Powered by Techcity

Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành – Báo Lạng Sơn điện tử


Dự án xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành có tổng mức đầu tư sơ bộ là 25.540 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc bắc-nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước). (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Sáng 28/6, với 464/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc bắc-nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).

Tổng chiều dài 128,8km, chia thành 5 dự án thành phần

Dự án nhằm mục tiêu xây dựng tuyến cao tốc trọng điểm kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và các địa phương khác trong vùng với Thành phố Hồ Chí Minh, tạo không gian, động lực phát triển mới cho vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; khai thác tiềm năng sử dụng đất, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác khoáng sản, từng bước cơ cấu lại kinh tế vùng Tây Nguyên.

Về phạm vi và quy mô, dự án có tổng chiều dài khoảng 128,8km, chia thành 5 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), được áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.111ha, trong đó: đất trồng lúa khoảng 12ha; đất nông nghiệp khác khoảng 1.041ha; đất ở khoảng 12ha; đất rừng sản xuất khoảng 46ha. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch.

Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án khoảng 25.540 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách trung ương là 10.536,5 tỷ đồng, trong đó: nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 là 8.770 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 1.766,5 tỷ đồng.

Vốn ngân sách địa phương là 2.233,5 tỷ đồng, trong đó: tỉnh Bình Phước là 1.233,5 tỷ đồng, tỉnh Đắk Nông là 1.000 tỷ đồng. Vốn do nhà đầu tư thu xếp là 12.770 tỷ đồng.

Về tiến độ thực hiện, dự án cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành được thực hiện từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.

Cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc biệt

Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt trong triển khai, thực hiện dự án. Cụ thể, cho phép kéo dài thời gian giải ngân số vốn bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 để thực hiện dự án đến hết năm 2026.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.

Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần 2, 3, 4 được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm B theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư dự án thành phần 5 được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công; giao cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức thẩm định dự án theo quy định.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết trước khi Quốc hội bấm nút thông qua. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Dự án thành phần 1 được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư.

Quốc hội cũng cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và theo hướng dẫn của Chính phủ.

Ngoài ra, trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng. Việc khai thác khoáng sản quy định tại khoản này được thực hiện đến khi hoàn thành dự án. Trường hợp không phải lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản thì không phải thực hiện thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Quốc hội giao Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan; đôn đốc kiểm tra các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng dự án; quản lý, sử dụng vốn, các nguồn lực và thực hiện các cơ chế đặc thù tiết kiệm, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các địa phương bảo đảm nguồn vốn thực hiện dự án.





Nguồn: https://baolangson.vn/quoc-hoi-phe-duyet-chu-truong-dau-tu-du-an-cao-toc-gia-nghia-chon-thanh-5013134.html

Cùng chủ đề

Họp trực tuyến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa – Báo Lạng Sơn điện tử

- Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì họp trực tuyến với các địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa. Dự họp tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa gồm 4 chương,...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024 – Báo Lạng Sơn điện tử

Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương; tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024. Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương Nghị định 40/2024/NĐ-CP ngày...

Thêm nguồn vốn thúc đẩy tài chính xanh – Báo Lạng Sơn điện tử

Nhằm xây dựng một thị trường tài chính xanh (đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường) và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) sẽ cung cấp gói tài trợ 150 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Gói tài trợ của IFC bao gồm khoản đầu tư vào trái phiếu xanh lam đầu tiên...

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Cùng tác giả

Họp trực tuyến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa – Báo Lạng Sơn điện tử

- Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì họp trực tuyến với các địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa. Dự họp tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa gồm 4 chương,...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024 – Báo Lạng Sơn điện tử

Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương; tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024. Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương Nghị định 40/2024/NĐ-CP ngày...

Thêm nguồn vốn thúc đẩy tài chính xanh – Báo Lạng Sơn điện tử

Nhằm xây dựng một thị trường tài chính xanh (đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường) và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) sẽ cung cấp gói tài trợ 150 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Gói tài trợ của IFC bao gồm khoản đầu tư vào trái phiếu xanh lam đầu tiên...

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Cùng chuyên mục

Họp trực tuyến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa – Báo Lạng Sơn điện tử

- Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì họp trực tuyến với các địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa. Dự họp tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa gồm 4 chương,...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024 – Báo Lạng Sơn điện tử

Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương; tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024. Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương Nghị định 40/2024/NĐ-CP ngày...

Thêm nguồn vốn thúc đẩy tài chính xanh – Báo Lạng Sơn điện tử

Nhằm xây dựng một thị trường tài chính xanh (đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường) và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) sẽ cung cấp gói tài trợ 150 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Gói tài trợ của IFC bao gồm khoản đầu tư vào trái phiếu xanh lam đầu tiên...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Từ ngày 1/7-31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ...

Những bước không thể bỏ qua khi rút tiền từ thẻ ngân hàng – Báo Lạng Sơn điện tử

Thẻ ngân hàng cho phép rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM, nhưng nhiều người thường quên thao tác bảo mật cần thiết. Nhiều người chỉ quan tâm đến số tiền rút ra mà quên mất những thao tác bảo mật cần thiết khi rút tiền. Điều này dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi rút tiền không nên bỏ qua: Thực hiện đúng quy trình Thông thường, thời gian...

Những trường hợp nào buộc phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng? – Báo Lạng Sơn điện tử

Từ ngày 1/7, có 4 trường hợp khách hàng buộc phải ra quầy tại ngân hàng để thực hiện giao dịch nếu chuyển khoản từ 10 triệu đồng trở lên. Kể từ hôm nay (1/7), các giao dịch chuyển khoản từ 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày đều phải xác thực sinh trắc học. Quy định này nhằm giảm thiểu thiệt hại trong các vụ lừa đảo chuyển tiền trên tài khoản. 4 trường hợp bắt buộc phải ra ngân...

Tăng 2 triệu tấn than cho sản xuất điện trong nửa đầu năm 2024 – Báo Lạng Sơn điện tử

Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, than tiêu thụ 26,77 triệu tấn, trong đó cấp cho điện đạt 23,47 triệu tấn. Tháng 6, toàn TKV đã sản xuất 3,28 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ đạt 4,6 triệu tấn; đất bóc đạt 12,52 triệu m3; đào lò đạt 22.022 mét. Sản xuất 124 nghìn tấn khoáng sản Alumin quy đổi, tiêu thụ 115,3 nghìn tấn. Tinh quặng đồng...

Bình Gia: Lan toả phong trào “Ngày thứ Bảy đi cơ sở xây dựng nông thôn mới” – Báo Lạng Sơn điện tử

- Được triển khai từ năm 2022, đến nay, phong trào “Ngày thứ Bảy đi cơ sở xây dựng nông thôn mới” (NTM) đã đi vào chiều sâu, tạo sức lan toả mạnh mẽ, trở thành hoạt động thường xuyên, thu hút động đảo cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức đoàn thanh niên và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Bình Gia tích cực tham gia hưởng ứng. Qua đó, góp phần giúp...

Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ ngày 1/7 đến 31/12/2024 – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 1/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Cuộc tọa đàm quy tụ nhiều tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc như: Doosan Enerbility, Hanwa Aerospace, HD Hyundai MIPO, LG CNS, Posco… Tại tọa đàm, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất