Powered by Techcity

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc: Di sản liên tỉnh mang tầm quốc tế – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa


Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng, ngày 30/1/2024, Hồ sơ đề cử chính thức và các thành phần của Hồ sơ đề cử Quần thể danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc tại 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương đã được gửi sang Trung tâm Di sản thế giới. Đây là thành công bước đầu mà Bắc Giang đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong tiến trình xây dựng hồ sơ đề cử cho một di sản liên tỉnh mang tầm quốc tế.

 Di sản văn hóa sống động

Từ ngày 5 đến 15/8/2024, Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) – tổ chức tư vấn độc lập của UNESCO bắt đầu thẩm định thực địa Hồ sơ đề cử Di sản thế giới tại 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Hải Dương. Như vậy, có thể nói, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc đang đứng trước cơ hội được UNESCO công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam, là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương mà còn là niềm tự hào của Việt Nam.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Công Doanh.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Công Doanh.

Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử nằm trong vùng địa lý của dãy núi Yên Tử (một bộ phận của cánh cung Đông Triều) ở khu vực Đông Bắc Việt Nam. Khu di sản chủ yếu là vùng miền núi nhưng cũng trải rộng xuống vùng ven biển. Quần thể gồm hàng trăm di tích và danh thắng thuộc phạm vi của 6 khu di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương); Khu di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương); Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà thuộc Khu di tích Tây Yên Từ (tỉnh Bắc Giang).

Khu di sản đề cử dạng chuỗi liên hoàn gồm 20 di tích và danh thắng, gồm: Thái Miếu, đền An Kỳ Sinh, Thái Lăng, chùa Bi Thượng, chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, cụm di tích chùa Hoa Yên, cụm di tích am – chùa Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, bãi cọc Yên Giang, bãi cọc Đồng Vạn Muối, bãi cọc Đồng Má Ngựa (tỉnh Quảng Ninh); đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, chùa Côn Sơn, chùa Nhẫm Dương, động Kính Chủ (tỉnh Hải Dương); chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà (tỉnh Bắc Giang). Thuộc tính nổi bật của Yên Tử là có nhiều khu khảo cổ học và các công trình tín ngưỡng thờ Phật, các vị thần và anh hùng dân tộc… Dù đã tồn tại hơn 7 thế kỷ nhưng quần thể này vẫn tiếp tục là những di sản văn hóa sống động cho đến tận ngày nay.

So với Quảng Ninh và Hải Dương, tỉnh Bắc Giang có số lượng di tích, danh thắng không nhiều trong thành phần hồ sơ (chỉ 2 điểm). Tuy nhiên, cả 2 điểm đều là di tích, cụm di tích tiêu biểu nổi bật có vai trò rất quan trọng. Các di tích chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang đều là di tích quốc gia đặc biệt, chứa đựng hệ thống di vật, loại hình di sản văn hóa rất độc đáo đáp ứng được các tiêu chí III, VI của UNESCO. Đây đều là các trung tâm Phật giáo lớn mang tư tưởng, dấu ấn Phật giáo Trúc Lâm thể hiện một minh chứng có ý nghĩa toàn cầu về một tôn giáo được hình thành từ nhiều tín ngưỡng khác nhau, bắt nguồn và phát triển từ Yên Tử, có ảnh hưởng tới xã hội thế tục, góp phần củng cố quốc gia, bảo đảm cho hòa bình và hợp tác khu vực.

Phật giáo Trúc Lâm trở thành một lực lượng nền tảng cho xây dựng đất nước, có đóng góp rõ rệt ở mọi phương diện, từ tinh thần, xã hội, kinh tế, chính trị và an ninh quốc gia dưới triều đại nhà Trần. Thêm vào đó còn có nhiều di sản phi vật thế vô giá minh chứng cho tư tưởng, ảnh hưởng của Trúc Lâm, nổi bật trong số này là bộ Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương; mộc bản chùa Bổ Đà – bảo vật quốc gia Việt Nam, thể hiện giá trị di sản nổi bật toàn cầu đối với Việt Nam, châu Á, thế giới. Đây cũng là nơi mang nhiều dấu ấn cho sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm – Yên Tử, dòng thiền độc đáo mang dấu ấn riêng của Việt Nam gắn với các vị vua Trần tạo ra tinh thần đại đoàn kết dân tộc, huy động các lực lượng và toàn bộ các nhóm dân tộc và tôn giáo – tín ngưỡng cho việc xây dựng một đất nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền toàn vẹn, bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh lan xuống Đông Bắc Á, Nam Á trong các thế kỷ XIII-XIV và kéo dài đến các giai đoạn sau.

 Khai thác giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Xác định giá trị, ý nghĩa vô cùng to lớn của hệ thống di sản trên, ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ về việc lập hồ sơ liên tỉnh cho di sản, qua hơn 2 năm thực hiện, tỉnh Bắc Giang đã tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Ủy ban UNESCO Việt Nam và các đơn vị được giao xây dựng hồ sơ. Tỉnh Bắc Giang tham gia thực hiện 3 đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức khảo sát thực hiện 3 đợt khai quật khảo cổ học trên địa bàn tỉnh về dấu tích thời Lý – Trần; tham gia 4 hội nghị tham vấn cùng các nhà khoa học của Bộ VHTTDL và 3 tỉnh; chủ trì nhiều đợt khảo sát liên tỉnh và các cơ quan nghiên cứu xây dựng hồ sơ tại các điểm di sản của tỉnh.




Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc đang đứng trước cơ hội được UNESCO công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam, là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương mà còn là niềm tự hào của Việt Nam.

Đến tháng 8/2024, ICOMOS thông tin, hiện hồ sơ trong đó có phần viết, khảo sát, giới thiệu về 2 điểm di tích của tỉnh Bắc Giang đã được chuyển đến ICOMOS để đánh giá và sắp xếp đoàn chuyên gia thẩm định thực địa tại Việt Nam. Từ ngày 13-14/8/2024, đoàn chuyên gia thẩm định của ICOMOS đã đến khảo sát và thực địa tại tỉnh Bắc Giang. Đoàn chuyên gia đánh giá cao giá trị của 2 di sản (chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà) cùng hệ thống các di sản liên quan nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo đó, cơ bản các di sản đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí về xây dựng hồ sơ. Đây là thành công bước đầu mà Bắc Giang đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong tiến trình xây dựng hồ sơ đề cử cho một di sản liên tỉnh mang tầm quốc tế.

Như vậy, có thể thấy, việc Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là di sản thế giới sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Đây không chỉ là sự khẳng định giá trị của quần thể di sản mà còn thúc đẩy việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị các di tích trong quần thể hiệu quả hơn nữa. Danh xưng thế giới của di sản sẽ góp phần để các di tích, dấu ấn di sản được giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn đến du khách trong nước, quốc tế, là tài nguyên quý cho phát triển du lịch của 3 tỉnh nói riêng, Việt Nam nói chung.

Để chuẩn bị tốt cho việc tôn vinh, phát huy giá trị di sản sau khi được công nhận, thời gian tới, trách nhiệm của 3 tỉnh có di sản càng phải được nhân lên hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với tỉnh Bắc Giang cần phải thực hiện tốt các giải pháp. Trong đó, cần tiến hành ngay những hành động cụ thể để chuẩn bị cho hoạt động về quản lý, bảo vệ, khai thác theo đúng quy định quốc tế cũng như luật pháp Việt Nam và định hướng phát triển bền vững mà UNESCO đặc biệt quan tâm. Xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp giữa các địa phương và các bên liên quan trong việc quản lý 2 di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà trong quần thể di sản thế giới. Rà soát các quy hoạch có liên quan trực tiếp đến 2 di sản này để điều chỉnh, thống nhất, phê duyệt phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác nhận diện di sản, bảo tồn, phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong định hướng phát triển bền vững. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng, liên tỉnh để xây dựng chuỗi các sản phẩm du lịch tâm linh. Xây dựng sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng gắn với Bắc Giang. Từ góc nhìn văn hóa ta thấy, tự thân các di tích lịch sử – văn hóa không thể trở thành sản phẩm du lịch nếu thiếu các loại dịch vụ văn hóa do ngành du lịch sáng tạo ra. Bắc Giang đang định hướng phát triển du lịch dựa trên lợi thế về di sản, trong đó có du lịch tâm linh. Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, các di tích, danh thắng gắn với quần thể di sản thời Lý – Trần là yếu tố độc đáo để định hình xây dựng thành sản phẩm du lịch “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử” hoàn chỉnh, hấp dẫn du khách.

Cùng đó, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản sâu rộng tới người dân của 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, cả nước và bạn bè quốc tế. Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, đặc biệt chú trọng đến các cộng đồng chủ thể người dân tại nơi di sản hiện hữu để nâng tầm hiểu biết, ý thức bảo vệ di sản một cách tốt nhất. Mặt khác, tăng cường đầu tư, có thêm nhiều chính sách cho công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị 2 điểm di tích. Chú trọng việc bảo tồn tính nguyện vẹn, yếu tố gốc của di sản theo công ước của UNESCO tránh các tác động gây hại làm biến dạng, hư hại di sản. Thực hiện tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, không gian văn hóa liên quan đến di sản.





Nguồn: https://baolangson.vn/quan-the-di-tich-va-danh-thang-yen-tu-vinh-nghiem-con-son-kiep-bac-di-san-lien-tinh-mang-tam-quoc-te-5020200.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dominicana – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19 đến 21/11/2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ số vào quản lý tín dụng chính sách – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, từ tháng 10/2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Mai Pha,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường...

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Đan Mạch: Cơ hội hợp tác về năng lượng tái tạo – Báo Lạng Sơn

Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch về hợp tác phát triển ngành vận tải biển và năng lượng xanh. Trong khuôn khổ chuyến thăm Đan Mạch, ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk - doanh nghiệp vận tải biển và...

Đại biểu Quốc hội tỉnh nêu ý kiến đóng góp vào báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị...

- Ngày 26/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên thảo luận tại hội trường về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Đình Lập – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) tại huyện Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, đến nay, huyện Đình Lập có 9/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 16,8 tiêu chí, dự kiến hết năm 2024, bình...

Tổ chức giao lưu dân ca chợ phiên xã Tân Thành, huyện Cao Lộc – Báo Lạng Sơn

  - Ngày 26/11, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và truyền thông huyện Cao Lộc tổ chức chương trình giao lưu dân ca chợ phiên tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc. Tại chương trình, các nghệ nhân, người dân trong và ngoài xã đã tham gia trình diễn, giao lưu các tiết mục hát sli, lượn, then… đặc sắc của người Tày, Nùng với nội dung về tình yêu...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ HĐND tỉnh cuối năm 2024...

- Ngày 26/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo UBND các huyện: Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Lộc Bình. Trong chương trình,...

Cùng chuyên mục

Tổ chức giao lưu dân ca chợ phiên xã Tân Thành, huyện Cao Lộc – Báo Lạng Sơn

  - Ngày 26/11, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và truyền thông huyện Cao Lộc tổ chức chương trình giao lưu dân ca chợ phiên tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc. Tại chương trình, các nghệ nhân, người dân trong và ngoài xã đã tham gia trình diễn, giao lưu các tiết mục hát sli, lượn, then… đặc sắc của người Tày, Nùng với nội dung về tình yêu...

ICOMOS đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc – Báo Lạng...

ICOMOS sẽ gửi thông tin sớm nhất để phía Việt Nam chủ động nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trước ngày 28/2/2025 hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc. Ngày 25/11, tại Paris (Pháp) đoàn Việt Nam tham gia đối thoại với Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) về Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc. Đoàn đối thoại của Việt...

Lạng Sơn có một tác giả trẻ đạt giải nhì tại Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Tự hào một dải biên cương” lần thứ...

- Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật...

Di sản văn hóa – nguồn lực phát triển của đất nước

Cả nước hiện đã xếp hạng hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, thành; 3.621 di tích quốc gia, 130 di tích quốc gia đặc biệt, trên hơn 40.000 di tích, khoảng 7.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó tới nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng...

CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU DÂN CA ĐẶC SẮC CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TỈNH BẮC GIANG VÀ TỈNH LẠNG SƠN NHÂN DỊP …

           Tối 22/11/2024, tại không gian Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình Giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.         Tham gia chương trình có gần 100 diễn viên, nghệ nhân, đến...

Thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi: Thêm hành lang pháp lý‎ để bảo vệ di sản – Báo Lạng Sơn

Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật Di sản văn hóa sửa đổi được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 - đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với...

CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT VĂN NGHỆ SĨ, NGHỆ NHÂN TIÊU BIỂU VÀ TỌA ĐÀM NHÂN DỊP KỶ NIỆM NGÀY DI SẢN VĂN …

Chiều ngày 22 tháng 11 năm 2024, tại Trung tâm tổ chức hội nghị The Pride, Thành phố Lạng Sơn. UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm, trân trọng của các cấp, các ngành trong tỉnh đối với công tác bảo...

Ra mắt Câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định – Báo Lạng Sơn

- Sáng 24/11, UBND huyện Tràng Định tổ chức ra mắt câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định. Câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định được thành lập với 29 thành viên là học sinh, người dân trên địa bàn huyện có đam mê và năng khiếu về âm nhạc. Câu lạc bộ hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản dưới sự điều hành của chủ nhiệm câu lạc bộ. Nhiệm...

Điệu then vang đất Sơn Tây

Nguồn: https://baolangson.vn/dieu-then-vang-dat-son-tay-5029534.html

Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 chủ đề “Dòng chảy di sản” với nhiều hoạt động đặc sắc đã được chuẩn bị sẵn sàng chào đón du khách trong nước và quốc tế. Chương trình tổng duyệt cho Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 đã hé lộ sân khấu hoành tráng, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư, Ninh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất