Powered by Techcity

Phát triển du lịch xanh: Hướng đi nhiều triển vọng

– Trước bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, những năm gần đây, du lịch xanh đã phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ những chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững với ngày càng nhiều du khách đến trải nghiệm.

Du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại vườn dẻ xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn

Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, còn gọi là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn… Du lịch xanh là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Với 12.500 cây na trên tổng diện tích 25 ha, vườn na Lũng Than, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng đã trở thành điểm du lịch sinh thái mang đến nhiều trải nghiệm ấn tượng, thú vị đối với du khách trong và ngoài nước. Chị Yuri, du khách đến từ nước Nga cho biết: Tham gia chuyến du lịch tại đây, ngoài được thưởng thức món ăn ngon, tận hưởng cảnh đẹp, tôi còn được tự tay hái những quả na và vận chuyển na bằng “cáp treo”. Tôi sẽ giới thiệu với bạn bè biết đến điểm du lịch này để họ đến và có những trải nghiệm thú vị như tôi.

Được biết, điểm du lịch sinh thái vườn na Lũng Than, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng đưa vào khai thác từ đầu tháng 7/2023 đến nay đã đón trên 1.000 lượt khách. Bà Đinh Thị Thao, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chi Lăng cho biết: Đầu tháng 7/2023, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện đã tham mưu Ban Chỉ đạo phát triển du lịch huyện lựa chọn Lũng Than đưa vào thí điểm xây dựng mô hình du lịch sinh thái. Để thu hút du khách, phòng đã phối hợp xây dựng tiểu cảnh, pano lớn có gắn mã QR quảng bá du lịch và một số chỗ ngồi bằng xích đu dọc lối đi để phục vụ du khách trải nghiệm, rất nhiều du khách thích thú chụp ảnh check-in tại đây.

Trên thực tế, du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm các sản phẩm nông nghiệp là một hướng đi mới, triển vọng không chỉ của Chi Lăng. Trên địa bàn huyện Bắc Sơn hiện có các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp thu hút khách du lịch trong, ngoài nước gồm: suối Mỏ Mắm, vườn quýt Hang Hú, làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn. Bà Dương Hồng Hạnh, Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Sơn cho biết: Để tiếp tục nhân rộng các mô hình du lịch gắn với nông nghiệp, chúng tôi đang nghiên cứu phát triển một số giải pháp trọng tâm như: hỗ trợ nhà vườn trên địa bàn trong việc tạo tiểu cảnh tại vườn và quảng bá thu hút người dân đến trải nghiệm; vận động các cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp triển khai mô hình, xây dựng các tour tham quan vườn cây ăn quả, canh tác nông nghiệp tại một số xã: Chiến Thắng, Tân Hương, Vũ Lăng.

Không riêng huyện Chi Lăng, Bắc Sơn, những năm gần đây, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã quan tâm phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm, tiêu biểu như: mô hình vườn dẻ, quýt, nho, dâu tây (thành phố Lạng Sơn); mô hình trải nghiệm làm nông dân, trải nghiệm những sinh hoạt, lao động, ẩm thực thường ngày của người dân làng du lịch cộng đồng Hữu Liên, Yên Thịnh (Hữu Lũng)…. Những mô hình này đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn, thu hút du khách trong nước, quốc tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Ông Lưu Bá Mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Để tạo ra sản phẩm du lịch nông thôn đặc sắc, góp phần thu hút khách du lịch đến với Lạng Sơn, Sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Theo đó sẽ tập trung khai thác những giá trị nổi trội và khác biệt, ưu tiên phát triển các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với du lịch một cách hài hòa, phù hợp với điều kiện từng địa bàn.

“Để khai thác và phát triển du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch xanh một các bền vững tôi nghĩ rằng các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh nên tiếp tục mời các chuyên gia tới khảo sát hệ thống thảm thực vật, hang động… để có những định hướng đúng trong việc khai thác, phát triển các tài nguyên du lịch này. Tài nguyên du lịch xanh sẽ được phát huy tốt nếu chúng ta có chính sách hỗ trợ, có cơ chế quản lý tốt và chặt chẽ hơn. Đơn cử, tại các điểm du lịch nông thôn chúng ta có thể xây dựng các hợp tác xã du lịch, chia ra thành các tổ dịch vụ sao cho phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu của du khách như: tổ vận tải, vận chuyển; tổ lưu niệm; tổ cơ sở lưu trú phục vụ khách; tổ hướng dẫn viên địa phương…). Đồng thời, đảm bảo không tác động đến môi trường thiên nhiên, không phá hoại cảnh quan cũng như không làm mất đi nét đặc trưng của văn hóa bản địa. Nếu làm được như vậy, tôi tin du lịch Lạng Sơn sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.

Ông Nguyễn Xuân Hải, Giám Đốc Viện Phát triển du lịch bền vững Việt Nam

Ngày 6/1/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, đánh giá, thu thập dữ liệu hiện trạng phát triển du lịch nông thôn hiện nay trên địa bàn các huyện: Bắc Sơn, Hữu Lũng, Đình Lập, Chi Lăng, trong đó tập trung đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch nông thôn, hiện trạng nguồn nhân lực du lịch nông thôn.

Bà Trần Thị Bích Hạnh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh cho biết: Trong năm 2023, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch đã triển khai các kế hoạch phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Thịnh (huyện Hữu Lũng) và xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng)… Theo đó, chúng tôi đã thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch; Tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng; tổ chức chương trình khảo sát, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch phục vụ phát triển thị trường và sản phẩm du lịch; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và phát triển du lịch; sản xuất phim ngắn để quảng bá, xúc tiến du lịch nông thôn… Bên cạnh đó, trong tất cả các gian hàng tham gia các sự kiện hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế, trung tâm đều có gian trưng bày về các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh và các sản phẩm du lịch nông nghiệp sinh thái của Lạng Sơn.

Cùng đó, UBND tỉnh đã lựa chọn 3 điểm ở 3 huyện Đình Lập, Hữu Lũng và Chi Lăng để chuẩn bị hỗ trợ đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng nội dung tuyên truyền, xây dựng dữ liệu các địa điểm để phục vụ xúc tiến quảng bá điểm du lịch nông thôn. Cùng đó, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh đã in 2.000 tờ rơi, xây dựng 1 trang web quảng bá du lịch nông thôn, nông sản Xứ Lạng và dự kiến trong tháng 10/2023 sẽ tổ chức 2 lớp tập huấn cho các hộ dân trên địa bàn huyện Hữu Lũng và Chi Lăng.

Với sự định hướng đúng đắn của UBND tỉnh và sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tin tưởng rằng, du lịch xanh, đặc biệt là du lịch nông thôn, du lịch sinh thái gắn với các sản phẩm nông nghiệp tiếp tục được đầu tư ngày càng phát triển quy mô hơn, chuyên nghiệp hơn và trở thành hướng đi triển vọng của du lịch Lạng Sơn. Qua đó, góp phần đạt được mục tiêu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là “phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy Xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng có gần 100% đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là người Nùng và người Tày. Theo lời kể của các bậc cao niên trong xã, điệu hát Then gần như đã bị lãng quên, trong xã không ai biết hát. Thế nhưng khoảng 5 -7 năm nay, khi có điện thoại thông minh, người dân mới tìm lại điệu hát Then cũ,...

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”

Các tỉnh vùng Việt Bắc gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang đã thống nhất tổ chức chương trình ở quy mô cấp khu vực gắn với một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949-24/8/2024). Điểm nhấn đầu tiên của chương trình là việc 6 tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và chương trình...

Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn khảo sát một số mô hình phát triển du lịch tại thành phố Bắc Hải, Quảng Tây, Trung...

Ông Liêu Phẩm Hổ, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đón chào đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ và các thành viên Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn – Thực hiện chương trình làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc, ngày 27/2, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc  – Sáng 27/2, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch...

Cùng tác giả

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Cùng chuyên mục

Khai thác tiềm năng, thế mạnh Khu du lịch Na Hang-Lâm Bình

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang-Lâm Bình thuộc huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, được nhắc đến như một điểm sáng với nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Được tạo hóa ban tặng những cảnh sắc hùng vĩ, hệ thống rừng nguyên sinh, thảm thực vật phong phú và cộng đồng văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, hai huyện Na Hang và Lâm Bình đã...

Khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực Lạng Sơn  

 - Trong 2 ngày (25 và 26/11), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức đoàn khảo sát xây dựng sản phẩm “Food tour” (du lịch ẩm thực) Lạng Sơn. Tham gia đoàn có gần 150 đại biểu là các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, đại diện các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh, đại diện các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh và các nhà sáng...

Việt Nam giữ vững “phong độ” là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Mỗi loại hình di sản của Việt Nam đều mang vẻ đẹp độc đáo riêng có cùng câu chuyện của riêng mình. Những sắc màu đó góp phần tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn du khách quốc tế đến khám phá dải đất hình chữ S. Tổ chức Giải thưởng Thế giới (World Travel Awards) vừa chính thức công bố Việt Nam là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024, trong khuôn khổ lễ trao giải tại...

Khám phá “phở robot” trong Lễ hội Ẩm thực

Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực 2024, trong đó, điểm nhấn được nhiều người quan tâm là “phở robot” với robot tham gia một số công đoạn nấu nướng và phục vụ. Chiều 25/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã công bố các hoạt động của Lễ hội văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội sẽ diễn ra từ ngày...

Liên đoàn Du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Hội nghị thường niên TAFI thu hút khoảng 400 đại lý du lịch hàng đầu Ấn Độ, sẽ tạo cơ hội lớn để quảng bá du lịch Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị...

Những địa điểm nhất định phải ghé thăm khi khám phá phía Đông Đài Loan

So với các vùng đô thị tấp nập hiện đại, khu vực phía Đông của Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên mang một sắc màu riêng biệt. Nhắc đến Đài Loan (Trung Quốc) người ta thường nghĩ tới khu vực nổi tiếng như Đài Bắc, Đào Viên nằm ở phía Bắc vùng đất này. Đó không chỉ là nơi du học lý tưởng của các sinh viên quốc tế mà còn...

Việt Nam tiếp tục được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024

Lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng này, Việt Nam đã phải vượt qua hàng loạt ứng cử viên "nặng ký" khác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Việt Nam vừa được Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới (World Golf Awards) lần thứ 11 vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024." Sự kiện vừa diễn ra cuối tuần qua, tại Madeira, Bồ Đào Nha. Đáng...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy Di sản" là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản." Dự chương trình có: Bí thư Trung ương...

Khảo sát, đánh giá tiềm năng xây dựng tuyến thực hành trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cho sinh viên Trường Đại...

- Trong 2 ngày (23 – 24/11), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá tiềm năng xây dựng tuyến thực hành trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cho sinh viên chuyên ngành du lịch địa chất của Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội.     Theo đó, đoàn đã khảo...

Ấn tượng tàu kết nối di sản

Chiều 22/11, Hành trình “Kết nối di sản miền trung” của Đường sắt Việt Nam được vinh danh dẫn đầu hạng mục hoạt động-dịch vụ trải nghiệm ấn tượng trong Chương trình bình chọn “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế 2024”. Sau 8 tháng hoạt động, tàu “Kết nối di sản miền trung” đã đón gần 170 nghìn lượt hành khách trong nước và quốc tế trải nghiệm cung đường sắt đẹp nhất dải đất hình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất