-post921878.vnp

Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Phó Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

– Chiều 1/2, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam do ông Lee Kyoung Dock, Phó Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn.  Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của ngài Phó Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đối với tỉnh Lạng Sơn,...

Phong trào Không liên kết sẽ tiếp tục là tiếng nói dẫn dắt, thúc đẩy đoàn kết trong một thế giới đang chia rẽ

Ngày 20/1, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao lần thứ 19 Phong trào Không liên kết tại thủ đô Kampala, Uganda. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao lần thứ 19 Phong trào Không liên kết – Ảnh: TTXVN   Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định vai trò lịch...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary

Chiều 19/1 theo giờ địa phương, tại Budapest, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary – Ảnh: VGP/Nhật Bắc   Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Hungary...

Việt Nam – Hungary ký kết 3 văn kiện hợp tác

Chiều 18-1 (theo giờ địa phương), sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước và có cuộc gặp gỡ báo chí. Các văn kiện được ký kết trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng gồm: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hungary về hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên...

Họp mặt kỷ niệm 74 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

Năm 2023, Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hợp tác thực chất Việt Nam-Trung Quốc đã mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước. Tối 18/1, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 74 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2024) và chào đón Xuân...

Cùng tác giả

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Với những giá trị cốt lõi dựa trên các trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, để từ đó làm “Rạng rỡ Việt Nam”. Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Hoàng Thành Media công bố...

Tiếp tục quán triệt phương châm “giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm trọng điểm” – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/12, Tỉnh ủy tổ chức tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương và đại diện cơ quan UBKT Trung ương.  Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì...

Tập trung phát triển toàn diện du lịch tỉnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện...

- Chiều 26/12, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phát triển du lịch tỉnh và BCĐ xây dựng Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, trưởng hai BCĐ chủ trì hội nghị. Trong năm 2024, BCĐ Phát triển du lịch tỉnh đã chỉ đạo,...

Cao Lộc: Thông qua Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 26/12, Huyện ủy Cao Lộc tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (kỳ chuyên đề) để lấy ý kiến về Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện Cao Lộc. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện Cao Lộc. Trên cơ sở thực hiện kết luận của Trung ương, Nghị...

Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Bình Gia – Báo Lạng Sơn

- Sáng 26/12, Sở Công Thương phối hợp với Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Nà Làng tổ chức khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại khối phố Ngọc Quyến, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia. Đây là điểm bán hàng được Sở Công Thương hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, sở hỗ trợ một phần chi phí thiết kế, mua sắm trang thiết...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục quán triệt phương châm “giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm trọng điểm” – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/12, Tỉnh ủy tổ chức tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương và đại diện cơ quan UBKT Trung ương.  Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì...

Cao Lộc: Thông qua Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 26/12, Huyện ủy Cao Lộc tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (kỳ chuyên đề) để lấy ý kiến về Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện Cao Lộc. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện Cao Lộc. Trên cơ sở thực hiện kết luận của Trung ương, Nghị...

Lộc Bình: Giao ban thực hiện Quy định số 11 của Bộ Chính trị – Báo Lạng Sơn

- Ngày 26/12, đồng chí Đoàn Thu Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Bình chủ trì Hội nghị giao ban thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và công tác giải quyết đơn thư năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Trong năm 2024, công...

Hội thảo bản thảo cuốn sách Lịch sử truyền thống ngành tuyên giáo tỉnh Lạng Sơn và hội thảo bản thảo cuốn sách Bác...

- Ngày 26/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội thảo bản thảo lần 1 cuốn sách Lịch sử truyền thống ngành tuyên giáo tỉnh Lạng Sơn (1930-2025) và hội thảo bản thảo lần 1 cuốn sách Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Đồng chí Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh...

Chi tiết phương án tinh gọn, sắp xếp bộ máy ở Hà Nội – Báo Lạng Sơn

Theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Hà Nội dự kiến còn 18 sở và cơ quan tương đương. Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Dự kiến còn 18 sở và cơ quan tương đương Về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy với các sở, cơ quan tương đương và đơn vị sự nghiệp,...

UBND tỉnh họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 26/12, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý IV năm 2024. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì họp báo. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương. Trong năm 2024,...

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh – Báo Lạng Sơn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đối với bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1323 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch HĐND tỉnh...

Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế sát hạch thường xuyên để sàng lọc cán bộ – Báo Lạng Sơn

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch để thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức trên nguyên tắc có vào - ra, có lên - xuống. Nội dung trên được đề cập tại tờ trình đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) do Bộ Nội vụ xây dựng, đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm Một trong những chính sách được...

Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng...

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 572/TB-VPCP ngày 25/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản than theo quy hoạch. Thông báo nêu: Ngày 16 tháng 12 năm 2024 tại Trụ sở làm việc Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về vướng mắc, bất cập trong công tác quản...

Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạo

Tin mới y tế ngày 24/12: Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạoMột trong những ưu điểm nổi bật của Robot AI là giảm thời gian phẫu thuật và thời gian hồi phục cho bệnh nhân. Đột phá trong y tế nhờ công nghệ Nhờ ứng dụng công nghệ Robot AI, nhiều ca bệnh khó và nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh nhân được “trả về” do không thể phẫu thuật, đã được cứu sống....

Tin nổi bật

Tin mới nhất