Powered by Techcity

Phải làm gì để du lịch cộng đồng cải thiện thu nhập người dân?


Để du lịch cộng đồng phát triển hiệu quả cần có các giải pháp triển khai phù hợp, vừa tạo sản phẩm thực sự hấp dẫn, vừa bảo tồn văn hóa bản địa gắn với tạo việc làm, cải thiện thu nhập người dân.

Du khách tìm hiểu, khám phá sản phẩm gốm truyền thống của người Chăm ở làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Du khách tìm hiểu, khám phá sản phẩm gốm truyền thống của người Chăm ở làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ tạo sự đa dạng sản phẩm, thu hút du khách mà còn góp phần tăng sinh kế cho cộng đồng dân cư tại điểm đến, trong đó có các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, để du lịch cộng đồng phát triển hiệu quả, hài hòa lợi ích, cần có các giải pháp triển khai phù hợp, vừa tạo sản phẩm thực sự hấp dẫn, vừa bảo tồn văn hóa bản địa gắn với tạo việc làm, cải thiện thu nhập người dân.

Nâng cao đời sống, lưu giữ truyền thống

Du lịch cộng đồng được hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch.

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) Nguyễn Anh Tuấn, hiện nay, một số địa phương trong nước đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, góp phần thay đổi đáng kể sinh kế người dân địa phương. Bên cạnh đó, đóng góp to lớn hơn của du lịch cộng đồng đối với phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như mục tiêu phát triển du lịch bền vững đó là khai thác, phát huy, giới thiệu và bảo tồn, lưu giữ giá trị tài nguyên tự nhiên, văn hóa đặc sắc của đất nước.

Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, nét văn hóa truyền thống, đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trở thành động lực thu hút khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới tới khám phá và trải nghiệm.

Các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc không những được lưu truyền và lan tỏa mà còn đóng góp trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo của Việt Nam.

Cùng chung nhận định, Tiến sỹ Trần Quốc Hùng, Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc), khẳng định ở nước ta, du lịch cộng đồng ngày càng phát triển mạnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Du lịch cộng đồng mở ra cuộc sống mới cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, khi họ trực tiếp tham gia và làm chủ nhiều hoạt động dịch vụ từ ăn uống, lưu trú đến trực tiếp hướng dẫn khách tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Thông qua hoạt động đó, cộng đồng các dân tộc thiểu số được giao lưu, học hỏi, đồng thời có cơ hội bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan sinh thái, môi trường và có nguồn thu nhập, nâng cao đời sống.

Tại Sóc Trăng, xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu với tiêu chí kiểu mẫu đạt được là phát triển văn hóa gắn với hoạt động du lịch, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Kinh, Khmer, Hoa.

Nhờ vừa phát triển kinh tế nông nghiệp vừa làm dịch vụ du lịch, người dân trong xã có thu nhập bình quân trên 76 triệu đồng/người/năm.

Ông Phòng Phú Thịnh (ấp Đại Ân, xã Đại Tâm) cho biết mỗi năm, có trên 200.000 lượt khách đến tham quan chùa Chén Kiểu – ngôi chùa Khmer nổi tiếng tọa lạc trên địa bàn xã. Đồng thời, du khách còn tìm hiểu nhiều nghi lễ, xem biểu diễn các điệu múa, nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer, mua sắm đặc sản ẩm thực, nông sản do người dân địa phương sản xuất và trực tiếp giới thiệu, bày bán. Nhờ đó, bà con có thêm thu nhập lại vừa có niềm vui là giới thiệu để du khách hiểu thêm nét văn hóa của dân tộc.

Nghệ nhân lớn tuổi người Chăm làm gốm. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Nghệ nhân lớn tuổi người Chăm làm gốm. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Tương tự, tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), hoạt động du lịch cộng đồng, đưa du khách tới tham quan làng nghề gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm, khám phá nghệ thuật làm gốm độc đáo không dùng bàn xoay, tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng tâm linh thể hiện qua từng sản phẩm gốm và mua sắm sản phẩm tạo việc làm cho người dân, thiết thực bảo tồn nghề truyền thống.

Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc, cho hay sản xuất đa dạng sản phẩm gốm trang trí, gốm dân dụng, đồng thời hướng dẫn cho du khách trải nghiệm một số công đoạn làm gốm, thành viên hợp tác xã có thu nhập khoảng từ 4-10 triệu đồng/người/tháng, ổn định đời sống.

Gia tăng giá trị bằng sản phẩm chất lượng

Theo các chuyên gia, nói đến sản phẩm du lịch cộng đồng, du khách thường quan tâm đến “chất liệu” như bản sắc văn hóa dân tộc và cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái tại địa phương để hình thành nên sản phẩm du lịch có hấp dẫn, độc đáo hay không.

Do vậy, muốn có các sản phẩm du lịch cộng đồng thực sự chất lượng, thu hút đông đảo du khách cần kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát huy bản sắc, đảm bảo tính chân thực của văn hóa bản địa chính là giá trị cốt lõi tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, đồng thời bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái tại địa phương.

Tiến sỹ Trần Quốc Hùng (Học viện Dân tộc) cho rằng phát triển đa dạng, phong phú sản phẩm, dịch vụ du lịch, các địa phương cần chú ý tính đặc thù của từng điểm du lịch cộng đồng tránh trùng lặp, cần “chắt lọc” xây dựng sản phẩm từ các dạng tài nguyên du lịch và căn cứ vào thị hiếu, tâm lý du khách.

Bên cạnh đó cần chú ý bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng làm du lịch cho đội ngũ lao động trực tiếp tại điểm du lịch cộng đồng, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để ngành kinh tế tổng hợp này phát triển bền vững, đem lại lợi ích tối đa cho đồng bào các dân tộc.

Hiện nay, tại một số địa phương, lực lượng lao động chính trong hoạt động du lịch cộng đồng là người dân bản địa còn thiếu tính chuyên nghiệp trong tổ chức và khả năng ngoại ngữ để giới thiệu cái hay, cái đẹp của địa phương mình đến du khách.

Đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn trải nghiệm văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lấy ví dụ cụ thể điểm đến làng gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, Thạc sỹ Hồ Lưu Phúc (Trường Đại học Văn Hiến) cho rằng điểm đến này có thể phát triển thêm các sản phẩm trải nghiệm văn hóa làng Chăm “giữ chân” du khách trong thời gian dài hơn, vào buổi tối. Đó có thể là hoạt động trải nghiệm du khách cùng làm và thưởng thức một số loại bánh dân gian Chăm, giao lưu văn nghệ, biểu diễn nhạc cụ của đồng bào Chăm.

Tuy nhiên, để phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm này hiệu quả, địa phương, doanh nghiệp du lịch, dịch vụ và ngành chức năng cần có sự phối hợp, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch toàn thiện hơn. Các tiết mục biểu diễn, giao lưu nghệ thuật cần có kịch bản phù hợp, đặc sắc. Sản phẩm du lịch trải nghiệm ẩm thực cần quan tâm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, mang lại sự hài lòng cho du khách./.





Nguồn: https://baolangson.vn/phai-lam-gi-de-du-lich-cong-dong-cai-thien-thu-nhap-nguoi-dan-5027937.html

Cùng chủ đề

Mộc mạc bánh Poóc Sang Văn Lãng

- Từ những nguyên liệu mộc mạc, dân dã như: gạo nếp, vừng, lạc, người dân tộc Tày, Nùng tại các xã Hội Hoan và Gia Miễn, huyện Văn Lãng đã tạo ra món bánh Poóc Sang độc đáo, dẻo bùi, mang đậm hương vị quê hương. Đây là một trong những món bánh không thể thiếu của người dân nơi đây để dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ, tết hoặc đãi khách phương xa. Theo những người dân...

Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Theo Chủ tịch Quốc hội, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp, thẳng thắn, không né tránh. Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, chiều 12/11, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Chủ động tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp bán dẫn hoạt động trong nhiều công đoạn sản xuất chip bán dẫn. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn khác vẫn trong giai đoạn tìm hiểu, xúc tiến cơ hội đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Trong nỗ lực biến ngành công nghiệp bán dẫn thành động lực tăng trưởng mới, Việt Nam đang có những bước đi tích cực để có thể tham gia một cách...

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Tập trung đầu tư cho 6 cơ quan báo chí chủ lực – Báo Lạng Sơn:...

Sáng 12-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chính về nội dung này. Nêu câu hỏi chất vấn, theo đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn Điện Biên), kinh tế...

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác? – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội. Do vậy, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết có cần sự hợp tác giữa...

Cùng tác giả

Mộc mạc bánh Poóc Sang Văn Lãng

- Từ những nguyên liệu mộc mạc, dân dã như: gạo nếp, vừng, lạc, người dân tộc Tày, Nùng tại các xã Hội Hoan và Gia Miễn, huyện Văn Lãng đã tạo ra món bánh Poóc Sang độc đáo, dẻo bùi, mang đậm hương vị quê hương. Đây là một trong những món bánh không thể thiếu của người dân nơi đây để dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ, tết hoặc đãi khách phương xa. Theo những người dân...

Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Theo Chủ tịch Quốc hội, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp, thẳng thắn, không né tránh. Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, chiều 12/11, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Chủ động tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp bán dẫn hoạt động trong nhiều công đoạn sản xuất chip bán dẫn. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn khác vẫn trong giai đoạn tìm hiểu, xúc tiến cơ hội đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Trong nỗ lực biến ngành công nghiệp bán dẫn thành động lực tăng trưởng mới, Việt Nam đang có những bước đi tích cực để có thể tham gia một cách...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo các cấp, kết quả triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, cho thấy, huyện Văn Quan đã hỗ trợ hoạt động cho 12 câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn, phố trên địa bàn các xã, thị trấn, tổng kinh phí 432 triệu đồng. Huyện cũng đã phối...

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Tập trung đầu tư cho 6 cơ quan báo chí chủ lực – Báo Lạng Sơn:...

Sáng 12-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chính về nội dung này. Nêu câu hỏi chất vấn, theo đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn Điện Biên), kinh tế...

Cùng chuyên mục

Mộc mạc bánh Poóc Sang Văn Lãng

- Từ những nguyên liệu mộc mạc, dân dã như: gạo nếp, vừng, lạc, người dân tộc Tày, Nùng tại các xã Hội Hoan và Gia Miễn, huyện Văn Lãng đã tạo ra món bánh Poóc Sang độc đáo, dẻo bùi, mang đậm hương vị quê hương. Đây là một trong những món bánh không thể thiếu của người dân nơi đây để dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ, tết hoặc đãi khách phương xa. Theo những người dân...

Phú Yên phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Từ một tỉnh thuần nông, qua các kỳ đại hội, Đảng bộ Phú Yên đã đề ra hướng đi thích hợp để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Trong đó, tỉnh xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu đến năm 2030, Phú Yên phấn đấu mỗi năm đón từ sáu triệu lượt khách du lịch trở lên, doanh thu du lịch đạt khoảng 12.600 tỷ đồng,...

Nộm quả núc nác: Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng

- Lạng Sơn được biết đến là một trong những “thiên đường” ẩm thực của vùng Đông Bắc, tại đây có rất nhiều món ăn dân dã khiến người thưởng thức phải nhớ mãi, trong đó có những món ăn đến từ một loại quả có tên gọi rất lạ tai – quả núc nác (hay còn gọi là ka liệng). Người dân Lạng Sơn coi núc nác là một đặc sản, không dễ tìm, vì quả chỉ...

Du lịch Hữu Lũng: Tiềm năng và cơ hội phát triển

- Hữu Lũng là huyện có giao thông thuận lợi, khí hậu ôn hòa; cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng; hệ thống di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc trưng. Đặc biệt, Hữu Lũng là 1 trong 8 huyện, thành phố nằm trong Công viên địa chất Lạng Sơn... Đó là những lợi thế trong phát triển du lịch, có thể tạo nên sự...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Du lịch nông nghiệp, nông thôn bao gồm các hoạt động xoay quanh nông nghiệp, người nông dân và cảnh quan nông thôn. Loại hình này cung cấp các trải nghiệm toàn diện, hấp dẫn, mang tính giải trí và giáo dục đang là...

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: “Bữa tiệc” đa màu sắc

Hơn 100 hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội, hơn 1.000 tác phẩm sáng tạo... làm nên một "bữa tiệc" nhiều màu sắc cho Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ Sáng tạo." Hà Nội những ngày đầu mùa Đông, tại nhiều địa điểm nổi tiếng đã diễn ra Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ sáng tạo." Tất cả các hoạt động Lễ hội...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Du khách trẻ thích dùng AI để lập kế hoạch cho chuyến đi

Khảo sát mới nhất của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com cho thấy, du khách thuộc thế hệ Gen Z ở Việt Nam thường tận dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa những trải nghiệm du lịch. Ông Varun Grover, Giám đốc Quốc gia Booking.com Việt Nam cho biết: “Thế hệ Gen Z đang sử dụng công nghệ ở mọi bước trong hành trình du lịch của họ, từ việc sử dụng...

Gia Lai: Khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ – Núi lửa Chư Đang Ya 2024

Sáng 8/11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 với sự tham dự của đông đảo người dân địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước. Tuần lễ Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 (từ ngày 6-12/11) là một trong những hoạt...

Du lịch Ninh Bình sôi động, tăng trưởng ấn tượng

Doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 10 tháng quá ước đạt hơn 7.770 tỷ đồng, tăng 40,34% so với cùng kỳ năm trước, đạt 94,22% so với kế hoạch năm 2024. Theo số liệu và thông tin mới công bố của Cục Thống kê Ninh Bình, hoạt động du lịch Ninh Bình tháng 10 năm 2024 tiếp tục diễn ra sôi động, lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh ước tính tiếp tục tăng so...

Tin nổi bật

Tin mới nhất