Powered by Techcity

Quy hoạch, mở rộng vùng nguyên liệu cho làng nghề

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, làng nghề được xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, cơ hội để phát triển các sản phẩm của làng nghề, ngành nghề nông thôn đang bị thu hẹp vì thiếu nguyên liệu đầu vào. Do đó, để làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển, cần sớm có những giải pháp đồng bộ để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Nghề gốm.
Nghề gốm.

Quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu

Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam đã được nhiều tổ chức thế giới đánh giá là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị cao về đa dạng sinh học, môi trường và kinh tế.

Hằng năm, rừng của Quảng Nam cung cấp khoảng 1,5 triệu m³ gỗ cho tiêu dùng trong nước và chế biến phục vụ xuất khẩu. Trong đó, mây được xác định là cây cho giá trị kinh tế cao với 20 loài, cho sản lượng lớn và có giá trị như: Mây nước, mây đắng, mây nếp, mây tắt, mây rút… góp phần đưa chế biến lâm sản và xuất khẩu đạt khoảng 1.433 tỷ đồng, chiếm 10,46% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh; góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người dân, đẩy nhanh xóa đói nghèo khu vực miền núi.

Mặc dù tiềm năng về nguyên liệu mây cũng như cây rừng lấy gỗ khác tại Quảng Nam rất lớn, nhưng việc phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương đang gặp không ít những rào cản, khó khăn do thiếu kế hoạch trong phát triển và quản lý, thiếu kiến thức và kỹ thuật trong khai thác, chế biến dẫn đến hiệu quả không cao, không bền vững. Thời điểm hiện tại, song, mây, tre… của Quảng Nam chỉ được bán ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị thấp.

Tương tự, tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Quy hoạch vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất liên kết chuỗi tại địa phương này cũng đang trở thành bài toán khó. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2022, tỉnh Hòa Bình hiện có 17.704,88 ha trồng luồng, trong đó phần lớn là diện tích rừng trồng, phân bổ chủ yếu ở huyện Đà Bắc (7.283,84 ha) và Mai Châu (5.235,81 ha).

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số diện tích nêu trên được trồng từ những năm 1980 và đã khai thác nhiều năm, nhưng việc trồng và chăm sóc chưa chú trọng đến các biện pháp thâm canh, dẫn đến sự suy giảm về sản lượng, chất lượng (đường kính cây và tỷ lệ măng giảm 20%). Do đó, luồng của Hòa Bình không đáp ứng được tiêu chuẩn cho sản xuất công nghiệp (luồng phải có đường kính ít nhất 8 cm, dài 8 m, 3 tuổi trở lên), dẫn đến giá bán luồng thấp hơn của tỉnh Thanh Hóa từ từ 8 đến 10% và khiến cho việc khai thác và bán nguyên liệu ra thị trường hạn chế.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Lê Bá Ngọc cho biết, hiện tại cả nước chưa có một quy hoạch cụ thể nào về vùng nguyên liệu để bảo đảm sản xuất bền vững cho ngành thủ công mặc dù bước đầu đã hình thành tự phát các vùng nguyên liệu, thí dụ vùng nguyên liệu tre ở Thanh Hóa, Nghệ An; vùng nguyên liệu cói ở Thanh Hóa, Trà Vinh…; vùng nguyên liệu mây ở Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Nhiều doanh nghiệp mong muốn tổ chức phát triển vùng nguyên liệu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn liên quan việc tìm kiếm nguồn đất để ổn định sản xuất lâu dài hoặc khó khăn về việc tìm ra những mối quan hệ hợp tác phù hợp các công ty lâm nghiệp hoặc các hộ gia đình là chủ sở hữu của đất lâm nghiệp. Việc nhập khẩu nguyên liệu mây tre lá sẽ ngày một khó khăn hơn do chính sách thắt chặt xuất khẩu nguyên liệu thô của các nước. Do đó, cần có giải pháp quy hoạch cụ thể cho vùng nguyên liệu mây tre lá trong nước.

Quy hoạch, mở rộng vùng nguyên liệu cho làng nghề ảnh 1
Nghề đậu bạc. Ảnh: Minh Duy

Đẩy mạnh liên kết chuỗi

Theo Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh, cả nước hiện có khoảng 600 làng nghề đan lát sử dụng nguyên liệu chủ yếu là tre, song, mây, cói… trong bối cảnh có khoảng 1,5 triệu héc-ta họ tre với khoảng 9,5 tỷ cây. Bình quân mỗi năm, cả nước khai thác 500 đến 600 triệu cây trong khi nhu cầu tiêu thụ hơn 900 triệu cây. Do đó, nhiều doanh nghiệp, làng nghề sản xuất hàng mây, tre đan phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Vùng nguyên liệu song, mây có diện tích xen lẫn gỗ là khoảng 382.000 ha, sản lượng khoảng 30 đến 40 nghìn tấn/năm, trong khi nhu cầu sử dụng khoảng 80 nghìn tấn. Ngoài ra, cả nước cũng có khoảng 118 làng nghề, 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản. Sản lượng gỗ khai thác trong nước mới chỉ đạt 18,6 triệu m³. Hằng năm, các làng nghề vẫn phải nhập khẩu khoảng 5 đến 6 triệu m³ gỗ tròn từ Lào, Nam Phi, Nga…

Số liệu nêu trên không chỉ cho thấy nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hiện rất lớn mà còn đặt ra bài toán cạnh tranh về chất lượng, giá cả… của nguyên liệu trong nước với nguyên liệu nhập khẩu cho các địa phương hiện nay.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, các huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn đang đẩy mạnh khai thác mây. Ước tính có khoảng 800 người khai thác mây, 1.500 người tham gia vào quá trình sản xuất mây ở các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc và Điện Bàn… để cung cấp nguyên liệu thô ra thị trường. Hiện Quảng Nam cũng có tám hợp tác xã và 12 công ty hoạt động trong chuỗi mây tre lá, trong đó có 13 đơn vị và hợp tác xã sản xuất hàng thủ công, bảy công ty chuyên chế biến nguyên liệu. Tuy nhiên, chiến lược tiếp thị sản phẩm và kết nối thị trường chưa được quan tâm thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

Để tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho các làng nghề, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng, nhằm bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn với việc phát triển sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Từ Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh đã lập Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu xây dựng Quảng Nam là vùng nguyên liệu mây và chế biến mây bền vững cấp quốc gia.

Đến năm 2030 với vùng nguyên liệu mây vào khoảng 463.357 ha, đi theo đó là việc hình thành các cơ sở chế biến mây và các làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ mây đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường thế giới.

Nhận thấy địa phương còn nhiều dư địa để phát triển, nhưng chưa được quan tâm đúng mức, tỉnh Hòa Bình cũng đang nỗ lực xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, chính sách nhằm hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp… Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ, việc xây dựng các mô hình quản lý và sản xuất, khai thác tre, luồng theo hướng bền vững đang được tỉnh quán triệt triển khai; trong đó, nghiên cứu phát triển giống tre, luồng mới để có cây giống phát triển vùng nguyên liệu lớn được coi trọng.

Tỉnh cũng xác định xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh tre, luồng năng suất cao và tổ chức chuyển giao cho người dân; đồng thời, nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường lâm sinh, đường vận chuyển nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tre, luồng trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm chi phí vận chuyển, từ đó giảm giá thành sản phẩm tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao chất lượng nguyên liệu, quy hoạch vùng trồng, tạo mối liên kết chuỗi trong sản xuất đang trở thành hướng đi mới tại các địa phương. Đặc biệt là liên kết chuỗi giữa các làng nghề trong cả nước nhằm tạo đầu ra tốt cho vùng nguyên liệu cũng đang được hình thành. Đây là những bước đi cụ thể, cần thiết để tiếp tục khẳng định, làng nghề là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông thôn.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, sản xuất hàng thủ công ở Việt Nam chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 1.926 làng nghề trên toàn quốc với sự tham gia của 813.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 2,3 triệu lao động nông thôn. Các sản phẩm thủ công của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2022 tăng trung bình 9,5%/năm.

Nguồn

Cùng chủ đề

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), đặc biệt từ ngày 8 đến sáng ngày 9/9/2024, mực nước sông Kỳ Cùng dâng cao đã làm cho nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt. Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) Ngoài ra, sự ảnh hưởng của bão Yagi trong những ngày qua đã khiến các...

6 mặt hàng xuất khẩu vượt mốc 3 tỉ USD

Tin tức từ số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỉ USD, giảm 16,2% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,2 tỉ USD, giảm 22,9% so với năm 2022. Kết thúc năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 5,69 tỉ USD, tăng 69% so với năm 2022. Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất...

Nhiều thách thức đặt ra trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn và thách thức của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất thậm chí phải đóng cửa… Thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024 vẫn tiềm...

Doanh nghiệp huyện Bắc Sơn: Phát triển sản xuất gắn với thực hiện công tác xã hội

– Trong năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện tốt công tác xã hội trên địa bàn huyện. Công nhân Công ty Cổ phần Xây dựng Hưng Sơn Bắc Sơn thi công đường bê tông tại xã Long Đống Huyện Bắc Sơn có 112 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 57 doanh...

Thực hiện Chỉ thị 23 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tạo động lực thúc đẩy văn hóa phát triển bền vững

– Ngày 23/5/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (Chỉ thị 23). Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 23, cùng với các lĩnh vực khác, công tác xã hội hóa trong hoạt động văn hóa đã có những chuyển biến rõ nét, tạo sức lan tỏa trong...

Cùng tác giả

Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạo

Tin mới y tế ngày 24/12: Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạoMột trong những ưu điểm nổi bật của Robot AI là giảm thời gian phẫu thuật và thời gian hồi phục cho bệnh nhân. Đột phá trong y tế nhờ công nghệ Nhờ ứng dụng công nghệ Robot AI, nhiều ca bệnh khó và nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh nhân được “trả về” do không thể phẫu thuật, đã được cứu sống....

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12 (kỳ 4): Quyết định nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai – Báo Lạng...

- Ngày 25/12, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 12 (kỳ 4) năm 2024 để xem xét quyết định các nội dung theo thẩm quyền. Tại phiên họp lần này, UBND tỉnh tập trung xem xét, cho ý kiến đối với 12 nội dung do Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình. Trong...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV – Báo...

- Chiều 25/12, Chính phủ phối hợp với Ủy Ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị.  Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết...

Quyết liệt tinh gọn, Kiên Giang đã giảm 4.299 biên chế – Báo Lạng Sơn

Ngày 24/12, Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết...

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Đồng Ý (Bắc Sơn) – Báo Lạng Sơn

- Chiều 25/12, Công ty Điện lực Lạng Sơn tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho UBND xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn để đưa vào quản lý, khai thác và sử dụng. Triển khai chuỗi hoạt động tri ân khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh, Công ty Điện lực Lạng Sơn đã thực hiện và hoàn thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại thôn Lân Páng, xã Đồng Ý, huyện...

Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Đồng Ý (Bắc Sơn) – Báo Lạng Sơn

- Chiều 25/12, Công ty Điện lực Lạng Sơn tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho UBND xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn để đưa vào quản lý, khai thác và sử dụng. Triển khai chuỗi hoạt động tri ân khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh, Công ty Điện lực Lạng Sơn đã thực hiện và hoàn thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại thôn Lân Páng, xã Đồng Ý, huyện...

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Hải quan,...

Hiểu đúng về thị trường carbon, sẵn sàng bước vào ‘cuộc chơi’ mới – Báo Lạng Sơn

Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cho việc hình thành thị trường carbon. Tuy vậy, để phát triển thị trường mới mẻ này, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những thách thức nhất định, ảnh hưởng đến tiến trình triển khai của doanh nghiệp. Ngày 25/12, được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Báo Công Thương đã tổ chức Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức. Hội thảo nhằm đẩy mạnh các nhiệm...

Điều kiện kinh doanh cơ sở đào tạo lái xe ô tô, áp dụng từ 1/1/2025 – Báo Lạng Sơn

Chính phủ ban hành Nghị định 160/2024/NĐ-CP về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh của cơ sở đào tạo lái xe ô tô. Người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp Nghị định nêu rõ, cơ sở đào tạo lái xe là loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác...

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh – Báo Lạng Sơn

- Ngày 25/12, Đoàn công tác của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) Quốc gia do ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng làm trưởng đoàn đã làm việc với BCĐ 389 tỉnh. Làm việc với Đoàn công tác có các thành viên BCĐ 389 tỉnh. Theo báo cáo tại buổi làm việc, Năm 2024, BCĐ 389 tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ...

Giá vàng hôm nay (25-12): Giá vàng trong nước giảm nhẹ – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (25-12): Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước giảm nhẹ, với mức giảm mạnh nhất là 200.000 đồng. Giá vàng trong nước hôm nay Kết thúc ngày 24-12, cả giá vàng miếng và vàng nhẫn quay đầu giảm nhẹ. Hiện tại, giá vàng các thương hiệu đang niêm yết cụ thể như sau: Vàng miếng các thương hiệu đang vào ở mức 82,3 triệu đồng/lượng và bán ra mức 84,3...

Giá xăng dầu hôm nay (25-12): Chững lại do thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ Giáng sinh – Báo Lạng Sơn

Giá xăng dầu thế giới “chững” lại do thị trường Mỹ ngừng giao dịch dịp Giáng sinh. Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ giảm. Giá dầu thế giới Hôm nay (25-12), thị trường Mỹ đóng cửa và sẽ không có báo cáo nào về thị trường dầu mỏ toàn cầu trong ngày. Trước đó, ngày 24-12, trong khi tính thanh khoản trên thị trường dầu mỏ thường rất thấp vào dịp Giáng sinh, Trung Quốc đã tạo ra chất xúc...

Nuôi gà 6 ngón theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ: Mô hình nhiều triển vọng – Báo Lạng...

- Nhằm thay đổi tư duy, tập quán trong chăn nuôi của người dân, từ tháng 5/2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp triển khai mô hình chăn nuôi gà bản địa (gà 6 ngón) theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả, có nhiều triển vọng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân. Là một trong...

Tỷ giá USD hôm nay (25-12-2024): Đồng USD tiếp tục nối dài đà tăng – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (25-12-2024): Rạng sáng 25-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 7 đồng, hiện ở mức 24.308 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,14%, hiện ở mức 108,24. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD tăng...

“Nước rút” hoàn thành khảo sát DDCI năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Theo kế hoạch của UBND tỉnh, việc tổ chức công bố kết quả xây dựng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2024 được công bố trước 15/1/2025. Hiện đơn vị chủ đầu tư và tư vấn xây dựng bộ chỉ số đang khẩn trương hoàn thành các phần việc để công bố báo cáo kết quả thực hiện khảo sát theo đúng kế hoạch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất