Powered by Techcity

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Khắc ghi lời thề giữ biển

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ.

Các chiến sỹ và học sinh xem ảnh tại triển lãm ảnh “Hoàng Sa - Trường Sa trong lòng Quảng Ngãi”. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN)

Các chiến sỹ và học sinh xem ảnh tại triển lãm ảnh “Hoàng Sa – Trường Sa trong lòng Quảng Ngãi”. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN)

Hoàng Sa, Trường Sa – hai tiếng gọi thiêng liêng ấy là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam.Chủ quyền đối với hai quần đảo ấy đã được dân tộc Việt Nam xác lập từ rất sớm, bằng con đường hòa bình và được các triều đại, Nhà nước Việt Nam liên tục thực thi và bảo vệ một cách hợp pháp.

Biển đảo Việt Nam – nhìn từ lịch sử

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ.Việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành – nguyên tắc chiếm hữu thật sự – của Công pháp quốc tế.Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các hòn đảo vô chủ cho đến thế kỷ XVII. Lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa và ban đầu được người Việt gọi chung một tên nôm là Bãi cát Vàng (thể hiện trong bản đồ cổ của Việt Nam mang tên “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” do nhà địa lý Đỗ Bá biên soạn và hoàn thành năm 1686).Sinh thời nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726-1784) trong cuốn “Phủ Biên tạp lục” viết về phủ Quảng Nghĩa, xã An Vĩnh thuộc huyện Bình Sơn đã nói rất kỹ về Bãi cát Vàng: “…Ngoài biển về phía Ðông Bắc, có nhiều cù lao, có đến hơn 130 hòn, cách nhau qua biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có hồ nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn. Trên đảo có vô số tổ yến, các giống chim có hàng ngàn hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh, trên bãi cát vật lạ rất nhiều…”“Ðại Nam thực lục tiền biên” soạn năm 1754 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát còn nói rõ hơn về Hoàng Sa và Trường Sa: “Ở đấy có hơn 300 bãi cát, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục là Vạn lý Trường Sa, trên đảo có giếng nước ngọt.”“Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1782-1840) là bộ bách khoa thư lớn của thế kỷ XIX, được hoàn thành vào năm 1821 cũng nói rõ: “Các đời chúa Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh thay phiên nhau đi lấy những hải vật. Hằng năm cứ đến tháng 3, khi nhận được mệnh lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ tìm kiếm các thứ… Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn đến thành Phú Xuân, đưa nộp.”Theo Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ: “Trong kho lưu trữ ở Huế, chúng ta đã tìm được những bút phê của nhà vua trong việc thành lập đội Hoàng Sa, rồi cử đội này ra Hoàng Sa và Trường Sa, với thời gian cụ thể và cả các quyết định phong chức cho các đội trưởng để chỉ huy ra Hoàng Sa và Trường Sa như Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật… Chúng ta cũng tìm được trong các gia phả của các dòng họ ở xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn các văn bản của nhà vua trong việc cử các đinh tráng xung vào đội Hoàng Sa. Đây chính là bằng chứng pháp lý để nói rằng, rõ ràng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

ttxvn-khao-le-the-linh-8856.jpg
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa-Bằng chứng sống động về chủ quyền biển đảo. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)
Như vậy, Việt Nam không chỉ có sự hiểu biết lâu đời về hai quần đảo này mà còn chiếm hữu thực sự chúng ít nhất từ thế kỷ XVII, là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền trên các quần đảo này.
Các tài liệu lịch sử của Việt Nam rất nhiều và khớp với các tài liệu nước ngoài đáng tin cậy cho phép kết luận rằng, từ lâu và liên tục trong hàng mấy trăm năm, từ triều đại này đến triều đại khác, Nhà nước Việt Nam đã làm chủ và luôn duy trì quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trong “Bộ Atlas thế giới” của Philippe Vandermaelen (1795-1869) – nhà địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội Địa lý Paris, xuất bản năm 1827 tại Brussels, Việt Nam được giới thiệu trong các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110 đều có ghi chú rõ ràng, quần đảo Hoàng Sa (Paracels) thuộc chủ quyền của Đế chế An Nam (Empire d’An-nam).
Đặc biệt, tờ bản đồ Partie de la Cochinchine (tờ số 106-châu Á) là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, minh chứng một cách rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa đã được quốc tế ghi nhận.
Ngày nay, trong các làng trại ở ngoài đảo Lý Sơn, những người cao niên vẫn còn kể nhiều câu chuyện của ông cha họ khi xưa theo lệnh của các vua triều Nguyễn xung vào đội Hoàng Sa ra biển tuần du và kiếm báu vật…
Ngày 20/2 âm lịch hằng năm, làng tổ chức lễ Kỳ Yên, đồng thời Khao lề thế lính Hoàng Sa, Trường Sa. Trong buổi lễ có mời pháp sư về cúng tế, triệu vớt các vong linh bị trầm luân nơi biển cả trở về với tổ tiên.
Trong buổi tế có hình nộm, thuyền bè, phẩm vật hiến cúng cho người đã mất như gạo, muối. Trên đảo còn có miếu thờ cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết, cai đội Phạm Quang Ảnh, nhà thờ cai đội Phạm Hữu Nhật…

Sắt son lời thề giữ biển

Chủ quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. Tuyên ngôn về chủ quyền đất nước “Nam quốc sơn hà” ngàn năm trước đã được các thế hệ người Việt tiếp nối. Các thế hệ người Việt Nam đã đổ biết bao công sức, máu xương để xác lập chủ quyền, giữ gìn lãnh thổ, các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

ttxvn-chao-co-truong-sa-7431.jpg
Cán bộ, chiến sỹ, người dân trên đảo cùng tham gia nghi lễ chào cờ tại đảo Trường Sa (Khánh Hòa). (Ảnh: Thu Phương/TTXVN)

Cách đây hàng trăm năm, những người con ưu tú của nước Việt Nam đã vượt muôn vàn khó khăn, gian khổ, xả thân giữa biển khơi mênh mông vì chủ quyền đất nước. Những câu ca lưu truyền trong dân gian còn tới hôm nay, như: “Hoàng Sa đi có về không – Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi” là minh chứng cụ thể nhất cho sự quả cảm, các kỳ tích mà họ đã lập nên.

Khâm phục biết bao và cũng xúc động biết bao khi mỗi người trước khi thuyền nhổ neo, sẽ chuẩn bị một đôi chiếu, bảy sợi dây mây, bảy đòn tre để nếu hy sinh thì đồng đội bó lại, gắn tấm thẻ tre ghi tên tuổi, quê quán rồi thả xuống biển, cầu mong nếu thân xác may mắn dạt được vào bờ, người trong đất liền biết đó là ai!Chính vì “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn – Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây” mà trong nhiều thế kỷ trước, triều đình đã có sắc truy phong một số cai đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa là “Thượng đẳng thần” và những người lính Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa là “Hùng binh Hoàng Sa.”Tinh thần quả cảm, quyết tâm vô hạn, dũng cảm phi thường của thế hệ ông cha lại được thế hệ sau nối tiếp. Điển hình là cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trên bãi đá Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao ngày 14/3/1988.

Nơi đầu sóng, ngọn gió, phương tiện vũ khí hạn chế, không có bờ đất, công sự che thân, nhưng với tình yêu đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng trên 3 con tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 và lực lượng bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao đã nêu cao ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.“Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng” – câu nói của Anh hùng liệt sỹ, thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma lúc ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Sự kiện lịch sử Gạc Ma đã minh chứng một cách đầy đủ, rõ nét phẩm chất những chiến sĩ cách mạng kiên trung, những người con ưu tú của đất nước, sẵn sàng xả thân, không lùi bước, quyết lấy máu mình để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo – thành tố quan trọng của văn hóa biển, đảo Việt Nam

Biển, đảo Việt Nam không chỉ trải suốt dọc chiều dài đất nước hàng ngàn cây số bờ biển, với hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ, từ Bắc vào Nam, mà ở sâu trong tiềm thức người Việt gắn với truyền thuyết về cội nguồn dân tộc và văn hóa biển đặc sắc.

Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ bọc trăm trứng sinh ra trăm người con, 50 người con lên rừng, 50 người con xuống biển lập nghiệp đã cho thấy, từ xa xưa, tổ tiên ta không chỉ sinh sống trên đất liền mà còn gắn bó với biển khơi. Những truyền thuyết khác về Chử Đồng Tử, Mai An Tiêm… phản ánh người Việt cổ đã chú ý tới khai thác nguồn lợi từ biển.

ttxvn-hoang-sa-truong-sa-2129.jpg
Học sinh xem triển lãm tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa tại Quảng Trị. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)

Đó là tư duy sơ khai nhất về quá trình chinh phục biển của người Việt cổ. Ẩn chứa trong những câu chuyện là bài học về nghị lực, trí sáng tạo của tổ tiên Việt Nam trong công cuộc chinh phục, khai phá biển, đảo; cũng như cho thấy rằng ý thức của người Việt Nam đối với biển đảo có từ rất sớm.

Các thế hệ người Việt đã xây dựng và vun đắp nên một nền văn hóa biển đặc sắc Việt Nam, từ phong tục tập quán, những tri thức, kinh nghiệm, đời đời ngấm vào máu thịt người dân, trở thành ca dao, tục ngữ; đến nghệ thuật biểu diễn, nghi lễ…; nghệ thuật tạo hình với các đình, lăng thờ cá Ông (cá voi)…; các lễ hội của người dân ven biển, trong đó tiêu biểu là lễ hội nghinh Ông.

Ngoài ra, một thành tố đặc biệt quan trọng của văn hóa biển, đảo Việt Nam là văn hóa bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Đây là câu chuyện đã có từ rất sớm và được các vương triều phong kiến quan tâm. Như nhà Trần là vương triều xuất thân từ những dân chài, rất hiểu về biển, biết sử dụng biển như là thành tố để bảo vệ quốc gia.

Tới triều Nguyễn, Vua Gia Long còn khảo sát và đo đạc đường biển, ra sách về các cửa biển và hướng dẫn đi lại trên các cửa biển; Vua Minh Mệnh tiếp tục khảo sát, đo đạc đường biển, vẽ bản đồ, dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thời Vua Tự Đức có nhân vật rất tiêu biểu là Bùi Viện – nhà canh tân hướng biển – có công xây dựng cảng Hải Phòng, phát triển kinh tế biển.

Sau này, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, biển cũng đã được sử dụng là thành tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của quân và dân ta. Nhiều chiến công vang dội của Quân đội ta trên biển, trong đó có Đường Hồ Chí Minh trên biển là sáng tạo độc đáo trong lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Có thể nói, từ muôn đời nay, cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở các vùng biển, ven biển luôn hòa quyện, gắn bó với biển, đảo, xác lập và thực thi chủ quyền, khai thác, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo – một phần “máu, thịt” gắn liền với sự trường tồn của Tổ quốc./.

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/quan-dao-hoang-sa-truong-sa-khac-ghi-loi-the-giu-bien-post921709.vnp

Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; trong đó chủ quyền đối với Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ 17. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: Như đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để...

Đánh giá đúng những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam”. Hơn 60 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành về lịch sử, văn hóa, lãnh đạo các địa phương gửi tới hội thảo đã có những nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, công bằng...

Hội thảo “Lịch sử hình thành, phát triển phố chợ Kỳ Lừa và con đường đi sứ tại tỉnh Lạng Sơn gắn với phát...

Các đại biểu tham dự hội thảo – Sáng 21/11, tại thành phố Lạng Sơn, Hội Di sản văn hóa tỉnh tổ chức hội thảo “Lịch sử hình thành, phát triển phố chợ Kỳ Lừa và con đường đi sứ tại tỉnh Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch”. Tham dự có đại diện một số sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố; ban quản lý các di tích trên địa bàn tỉnh; các nhà...

Hơn 14.000 lượt thiếu nhi tham gia Cuộc thi trực tuyến “Em yêu lịch sử Việt Nam”

Lãnh đạo Cung Thanh thiếu nhi Lạng Sơn phổ biến cách tham gia cuộc thi – Từ ngày 25/10 đến 8/11/2023, Cung Thanh thiếu nhi Lạng Sơn triển khai Cuộc thi trực tuyến “Em yêu lịch sử Việt Nam”. Cuộc thi dành cho các em đội viên, thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 15 đang học tập tại các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh. Tham gia cuộc thi, các em đội viên, thiếu nhi trả...

‘Truyện về Hồ Chí Minh’ – Tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Truyện về Hồ Chí Minh” là ấn phẩm có giá trị, góp phần làm sáng rõ cuộc đời, sự nghiệp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến những năm đầu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Truyện về Hồ Chí Minh”. Ấn phẩm do...

Cùng tác giả

Đại biểu Quốc hội thảo luận về thí điểm thực hiện nhà ở thương mại, chủ trương đầu tư các dự án quan trọng...

- Ngày 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; các chủ trương đầu tư liên quan đến đường sắt tốc độ cao, cảng hàng không và chương trình mục tiêu quốc...

Đợt 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Những điểm nhấn nổi bật – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Chiều 13/11, sau 20 ngày làm việc, đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật. Ngay trong ngày làm...

Báo chí phải kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Một số đại biểu Quốc hội cho biết báo chí truyền thống cần phải có tư duy sáng tạo hơn nữa để kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số để vừa đáp ứng yêu cầu, vừa đến người dân một cách nhanh chóng. Báo chí truyền thống cần phải có tư duy sáng tạo hơn nữa để kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số để vừa đáp ứng được yêu cầu, vừa đến người dân một...

Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội thu hút đông đảo khách tham quan

Được “đánh thức” từ những dự án nghệ thuật đầy thú vị và mới mẻ, tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội đã trở thành điểm đến của nhiều du khách yêu di sản, thích khám phá vẻ đẹp lịch sử trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân là Viện đại học Đông Dương, lần đầu mở cửa đón khách tham quan với các triển lãm...

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, tối 13/11, giờ địa phương (sáng 14/11, giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru Gustavo Adrian Adrianzén. Nguồn: https://baolangson.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-peru-5028421.html

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội thảo luận về thí điểm thực hiện nhà ở thương mại, chủ trương đầu tư các dự án quan trọng...

- Ngày 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; các chủ trương đầu tư liên quan đến đường sắt tốc độ cao, cảng hàng không và chương trình mục tiêu quốc...

Đợt 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Những điểm nhấn nổi bật – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Chiều 13/11, sau 20 ngày làm việc, đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật. Ngay trong ngày làm...

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, tối 13/11, giờ địa phương (sáng 14/11, giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru Gustavo Adrian Adrianzén. Nguồn: https://baolangson.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-peru-5028421.html

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện...

- Sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác của Chính phủ đến dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Đoàn Thị Hậu, Ủy...

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Chiều 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội. Theo đó, Quốc hội quyết nghị, tổng số thu ngân sách trung ương năm 2025 là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng. Sử dụng 60 nghìn tỷ đồng nguồn tích...

Thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, cụ thể số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.548.958 tỷ đồng. Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025...

Những giải pháp hay giúp ‘thức dậy’ những mùa vàng

Chuyến xe “Thức giấc với mùa vàng” kết nối bà con Từ những thách thức từ tự nhiên Tuy đất nông nghiệp chiếm khoảng 85% diện tích đất của cả nước, nhưng ngoài một số khu vực đất phì nhiêu như Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, các khu vực canh tác còn lại của Việt Nam đều có chất lượng đất chưa cao. Một số khu vực cằn cỗi tự nhiên,...

Tăng cường hợp tác về nông nghiệp, năng lượng giữa Việt Nam và Cuba – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Cho rằng Việt Nam và Cuba có nhiều điểm tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng. Sáng 13/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Chủ tịch Quốc...

Chi Lăng tổng kết Đề án xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở giai đoạn 2019 – 2024 – Báo...

- Ngày 13/11, Huyện ủy Chi Lăng tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn huyện Chi Lăng. Ngay sau khi Đề án số 01-ĐA/BDVTU-UBND ngày 24/4/2019 của Ban Dân vận Tỉnh ủy và UBND tỉnh về việc xây dựng mô hình điểm “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được ban...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11 (kỳ I): Thảo luận cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 13/11, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11 (kỳ I) để xem xét, thảo luận, cho ý kiến quyết định các nội dung theo thẩm quyền. Tham dự phiên họp có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành và các huyện, thành phố. Theo chương trình, phiên họp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất