Powered by Techcity

Quảng Ninh vươn lên từ ý chí tự lực, tự cường

Với vị trí quốc phòng quan trọng cả trên đất liền và trên biển, Quảng Ninh có vị thế trọng yếu trong phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh, chủ quyền quốc gia. Từ những thế mạnh sẵn có, cộng với ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo, những năm qua, Quảng Ninh đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai là cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Hùng Sơn

Trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua, với vai trò, trách nhiệm của một địa phương được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, luôn được Trung ương xác định có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, Quảng Ninh đã cho thấy sự vận động, phát triển không ngừng của mình. Hiếm có địa phương nào mà sự đổi mới lại diễn ra liên tục như ở Quảng Ninh, kể cả trong những thời điểm cực kỳ khó khăn khi đại dịch Covid-19 hoành hành, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Để có được những thành công đó là sự kế thừa thành tựu của nhiều thế hệ, nhất là trong những nhiệm kỳ gần đây. Với khát vọng phát triển, bằng tinh thần đổi mới sáng tạo, khơi thông, giải phóng tối đa các nguồn lực, qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tỉnh Quảng Ninh không ngừng phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh, bền vững…

Trong đó nổi bật là tỉnh đã thực hiện thành công tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ bề rộng sang chiều sâu để phát triển bền vững. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững; dịch vụ, du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; giảm dần sự phụ thuộc vào ngành than. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch, dịch vụ, y tế, giáo dục – đào tạo được đầu tư bài bản, đồng bộ, hiện đại. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có bước đột phá, nhiều năm liền dẫn đầu cả nước với các mô hình đổi mới hiệu quả, tạo chuyển biến căn bản, thúc đẩy có hiệu quả đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách lớn – nguồn động lực đột phá mạnh mẽ cho đầu tư phát triển hạ tầng.

Tỉnh cũng tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với thực hiện chương trình xây dựng NTM lấy người dân làm chủ thể và là động lực, cùng với chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) mang đặc trưng của Quảng Ninh. Từ đó, đã làm thay đổi nhận thức về tập quán sản xuất của người dân từ tự cung, tự cấp sang tư duy sản xuất hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những hướng đi tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, giá trị tăng thêm bình quân của ngành nông nghiệp tỉnh đạt 5,9%/năm; hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung về trồng trọt và chăn nuôi.

Một góc TP Hạ Long nhìn từ trên cao. Ảnh: Hùng Sơn 

Đặc biệt, trên quan điểm mỗi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau, chỉ riêng giai đoạn gần đây tỉnh đã ban hành hàng chục chính sách riêng về an sinh, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS, các đối tượng chính sách, yếu thế; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền. Hiện Quảng Ninh đã hoàn thành đưa điện lưới quốc gia đến 100% thôn, bản vùng cao, biên giới và các đảo có người dân sinh sống. Bên cạnh đó, mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay Quảng Ninh đã trở thành trung tâm đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, khu vực tăng trưởng toàn diện của phía Bắc; 7 năm liên tục (2016-2022) đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số. Trong đó năm 2020 đạt 10,05%, năm 2021 và năm 2022 đều đạt 10,28% trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (xếp thứ 13/63 toàn quốc và 3/7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ). Đi cùng với đó là tốc độ đô thị hóa đứng ở top đầu cả nước. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 đạt khoảng 269.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt trên 8.200 USD, cao nhất khu vực phía Bắc; năng suất lao động tăng trên 13%. Tổng thu NSNN tăng bình quân khoảng 10%/năm và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Tổng chi đầu tư phát triển đạt trên 48.300 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch; tỷ trọng chi đầu tư tăng lên, đạt khoảng 57-58% tổng ngân sách.

Trong khó khăn, tỉnh đã có nhiều cách làm hiệu quả để huy động nguồn lực thông qua hợp tác công tư. Giai đoạn 2020-2022, tổng thu hút vốn ngoài ngân sách đạt trên 475.200 tỷ đồng, trong đó FDI đạt 2,15 tỷ USD, tăng bình quân 54%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 267.000 tỷ đồng, tăng bình quân 10%/năm; bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 2.000 doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,684 tỷ USD, tăng bình quân trên 9%/năm.

Có thể thấy, Quảng Ninh hôm nay đã và đang thực sự đổi khác về mọi mặt, khẳng định tầm vóc mới, diện mạo mới, vị thế mới của vùng phên dậu phía Đông Bắc Tổ quốc. Đó là thành quả của những khát vọng đổi mới không ngừng, của sự nỗ lực, đồng thuận trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đây là tiền đề, nền tảng quan trọng, tạo đà cho Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững hơn nữa trong giai đoạn tới. Còn đối với mỗi công dân của Quảng Ninh, sự đổi mới của quê hương sẽ tiếp tục hun đúc thêm niềm tự hào, khát vọng được cống hiến để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nguồn:https://baoquangninh.vn/quang-ninh-vuon-len-tu-y-chi-tu-luc-tu-cuong-3264798.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành tổ chức xây dựng Đảng cần xác định chuẩn bị đại hội đảng các cấp là nhiệm vụ trọng tâm

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ban Tổ chức Trung ương; thường trực tỉnh ủy, thành ủy và lãnh đạo, chuyên viên ban tổ chức các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam...

Thủ tướng Chính phủ chủ trì diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024

Các đại biểu tham dự diễn đàn tại điểm cầu Lạng Sơn – Ngày 2/2, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 – Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX trong giai...

Năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong 10 năm liên tiếp

Với những kết quả đột phá trong năm 2023, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đề ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP hơn 10% năm 2024 , duy trì liên tục một thập kỷ đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số. Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đạt được những thành quả kinh tế-xã hội rực rỡ khi tốc độ trưởng kinh tế đạt 11,03% và là năm thứ 9 liên tiếp (2015-2023) tăng trưởng ước đạt 2...

Phát triển đa dạng thị trường khách du lịch

Năm 2024, ngành Du lịch phấn đấu đạt 17 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 3 triệu lượt; tổng thu du lịch đạt 39.100 tỷ đồng. Ngành Du lịch đã xây dựng các phương án phát triển thị trường khách du lịch, tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách. Ngành Du lịch đặt mục tiêu cơ cấu lại thị trường du lịch...

Để Quảng Ninh tiếp tục là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư

Tạo niềm tin vững chắc để thu hút đầu tư luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng của Quảng Ninh. Bởi vậy, tỉnh luôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư bằng nhiều cơ chế, chính sách như đơn giản hóa thủ tục, quy trình cũng như cân nhắc áp dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhờ đó trong năm qua Quảng Ninh đã xác lập được vị thế mới trong...

Cùng tác giả

Lãnh đạo UBND tỉnh đón tiếp Đoàn chuyên gia UNESCO đến Lạng Sơn

- Sáng 6/7, tại huyện Bắc Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình đón tiếp Đoàn chuyên gia UNESCO gồm Tiến sĩ Kristin Rangnes và Giáo sư, Tiến sĩ Tuncer Demir chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO đến thẩm định thực địa Hồ sơ đề nghị CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO. Đón tiếp đoàn, có đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó...

Lộc Bình: Chủ tịch UBND huyện đối thoại với thanh niên về thúc đẩy, quảng bá du lịch, văn hóa địa phương gắn với...

- Chiều 5/7, UBND huyện Lộc Bình tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện với thanh niên trên địa bàn huyện năm 2024 với chủ đề “Vai trò của thanh niên Lộc Bình trong thúc đẩy, quảng bá du lịch, văn hóa địa phương gắn với phát triển kinh tế - xã hội”. Dự hội nghị có lãnh đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh, lãnh đạo các phòng, ban của huyện, lãnh đạo UBND các...

Giá vàng hôm nay (6-7): Tăng mạnh – Báo Lạng Sơn điện tử

Giá vàng hôm nay (6-7): Giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh lên mức cao nhất trong 1 tháng sau khi báo cáo mới nhất cho thấy thị trường lao động Mỹ tiếp tục suy yếu. Giá vàng trong nước hôm nay Kết thúc ngày 5-7, giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn duy trì ổn định. Hiện tại, giá vàng miếng và vàng nhẫn các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau: Vàng miếng SJC đang được...

Gần 18.000 thí sinh đua tài cho hơn 2.100 suất vào các trường công an

Thí sinh được hướng dẫn vào khu vực làm thủ tục dự thi kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 – Ảnh: NGUYÊN BẢO Chiều nay (6-7), gần 18.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an đã có mặt tại các điểm thi đánh giá của Bộ Công an làm thủ tục dự thi, tăng 20% so với năm 2023. Trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho các học viện, trường...

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên được giao nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ Công an – Báo Lạng Sơn điện tử

Bộ trưởng Công an phân công Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (Người phát ngôn Bộ Công an), thay Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an được giao nhiệm vụ mới. Ngày 6/7, Bộ Công an thông báo: Thực hiện Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 9/2/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc...

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay (6-7): Tăng mạnh – Báo Lạng Sơn điện tử

Giá vàng hôm nay (6-7): Giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh lên mức cao nhất trong 1 tháng sau khi báo cáo mới nhất cho thấy thị trường lao động Mỹ tiếp tục suy yếu. Giá vàng trong nước hôm nay Kết thúc ngày 5-7, giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn duy trì ổn định. Hiện tại, giá vàng miếng và vàng nhẫn các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau: Vàng miếng SJC đang được...

Rau quả Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Đức – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp chủng loại hàng rau, củ, quả lớn thứ 18 cho Đức trong 3 tháng đầu năm 2024, đạt khoảng 9,5 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 3 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu rau quả của Đức từ các thị trường ngoài...

Giá trị tiền điện tử bị đánh cắp tăng gấp đôi lên 1,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024 – Báo Lạng Sơn...

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ tấn công mạng trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 2024 so với 1 năm trước đó, nguyên do chính bắt nguồn từ giá các loại tiền điện tử tăng cao. Báo cáo của Công ty nghiên cứu blockchain TRM Labs công bố ngày 5/7 cho biết, tin tặc đã đánh cắp số tiền điện tử trị giá hơn 1,38 tỷ USD tính...

Thiết lập hệ sinh thái Halal đầy đủ tại Việt Nam – Báo Lạng Sơn điện tử

Mặc dù nhiều cơ hội để phát triển ngành Halal, nhưng Việt Nam đang còn thiếu một hệ sinh thái Halal đầy đủ (gồm hệ sinh thái sản xuất, dịch vụ, hạ tầng cơ sở và hỗ trợ của Nhà nước) để phát triển ngành Halal bền vững. Ngày 5/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội) tổ chức hội thảo quốc tế “Phát triển hệ sinh...

Được phân cấp, phân quyền, nhiều địa phương vẫn ‘đợi’ định mức của Bộ Xây dựng – Báo Lạng Sơn điện tử

Được trao quyền nhưng nhiều địa phương vẫn phụ thuộc vào hệ thống định mức của Bộ Xây dựng. Rất ít địa phương ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về cây xanh, chiếu sáng. Rất ít địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng riêng Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã công bố các tập định mức cho một số dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc chức năng quản lý nhà nước...

Quy định về xếp lương với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức – Báo Lạng Sơn điện tử

Tại Thông tư 05/2024/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định rõ về xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức kể từ ngày 07/12/2023. Xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức kể từ ngày 07/12/2023 1- Trường hợp đang xếp lương theo các bảng lương quy định của nhà nước thì việc xếp lương tương ứng với từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức...

Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp – Báo Lạng Sơn điện tử

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Theo Nghị...

Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 80/2024/NĐ-CP – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 5/7, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối đến các điểm cầu tại 63...

Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển – Báo Lạng Sơn điện tử

Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn còn “ điểm nghẽn” cần tiếp tục được tháo gỡ; đặc biệt cần thêm trợ lực từ cơ chế, chính sách để thị trường BĐS phục hồi và phát triển. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia lĩnh vực pháp lý, BĐS tại Hội thảo: Tháo gỡ "điểm nghẽn" thúc đẩy thị trường BĐS phát triển do Báo Lao động tổ chức ngày 5/7. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Đức...

Quy định điều kiện xem xét chấp thuận khoản cấp tín dụng vượt giới hạn – Báo Lạng Sơn điện tử

Quyết định số 9/2024/QĐ-TTg nêu rõ điều kiện đối với khách hàng vay vốn cũng như tổ chức tín dụng đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 9/2024/QĐ-TTg quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quyết định nêu rõ điều kiện xem xét chấp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất