Powered by Techcity

Sôi nổi phong trào văn nghệ quần chúng

– Từ sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành, phong trào văn nghệ quần chúng (VNQC) trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ, lan tỏa rộng khắp tại các khu dân cư. VNQC phát triển đã góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.


Một buổi sinh hoạt của các thành viên CLB Điếp SLi Then, xã Thuỵ Hùng, huyện Cao Lộc

Văn nghệ quần chúng có vai trò tạo sự gắn kết giữa cộng đồng dân cư và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Những năm qua, đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh có điều kiện thuận lợi và ngày càng phát triển sôi nổi từ tỉnh đến cơ sở, trở thành món ăn tinh thần bổ ích, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia.

Lan tỏa sâu rộng, phát triển mạnh mẽ

Hơn 10 năm qua, Câu lạc bộ (CLB) Yêu văn nghệ Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan đã phối hợp với các đội văn nghệ ở các thôn trong xã tổ chức hàng trăm chương trình biểu diễn văn nghệ có chất lượng phục vụ Nhân dân trên địa bàn nhân các dịp lễ, tết, kỷ niệm của địa phương và của đất nước. Sự tích cực của các thành viên trong CLB đã góp phần đưa xã Yên Phúc trở thành một trong những điểm sáng của huyện về phong trào văn nghệ với 9/9 thôn có đội văn nghệ quần chúng hoạt động theo hình thức xã hội hóa. Được biết, CLB Yêu văn nghệ Chợ Bãi thành lập từ năm 2009 và duy trì hoạt động trong suốt 14 năm qua, hiện nay CLB có hơn 20 thành viên. Trong quá trình hoạt động, CLB thường xuyên tìm kiếm phát hiện các hạt nhân văn nghệ ở các thôn và vận động tham gia CLB.

Ngoài Yên Phúc, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Quan cũng có phong trào VNQC phát triển mạnh. Bà Lương Thùy Nha, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện văn Quan cho biết: Hiện nay, toàn huyện có 46 CLB, đội VNQC thu hút gần 1.000 thành viên tham gia (tăng hơn 20 CLB và hơn 400 thành viên so với năm 2020). Trong các chương trình văn nghệ của huyện, thôn, xã vào các dịp lễ hội truyền thống, tết, các ngày lễ kỷ niệm… đều có sự tham gia đóng góp các tiết mục từ các CLB VNQC. Trung bình mỗi năm, các CLB tham gia từ 5 đến 8 cuộc giao lưu, biểu diễn. Có thể khẳng định rằng thời gian qua các đội VNQC đóng vai trò nòng cốt không chỉ trong việc duy trì phong trào tại địa phương mà còn góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.

Không riêng huyện Văn Quan, những năm qua, phong trào VNQC phát triển ngày càng mạnh mẽ với trên 90% thôn, xóm, khu dân cư trong tỉnh có đội VNQC thường xuyên sinh hoạt. Trung bình mỗi CLB, tổ, đội có từ 15 đến 30 thành viên tham gia. Nhiều đội hoạt động tích cực và hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, du lịch của địa phương. Vào những dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, địa phương, bằng lời ca, tiếng hát, điệu múa, những “diễn viên không chuyên” đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân.

Ông Phùng Văn Muộn, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh cho biết: Hiện nay, trung tâm có khoảng 50 CLB, tổ VNQC trực thuộc. Hằng năm, trung tâm đều tổ chức từ 10 đến 20 lớp tập huấn cho hội viên các CLB văn hóa – nghệ thuật trực thuộc trung tâm và hội viên các CLB VNQC tại cơ sở với các nội dung như: kỹ năng dàn dựng chương trình ca múa nhạc; múa cơ bản; kỹ năng sáng tác và trình diễn… Đặc biệt, để nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB trực thuộc, chúng tôi thường xuyên quan tâm, định hướng nội dung, bảo đảm kết nối thông tin hai chiều giữa ban chủ nhiệm các CLB với các phòng chức năng của trung tâm. Qua đó, chất lượng các tiết mục biểu diễn của các CLB VNQC ngày càng được nâng lên.

Triển khai thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, trong năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã chỉ đạo thành lập 12 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng theo mô hình sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc tại một số xã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trước khi thành lập, các câu lạc bộ được truyền dạy các kiến thức, thực hành trình diễn một số loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian và được đầu tư trang phục, dụng cụ phục vụ sinh hoạt và biểu diễn với tổng chi phí hỗ trợ khoảng 1,2 tỷ đồng. Các câu lạc bộ đi vào hoạt động đã góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Động lực thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cơ sở

Để tổ chức tốt các phong trào văn nghệ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân, các cấp chính quyền đã không ngừng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, từ việc hỗ trợ đạo cụ, loa đài, trang phục… tới việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá. Từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh có trên 250 nhà văn hóa thôn được xây mới, sửa chữa; đầu tư gần 200 bộ trang thiết bị phục vụ hoạt động của nhà văn hóa… với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 1.666/1.676 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa (đạt 99,4%).

Song song với đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tổ chức nhiều “sân chơi” bổ ích thúc đẩy hoạt động VNQC phát triển. Cụ thể, tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng và liên hoan dân ca cấp tỉnh định kỳ 2 năm/ lần, các cuộc liên hoan dân ca, khiêu vũ, nghệ thuật đường phố; tuần văn hoá, thể thao và du lịch… được tổ chức trong dịp đầu xuân hằng năm. Ngành chức năng cũng hỗ trợ và tạo điều kiện tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ, hội thi tại cơ sở và các đơn vị cho các CLB, đội VNQC trên địa bàn tỉnh.

Được biết, hằng năm, ngoài các chương trình liên hoan, hội thi, hội diễn do tỉnh, huyện tổ chức, trong những dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm, tại hầu hết các địa phương đều tổ chức hoạt động văn nghệ – thể thao thu hút người dân tham gia. Đặc biệt, từ năm 2022 đến nay, 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều tổ chức các cuộc giao lưu VNQC quy mô cấp huyện. Riêng 10 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có trên 100 chương trình VNQC được tổ chức (tăng gần 50 chương trình so với cả năm 2022), trong đó, hầu hết các tiết mục đều khai thác chất liệu văn hóa dân tộc như: trang phục, điệu múa, điệu nhạc, các làn điệu hát sli, then, lượn… Qua đó, tạo sự đoàn kết, gắn bó và thấu hiểu lẫn nhau trong cộng đồng.

Từ thực tế trên cho thấy, hoạt động văn hóa, VNQC đã, đang khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh. Sức hấp dẫn của phong trào VNQC ngày càng được khẳng định, người dân ngày càng ý thức hơn về vai trò của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Nhờ đó, mặc dù được thành lập và hoạt động hoàn toàn từ kinh phí xã hội hóa, song các CLB vẫn duy trì và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Bà Hoàng Thị Vẻ, Chủ nhiệm CLB đàn và hát dân ca xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia cho biết: CLB thành lập từ năm 2017 có 21 người. Lúc mới thành lập các thành viên đều chưa biết đàn, hát. Bằng sự hỗ trợ, động viên của cấp ủy, chính quyền địa phương và tình yêu mãnh liệt với dân ca, mỗi thành viên đều nỗ lực vượt qua khó khăn. Đến nay, toàn bộ thành viên CLB đều thành thạo đàn, hát dân ca và thu hút thêm thành viên, hiện nay, CLB có 28 người. Từ khi có đội văn nghệ, bà con trong xã thường xuyên có được “món ăn tinh thần” sau những ngày lao động vất vả. Những thành viên đàn hay, hát giỏi hướng dẫn cho các thành viên khác để tiếng đàn, lời ca, các tiết mục diễn ngày một hay hơn. Vì thế, mỗi hội viên tham gia CLB đều rất vui vẻ và tự nguyện đóng góp từ 100.000 – 200.000 đồng/tháng để duy trì sinh hoạt.

Không chỉ xã hội hóa trong đầu tư trang phục, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt văn nghệ, từ năm 2022 đến nay, Nhân dân trong tỉnh đã đóng góp được hơn 12 tỷ đồng, hơn 7.000 ngày công lao động và hiến gần 5.000m2 đất để xây dựng các thiết chế phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Để duy trì, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, trong thời gian tới, mô hình các CLB, đội văn nghệ sẽ tiếp tục được nhân rộng. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.

Nguồn

Cùng chủ đề

500 thí sinh dự thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc khu vực phía Bắc

Cuộc thi Tiếng hát sinh viên là hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống có quy mô lớn nhất của sinh viên trên toàn quốc, là cơ hội để các sinh viên thể hiện tài năng âm nhạc, giới thiệu văn hóa truyền thống trên mọi miền đất nước. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia cuộc thi – Ảnh: VGP/NN Tối 1/12, tại trường ĐH...

Bế mạc Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi toàn quốc 2023

Tối 28/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức tổng kết, trao giải Liên hoan tiếng hát người cao tuổi toàn quốc năm 2023. Trao tặng 8 giải A cho các đoàn nghệ thuật quần chúng người cao tuổi Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam;...

Lần đầu tiên tổ chức Liên hoan tiếng hát người cao tuổi toàn quốc

Sáng 17-10 tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan tiếng hát người cao tuổi toàn quốc năm 2023.  Ban tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan tiếng hát người cao tuổi toàn quốc. Với thông điệp: “Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc”, trong tháng 8 và tháng 9-2023, liên hoan đã tổ chức cấp khu vực tại...

Tràng Định: Tổ chức giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày giải phóng Thất Khê

 Các đại biểu tham dự chương trình – Tối 9/10, UBND thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 73 năm Ngày giải phóng Thất Khê (10/10/1950 – 10/10/2023) và Chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950. Tiết mục “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” do câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh trên địa bàn huyện biểu diễn Đêm giao lưu có sự tham gia...

Lực lượng vũ trang tỉnh lan tỏa phong trào văn hóa, văn nghệ

– Những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh luôn quan tâm tổ chức, thực hiện tốt phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn, góp phần thực...

Cùng tác giả

Podcast: Bản tin Dòng chảy kinh tế số 26 – Báo Lạng Sơn

1 178 Dòng chảy kinh tế /dong-chay-kinh-te 5033425 240 ...

“Hồi sinh” phố cổ Bao Vinh – Báo Lạng Sơn

Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai, những ngôi nhà cổ cùng những công trình...

Giao lưu văn nghệ của Câu lạc bộ sáo trúc Lạng Sơn – Báo Lạng Sơn

- Tối 28/12, Câu lạc bộ (CLB) sáo trúc Lạng Sơn tổ chức giao lưu văn nghệ lần thứ 8 năm 2024. Chương trình có sự tham gia của một số CLB văn hoá, nghệ thuật trên địa bàn.  CLB sáo trúc Lạng Sơn hiện có 11 nhóm trực thuộc với gần 200 thành viên sinh hoạt tại 11 huyện, thành phố.    Trong chương trình giao lưu, các nghệ sĩ, thành viên các CLB đã biểu diễn hơn...

Petrovietnam tiên phong bứt phá, phát triển ngang tầm khu vực và thế giới – Báo Lạng Sơn

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp năng lượng quốc gia. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo một các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Trước giờ tổng kết, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và...

Kỳ vọng về “công nghiệp nhạc kịch” Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Với ưu điểm có thể kết hợp thế mạnh của cả âm nhạc, lời thoại, vũ đạo, diễn xuất, thể loại nhạc kịch đang ngày càng chứng tỏ được sức hút với công chúng hiện đại. Có thể thấy, chưa bao giờ khán giả Việt Nam lại có cơ hội tiếp cận và thưởng thức nhiều tác phẩm nhạc kịch như hiện nay. Ðáng chú ý, bên cạnh sự xuất hiện của những vở diễn đậm chất cổ điển phương...

Cùng chuyên mục

“Hồi sinh” phố cổ Bao Vinh – Báo Lạng Sơn

Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai, những ngôi nhà cổ cùng những công trình...

Giao lưu văn nghệ của Câu lạc bộ sáo trúc Lạng Sơn – Báo Lạng Sơn

- Tối 28/12, Câu lạc bộ (CLB) sáo trúc Lạng Sơn tổ chức giao lưu văn nghệ lần thứ 8 năm 2024. Chương trình có sự tham gia của một số CLB văn hoá, nghệ thuật trên địa bàn.  CLB sáo trúc Lạng Sơn hiện có 11 nhóm trực thuộc với gần 200 thành viên sinh hoạt tại 11 huyện, thành phố.    Trong chương trình giao lưu, các nghệ sĩ, thành viên các CLB đã biểu diễn hơn...

Kỳ vọng về “công nghiệp nhạc kịch” Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Với ưu điểm có thể kết hợp thế mạnh của cả âm nhạc, lời thoại, vũ đạo, diễn xuất, thể loại nhạc kịch đang ngày càng chứng tỏ được sức hút với công chúng hiện đại. Có thể thấy, chưa bao giờ khán giả Việt Nam lại có cơ hội tiếp cận và thưởng thức nhiều tác phẩm nhạc kịch như hiện nay. Ðáng chú ý, bên cạnh sự xuất hiện của những vở diễn đậm chất cổ điển phương...

Lan tỏa giá trị đẹp đẽ của dự án “Việt Nam Đẹp Xanh” – Báo Lạng Sơn

Tối 27/12, tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, Dự án "Việt Nam Đẹp Xanh" do Quỹ Hợp tác và Phát triển C&D phối hợp với Nhà Xuất bản Hội Nhà văn tổ chức đã có một buổi ra mắt đặc biệt trong một buổi tối cuối năm ấm cúng, truyền cảm hứng về lối sống xanh bền vững và trách nhiệm cộng đồng. Sự kiện có sự hiện diện của nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung...

Khi truyền thống là điểm tựa cho sáng tạo – Báo Lạng Sơn

Mặc dù đã mường tượng không khí làm việc “nước rút” những ngày cuối năm tại xưởng hoạt hình Sconnect Studio, nơi sẽ cho ra đời bộ phim hoạt hình điện ảnh stop motion (hoạt hình tĩnh vật) đầu tiên của Việt Nam trong năm 2025, tôi vẫn choáng ngợp khi bước chân vào “siêu phim trường thu nhỏ” đầy mầu sắc tại quận Thanh Xuân (Hà Nội). Hàng trăm người miệt mài, tỉ mẩn mỗi ngày theo đuổi...

Bình chọn 15 sự kiện văn học nghệ thuật tiêu biểu của năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Ngày 27/12, Thời báo Văn học nghệ thuật (Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam) phối hợp Quỹ Hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Bình chọn 15 sự kiện Văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2024. Đây là hoạt động nhằm đánh giá những kết quả nổi bật của văn học nghệ thuật trong một năm vừa qua. Sự kiện có sự tham gia của đại diện các Hội chuyên...

Cuộc sống kết thành tác phẩm – Báo Lạng Sơn

Hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta xứng đáng là một trong những trang vẻ vang, oanh liệt bậc nhất của lịch sử nhân loại. Điều này lý giải văn chương phi hư cấu (hồi ký, tự truyện, tự thuật...) viết về chiến tranh đang chiếm ưu thế, được độc giả đón nhận. Có trường hợp tác giả đầy ắp vốn sống về đời lính, theo thời gian,...

Dàn Hoa hậu rạng rỡ khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 – Báo Lạng Sơn

Hoa hậu Việt Nam Đặng Thị Ngọc Hân, Trần Tiểu Vy, Đỗ Mỹ Linh, Đỗ Thị Hà, Huỳnh Thị Thanh Thủy… xuất hiện rạng rỡ tham dự họp báo khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Chiều 26-12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và các đơn vị liên quan đã tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988, 18 người đẹp trên khắp ba...

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Với những giá trị cốt lõi dựa trên các trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, để từ đó làm “Rạng rỡ Việt Nam”. Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Hoàng Thành Media công bố...

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước – Báo Lạng Sơn

Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm ấm. Không khí Giáng sinh đã đến. TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm “check-in” đẹp lung linh sắc màu. Nhiều người dân đi tận hưởng không khí lạnh và đón Giáng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất