Powered by Techcity

Phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên vùng đất Chín Rồng


Bảo tồn hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với lan tỏa giá trị, phát triển thành sản phẩm du lịch là một trong các giải pháp được các địa phương thực hiện.

Đua ghe ngo trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Đua ghe ngo trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)

Đồng bằng sông Cửu Long có trên 40 dân tộc cùng sinh sống. Các địa phương trong vùng luôn quan tâm, gắn kết phát triển kinh tế-xã hội với bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc, trong đó có các dân tộc thiểu số, góp phần tạo sự phát triển toàn diện, bền vững.

Đa dạng và thống nhất

Theo Vụ Công tác dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc), tại Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng, đan xen với dân tộc Kinh. Các dân tộc có bản sắc văn hóa và tôn giáo truyền thống như: dân tộc Khmer với Phật giáo Nam tông, dân tộc Chăm với Hồi giáo Islam… Bên cạnh đó, tiếng nói, chữ viết và đặc trưng văn hóa của từng dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú, đặc sắc, thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể triển khai đồng bộ, bài bản.

Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 đang được triển khai, trong đó có dự án thành phần là Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

An Giang là tỉnh giàu bản sắc văn hóa, đa dân tộc, đa tôn giáo. Các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng chung sống hòa thuận lâu đời, trải qua tiến trình lịch sử đã hình thành nhiều giá trị văn hóa, thể hiện sinh động qua hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (nghệ thuật ẩm thực, trang phục, nghề thủ công truyền thống, nghi lễ, lễ hội, diễn xướng dân gian, các loại hình nghệ thuật, ngôn ngữ…).

Đến nay, An Giang có gần 90 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 30 di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia. Tỉnh có trên 100 lễ hội truyền thống, nhiều nghề thủ công, nghệ thuật trình diễn, ẩm thực, trang phục, tri thức dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa và một số dân tộc thiểu số khác.

Ban Dân tộc tỉnh An Giang thông tin, quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, tỉnh luôn tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc tổ chức các ngày lễ, Tết theo phong tục cổ truyền, tổ chức biểu diễn, giới thiệu các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc.

An Giang đã lập kế hoạch trùng tu di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh trong các giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025; đề xuất Trung ương hỗ trợ trùng tu nhiều di tích cấp quốc gia. Đặc biệt, người dân đóng góp kinh phí cùng Nhà nước trùng tu 69 đình làng, góp phần bảo tồn, gìn giữ các thiết chế văn hóa truyền thống làng, xã.

Đua bò Bảy Núi An Giang 2023. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Đua bò Bảy Núi An Giang 2023. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Cùng với đó, nhiều di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia như: Lễ hội đua bò Bảy Núi, kỹ thuật khắc chữ trên lá Buông, nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer; di sản nghề dệt thổ cẩm, nghi lễ vòng đời của người Chăm.

Các di sản đã trở thành niềm tự hào chung của đồng bào các dân tộc, góp phần khẳng định sự phát triển vừa đa dạng, vừa thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Cùng ở Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng có số dân khoảng 1,2 triệu người, chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị luôn quan tâm công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết, triển khai Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, tỉnh tổ chức khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa nhiều di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn lễ hội tại các địa phương, từ đó khai thác, xây dựng sản phẩm phát triển du lịch.

Tỉnh cũng tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy thực hành một số di sản văn hóa phi vật thể; xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng di dân tái định cư.

Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa

Bảo tồn hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với lan tỏa giá trị, phát triển thành sản phẩm du lịch là một trong các giải pháp đang được các địa phương thực hiện.

Bà Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khẳng định, gắn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số với phát triển du lịch là chủ trương, chính sách đúng đắn và phù hợp.

Để phát triển du lịch thì giá trị văn hóa truyền thống là một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng, là nguyên liệu quý để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, làm cho các sản phẩm du lịch trở nên hấp dẫn, có giá trị kinh tế-văn hóa cao hơn. Mặt khác, thông qua phát triển du lịch, các địa phương sẽ có nguồn lực để phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt hơn.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy cho rằng, tại Đồng bằng sông Cửu Long, tài nguyên du lịch văn hóa gắn với đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân miền sông nước, nét văn hóa tâm linh, nghệ thuật truyền thống, đặc sản ẩm thực của đồng bào các dân tộc như Kinh, Khmer, Hoa, Chăm… tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đặc thù của vùng cần được phát huy.

Tại Sóc Trăng, ngành chức năng cùng các địa phương của tỉnh tổ chức sưu tầm, hỗ trợ kinh phí để đồng bào Khmer đóng mới ghe Ngo, ghe Cà Hâu, truyền dạy biểu diễn nhạc Ngũ âm, nghệ thuật sân khấu Rô Băm, múa Rom Vong hoặc bảo tồn lễ Cúng phước biển, lễ hội Thác Côn gắn với phát triển du lịch.

Bên cạnh đó tỉnh cũng triển khai chương trình nghiên cứu, khôi phục, bảo tồn Dàn nhạc Tùa Lầu Cấu của người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, từng bước đưa vào xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch.

Nghi lễ cúng Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Nghi lễ cúng Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Trần Minh Lý cho biết, các hoạt động văn hóa, thể thao gắn du lịch tạo điểm nhấn vừa góp phần lan tỏa giá trị văn hóa, vừa quảng bá du lịch Sóc Trăng tiếp tục được tổ chức quy mô, nâng tầm sự kiện. Sắp tới, từ ngày 9-15/11, sẽ diễn ra Lễ hội Oóc om bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, với chủ đề: “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập và phát triển.”

Trong khuôn khổ lễ hội và tuần văn hóa, thể thao và du lịch là chuỗi hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa như: đua ghe Ngo, lễ cúng trăng, thi thả đèn trời, trình diễn ghe Cà Hâu, trình diễn trang phục các dân tộc, giới thiệu sản phẩm OCOP Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Với tỉnh An Giang, ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh cho biết, năm 2024, du lịch An Giang đặt mục tiêu thu hút khoảng 9 triệu lượt du khách.

Cùng với các điểm đến danh lam, thắng cảnh của vùng đất vừa có đồng bằng vừa có rừng, núi, các di tích kiến trúc, di tích văn hóa lịch sử, các di sản văn hóa phi vật thể gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa… đang được tỉnh tăng cường quảng bá, giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước. Trong đó có các di tích và di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa XvayTon, thánh đường Hồi giáo Mubarak, làng Chăm Châu Phong, chùa Ông Bắc, lễ hội đua bò Bảy Núi./.





Nguồn: https://baolangson.vn/phat-huy-ban-sac-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-tren-vung-dat-chin-rong-5023593.html

Cùng chủ đề

Du khách Việt mê thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc)

Theo khảo sát của nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) hiện là những thiên đường ẩm thực châu Á không thể bỏ qua đối với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. Trong khi đó, các du khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đứng đầu danh sách khách du lịch quốc tế lựa chọn đến Việt Nam để thưởng thức hương vị đặc sắc của...

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Nhân dịp Ngài Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, ngày 1/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng. Nhân dịp Ngài Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, ngày 1/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng. Cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện chúc mừng đến Ngài Iwaya Takeshi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng...

Tập trung giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Theo Quy hoạch điện VIII, mục tiêu đến năm 2030 công suất điện gió ngoài khơi đạt khoảng 6.000MW, nhưng kế hoạch mới chỉ phân bổ phát triển điện gió ngoài khơi theo vùng, chưa triển khai dự án nào. Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 442/TB-VPCP ngày 1/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi. Tập trung đầu tư sớm các dự...

Đưa du lịch MICE Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới

Hướng tới phục vụ số lượng khách lớn, lưu trú dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích cao cấp và không chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ du lịch, loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện, triển lãm (MICE) được xác định là gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch nước ta. Nhưng làm thế nào để định vị thương hiệu MICE Việt Nam trên bản đồ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng tin tưởng Đại sứ sẽ phát huy tốt vai trò cầu nối giúp hai bên củng cố tin cậy, thúc đẩy hợp tác, mở rộng giao lưu, đóng góp tích cực vào việc tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước. Chiều 1/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ đến chào xã...

Cùng tác giả

Du khách Việt mê thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc)

Theo khảo sát của nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) hiện là những thiên đường ẩm thực châu Á không thể bỏ qua đối với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. Trong khi đó, các du khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đứng đầu danh sách khách du lịch quốc tế lựa chọn đến Việt Nam để thưởng thức hương vị đặc sắc của...

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Nhân dịp Ngài Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, ngày 1/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng. Nhân dịp Ngài Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, ngày 1/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng. Cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện chúc mừng đến Ngài Iwaya Takeshi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng...

Tập trung giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Theo Quy hoạch điện VIII, mục tiêu đến năm 2030 công suất điện gió ngoài khơi đạt khoảng 6.000MW, nhưng kế hoạch mới chỉ phân bổ phát triển điện gió ngoài khơi theo vùng, chưa triển khai dự án nào. Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 442/TB-VPCP ngày 1/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi. Tập trung đầu tư sớm các dự...

Đưa du lịch MICE Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới

Hướng tới phục vụ số lượng khách lớn, lưu trú dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích cao cấp và không chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ du lịch, loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện, triển lãm (MICE) được xác định là gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch nước ta. Nhưng làm thế nào để định vị thương hiệu MICE Việt Nam trên bản đồ...

Mcredit sẻ chia cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Với mong muốn đồng hành cùng người dân vượt qua mọi thăng trầm cuộc sống, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) giảm lãi suất vay cho người dân tại các tỉnh, thành phố chịu thiệt hại bởi siêu bão Yagi, và triển khai nhiều chương trình nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn, tái thiết cuộc sống. Mcredit là công ty tài chính liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Quân đội (thuộc MB Group) và Ngân hàng SBI...

Cùng chuyên mục

Du khách Việt mê thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc)

Theo khảo sát của nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) hiện là những thiên đường ẩm thực châu Á không thể bỏ qua đối với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. Trong khi đó, các du khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đứng đầu danh sách khách du lịch quốc tế lựa chọn đến Việt Nam để thưởng thức hương vị đặc sắc của...

Đưa du lịch MICE Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới

Hướng tới phục vụ số lượng khách lớn, lưu trú dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích cao cấp và không chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ du lịch, loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện, triển lãm (MICE) được xác định là gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch nước ta. Nhưng làm thế nào để định vị thương hiệu MICE Việt Nam trên bản đồ...

Cấp “hộ chiếu” tham quan rừng

Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững… Với diện tích đất có rừng hơn 14,86 triệu héc-ta, tỷ lệ che...

Siêu tàu biển đưa gần 3.000 khách quốc tế đến Hạ Long

Tàu du lịch Costa Serena đã cập cảng ở Việt Nam nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên đến với Hạ Long và được xem là một trong những chuyến tàu du lịch quốc tế lớn nhất ghé thăm Hạ Long trong năm nay. Ngày 30/9, Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) đã đón tàu biển mang tên Costa Serena (quốc tịch Italy) chở gần 3.000 khách du lịch quốc tế và hơn 1.000 thủy...

Vụ cứu hai du khách tại Langbiang: Khách tự ý đi vào rừng rồi mất phương hướng

Sau 3 giờ tìm kiếm, đến 17 giờ cùng ngày, hai du khách được tìm thấy ở khu vực rừng già bên cạnh vực sâu. Lực lượng cứu hộ dìu cả hai lên đến đường mòn để xe chuyên dụng đưa về nơi an toàn. Ngày 30/9, thông tin từ Ủy ban Nhân dân huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết, các đơn vị chức năng giải cứu thành công hai du khách đi lạc ở khu rừng thuộc dãy...

Bức thổ cẩm trên núi

Thôn Khâu Ðấng ở xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) có 100% số dân là đồng bào dân tộc Sán Chỉ, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn gần 100 km. Một ngôi làng xinh đẹp với 36 nóc nhà gồm 202 cư dân sinh sống lâu đời, ôm ấp vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng với những nếp nhà sàn bên sườn núi hùng vĩ, bốn mùa dòng suối Thôm Bon lãng du êm ả… Về...

Tổng Thư ký Liên hợp quốc: “Du lịch là chìa khóa mở ra cánh cửa hòa bình”

Tổng Thư ký Liên hợp quốc nói: "Khi các dân tộc chia sẻ câu chuyện và truyền thống của mình, chúng ta cũng đang tạo ra một thế giới ít chia rẽ hơn và nhiều tình đoàn kết hơn.” Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và những biến động chính trị, kinh tế, du lịch đã vượt xa ý nghĩa đơn thuần là những chuyến đi nghỉ dưỡng. Ngày nay, du lịch...

MICE EXPO 2024: 500 doanh nghiệp du lịch tham gia kết nối kinh doanh

Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch, đối tác cung cấp dịch vụ, các bên liên quan trao đổi thông tin, tìm hiểu xu hướng thị trường, sản phẩm, ký kết hợp tác trong lĩnh vực du lịch MICE. Với quy mô 500 doanh nghiệp tham gia kết nối kinh doanh và 800 đại biểu tham dự, sự kiện MICE EXPO 2024 vừa khai mạc sáng nay, ngày 27/9, tại Hà Nội được đánh giá góp phần...

Công tác chuyển đổi số trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị công viên địa chất toàn cầu …

* Vai trò của chuyển đổi số trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Lạng Sơn           Trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo BQL CVĐC Lạng Sơn trong việc tham mưu, hoàn thiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh với tiêu đề: “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy một số loại hình di sản văn hóa...

Hàn Quốc hạn chế khách du lịch đến làng cổ Bukchon

Làng cổ Bukchon, nơi nổi tiếng với những ngôi nhà hanok truyền thống của Hàn Quốc sẽ hạn chế khách du lịch ghé thăm kể từ tháng 10 tới đây. Bukchon là một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất Thủ đô Seoul. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch nội địa và quốc tế. Ngôi làng nằm trong quận Jongno, được bao quanh bởi các cung điện Changdeokgung, Gyeongbokgung và đền thờ thần Jongmyo....

Tin nổi bật

Tin mới nhất