Powered by Techcity

Ồ ạt đầu tư điện gió, điện mặt trời nhưng không hoà được điện lưới: “Có vấn đề gì trong đó không”?

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề cập tình trạng đầu tư ồ ạt điện mặt trời, điện gió nhưng không sử dụng được do thiếu truyền tải, gây lãng phí lớn. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị tìm giải pháp quy hoạch tổng thể vấn đề này để tránh việc công suất và truyền tải “đá” nhau, khiến “doanh nghiệp kêu ca, người dân thì thiếu điện”.

Sáng 12/10, tiếp tục Phiên họp thứ 27, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.

Nguy cơ thiếu điện luôn hiện hữu

Đoàn giám sát đánh giá, việc cung cấp và nhập khẩu năng lượng cơ bản đáp ứng đủ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh với chất lượng ngày càng được cải thiện, cơ bản đảm bảo an ninh năng lượng. Việc triển khai quy hoạch các phân ngành năng lượng, nhất là Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã đạt được kết quả nhất định, Quy hoạch điện VIII tuy mới được phê duyệt nhưng đã được chú trọng, nỗ lực triển khai kịp thời.

Giám sát về phát triển năng lượng:

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo.

Tỷ lệ xây dựng lưới điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh trong giai đoạn 2016-2020 đạt mức trung bình khá (trên 52,97% đối với lưới điện 220 kV; lưới điện 500 kV về đường dây đạt được 58,55%, trạm 500 kV đạt 87,07%).

Tuy nhiên, bên cạnh đó, đoàn giám sát cũng cho rằng, mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. “Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia biến động theo chiều hướng bất lợi. Khả năng thiếu điện trong ngắn hạn (2024-2025), trung hạn (2025-2030) và dài hạn (2030–2050) là nguy cơ hiện hữu”, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho hay.

3/6 chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Đáng lưu ý, ngành năng lượng nước ta ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu; tài nguyên năng lượng sơ cấp Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Tài nguyên năng lượng sơ cấp về thủy điện về cơ bản đã khai thác hết.

Giám sát về phát triển năng lượng:

Toàn cảnh phiên họp.

Các tập đoàn năng lượng lớn của nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã không hoàn thành việc đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện theo nhiệm vụ được giao tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Một số dự án năng lượng đầu tư trong nước thua lỗ, đầu tư ra nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm mất vốn đầu tư, khó khăn trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề và quá trình giải quyết chậm trễ do sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, thủ tục hành chính và hệ thống pháp lý của quốc gia.

Trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, có 4 dự án trong lĩnh vực chế biến dầu khí thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) với tổng số lỗ lũy kế tính đến ngày 30/6/2019 lên tới 9.154,6 tỷ đồng. Đáng lưu ý, việc xử lý hậu quả đối với 3 dự án sản xuất nhiên liệu sinh học (các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học: Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bình Phước) hết sức khó khăn, gây nợ xấu cho các tổ chức tín dụng.

Vi phạm về kinh tế hơn 15.000 tỷ đồng

Đoàn giám sát cũng dẫn báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2016 – 2021, qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế 15.170 tỷ đồng, 5.960 m2 đất, xử lý hành chính 246 tổ chức, 724 cá nhân và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục, xem xét, xử lý 23 vụ.

Giám sát về phát triển năng lượng:

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Từ kết quả nêu trên, đoàn giám sát kiến nghị trong năm 2023, cần ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, danh mục các dự án phát triển năng lượng quan trọng quốc gia, cấp bách trong giai đoạn 2023-2030.

Nghiên cứu, rà soát, đánh giá tác động, có cơ chế phù hợp, nếu cần thiết đề xuất cơ chế đặc thù để triển khai kịp tiến độ các dự án nguồn và lưới điện cấp bách, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và hiệu quả kinh tế, đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phân ngành năng lượng đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không để thiếu điện, than, xăng dầu và khí đốt cho nền kinh tế, sinh hoạt của người dân trong mọi tình huống. Đoàn giám sát cũng đề nghị khẩn trương đẩy nhanh việc hoàn thành các điều kiện 

để thực hiện lộ trình phát triển thị trường điện bán buôn và bán lẻ cạnh tranh. Điều chỉnh kịp thời giá bán lẻ điện theo biến động thực tế của thông số đầu vào, giá nguyên nhiên liệu, tỷ giá, thị trường điện, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, đồng thời bù đắp được chi phí và lợi nhuận hợp lý để bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp…

Giám sát về phát triển năng lượng:

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh thảo luận tại phiên họp.

“Tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và kết luận, xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng; trong năm 2023, làm rõ nguyên nhân gây ra khoản lỗ của các Tập đoàn/Tổng công ty nhà nước phát triển năng lượng trong thời gian vừa qua” – Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh. Cùng với đó, nghiên cứu đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền các giải pháp xử lý dứt điểm, không để tình trạng rủi ro, mất cân đối tài chính; tăng cường trách nhiệm của các bộ quản lý ngành và các địa phương, chủ đầu tư.

Giám sát chưa chỉ rõ trách nhiệm, báo cáo còn chung chung

Thảo luận tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” có ý nghĩa rất quan trọng, nên việc ban hành nghị quyết phải tạo ra chuyển biến khác biệt trong thực tiễn bởi một số nội dung trong báo cáo và dự thảo nghị quyết vẫn còn mang tính định tính.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chuyên đề giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ thực trạng, tồn tại, hạn chế khách quan, chủ quan, những trách nhiệm trong ban hành văn bản pháp luật, thực thi chính sách, tổ chức thực hiện. “Theo tôi, trọng điểm nên tập trung nhiều vấn đề an ninh năng lượng. Trong an ninh năng lượng thì quan trọng nhất là điện và xăng dầu, trong điện thì tập trung quy hoạch Điện VII và quy hoạch Điện VIII”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ và cho rằng, giải trình liên quan đến quy hoạch điện của các cơ quan chưa thỏa đáng.

“Trong quy hoạch Điện VIII, phải làm rõ thế nào là kế hoạch triển khai quy hoạch. Kế hoạch không phải là quy hoạch con trong quy hoạch lớn, mà là kế hoạch triển khai cụ thể, nguồn lực thế nào, giao trách nhiệm các bộ, ngành ra sao?”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Giám sát về phát triển năng lượng:

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thảo luận tại phiên họp.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế (UBKT) Vũ Hồng Thanh bày tỏ băn khoăn khi quy hoạch Điện VIII được ban hành trước quy hoạch tổng thể quốc gia. “Đáng lẽ quy hoạch tổng thể trước, quy hoạch phân ngành sau thì chúng ta lại làm ngược lại, tính liên kết như thế nào?”, ông nói. Trước đây, UBKT có cuộc giám sát nhỏ, trong quy hoạch Điện VII, các doanh nghiệp đề cập “hiện tượng dự án vùng này, vùng kia, công suất bao nhiêu đã có tên người này, người kia rồi”. Cạnh tranh trong quy hoạch có vấn đề, đề nghị đoàn giám sát làm rõ, có hay không?

Cũng theo Chủ nhiệm UBKT, đoàn giám sát nhận định việc triển khai quy hoạch các phân ngành năng lượng còn nhiều bất cập, nhất là trong việc tổ chức quy hoạch điện và điều chỉnh việc phát triển điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ. Thực tiễn thời gian vừa qua, Bộ Công thương tham mưu ban hành giá fit có thời hạn thì xuất hiện phong trào đầu tư ồ ạt điện mặt trời, điện gió. Nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, có dự án được hưởng giá fit, có dự án thì không, hoặc có dự án chỉ được hưởng một phần…

“Các nhà đầu tư đã kiến nghị nhiều vì thiếu truyền tải, thừa cục bộ, họ không bán được điện trong lưới. Cần làm rõ việc ban hành giá fit có đúng hay không, có công bằng hay không? Rõ ràng ở đây có sự thất thoát, lãng phí của xã hội, của doanh nghiệp khi một nguồn công suất đầu tư ra rồi không sử dụng được” – Chủ nhiệm UBKT thẳng thắn.

Tìm giải pháp để tránh tình trạng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận.

Cùng chung suy nghĩ, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị báo cáo đánh giá những ách tắc, vướng mắc trong điều hành giá điện, giá than, giá khí; nguyên nhân và trách nhiệm như thế nào? Đánh giá kỹ hơn thực trạng thực hiện quy hoạch Điện VII khi để xảy ra tình trạng điện thừa nhưng không hoà được lưới điện quốc gia, một số doanh nghiệp bất bình.

“Có vấn đề gì trong đấy không, có “lợi ích nhóm” không? Đoàn giám sát phải làm, nếu có thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra. Phải nói rõ chứ cứ chung chung thì không bao giờ khắc phục. Chỉ rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, địa phương, chủ quản lý, đề xuất biện pháp tháo gỡ”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về những giải pháp mà nghị quyết đưa ra, ông đề nghị xác định các giải pháp trọng tâm liên quan kịch bản bảo đảm an toàn năng lượng; tránh việc hô khẩu hiệu rất hay: “Kiên quyết không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”, nhưng giải pháp thì không có. Tiếp đó là giải pháp trọng tâm quy hoạch tổng thể, phân ngành, nếu không, giữa công suất và truyền tải lại “đá” nhau, lãng phí rất lớn nguồn lực xã hội, “doanh nghiệp kêu ca, người dân thì thiếu điện”.

“Rồi giải pháp trọng tâm về hạ tầng năng lượng, công nghệ năng lượng, thị trường năng lượng, tái cơ cấu 12 dự án trọng điểm về điện, than, dầu khí chậm tiến độ. Đoàn giám sát cần làm rõ, kiến nghị giải pháp cụ thể gì đây, chứ cứ nói chung chung thì không giải quyết được, mà giá trị của báo cáo lần này sẽ rất hạn chế”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bổ sung.

Nguồn:https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/o-at-dau-tu-dien-gio-dien-mat-troi-nhung-khong-hoa-duoc-dien-luoi-co-van-de-gi-trong-do-khong–i710072/

Nguồn

Cùng chủ đề

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Gần 100 đại biểu tham gia Hội thảo công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 20/9, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Dự hội thảo có gần 100 đại biểu là đại diện một số sở, ngành và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Hội thảo nhằm phổ biến các điểm mới của Luật Bảo vệ...

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

  - Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026.         Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác NCT tỉnh; Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên...

Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt từ Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan. Ngày 20/9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá...

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm

Lễ hội nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch và những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển du lịch nói chung, quảng bá tiềm năng, lợi thế du lịch huyện Hữu Lũng. Với chủ đề “Đồng Lâm - Thảo nguyên xanh,” Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024 (tỉnh Lạng Sơn) dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25-26/10/2024. Theo Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm...

Cùng tác giả

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Gần 100 đại biểu tham gia Hội thảo công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 20/9, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Dự hội thảo có gần 100 đại biểu là đại diện một số sở, ngành và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Hội thảo nhằm phổ biến các điểm mới của Luật Bảo vệ...

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

  - Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026.         Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác NCT tỉnh; Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên...

Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt từ Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan. Ngày 20/9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá...

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm

Lễ hội nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch và những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển du lịch nói chung, quảng bá tiềm năng, lợi thế du lịch huyện Hữu Lũng. Với chủ đề “Đồng Lâm - Thảo nguyên xanh,” Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024 (tỉnh Lạng Sơn) dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25-26/10/2024. Theo Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm...

Cùng chuyên mục

Gần 100 đại biểu tham gia Hội thảo công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 20/9, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Dự hội thảo có gần 100 đại biểu là đại diện một số sở, ngành và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Hội thảo nhằm phổ biến các điểm mới của Luật Bảo vệ...

Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt từ Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan. Ngày 20/9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá...

Nỗ lực “hồi sinh” vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tạm gác lại những mất mát, cùng với hỗ trợ của chính quyền địa phương, một số hộ dân đang nỗ lực hồi sinh vùng đào chết, để tạo sinh kế, hướng về Tết ấm no, rực sắc đào. Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu bão số 3, nước sông Hồng dâng cao, gây ngập trắng vùng trồng hoa đào ở các phường Nhật Tân, Phú Thượng. Hàng chục nghìn gốc đào bị chết, do...

Giá vàng chiều nay (20-9): Đồng loạt tăng mạnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Giá vàng hôm nay (20-9), thị trường vàng trong nước đồng loạt tăng từ 200 đến 900 nghìn đồng/lượng ở tất cả các thương hiệu so với hôm qua. Cụ thể, vàng SJC tại Hà Nội và vàng SJC tại Đà Nẵng: 80,00 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 200 nghìn đồng/lượng), 82,00 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 200 nghìn đồng/lượng). Vàng SJC Phú Quý: 80,00 triệu đồng/lượng mua vào, 82,00 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 200 nghìn đồng/lượng ở cả chiều...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 20/9/2024, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2024 tại huyện Lộc Bình. Theo báo cáo của UBND huyện Lộc Bình tại buổi kiểm tra, từ đầu năm 2024 đến nay, việc triển khai các CTMTQG trên địa bàn...

Hơn 25 triệu con gia súc, gia cầm bị chết trong cơn bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Để giải quyết nguồn cung thực phẩm từ nay đến cuối năm, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng vào cuộc để hỗ trợ người dân con giống, thức ăn, vật tư… sớm phục hồi sản xuất. Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, gây ra những đợt mưa lớn, lũ lớn làm thiệt hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương. Theo số liệu thống kê có...

Việt Nam đứng thứ 2 về startup công nghệ GenAI trong khu vực ASEAN – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Báo cáo Khởi nghiệp GenAI ASEAN 2024 thông qua việc khảo sát tại 6 quốc gia để đưa ra những nhận định về các xu hướng, cơ hội và tài nguyên đang định hình tương lai của GenAI trong khu vực. Việt Nam xếp thứ 2 của khu vực ASEAN về độ năng động và phát triển của các startup trong công nghệ Generative AI (GenAI). Đây là thông tin được công bố tại Chương trình ra mắt Báo cáo Khởi...

Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đến năm 2045 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Theo quy hoạch, Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, trung tâm dịch vụ cửa khẩu, hậu cần logistics quốc gia và quốc tế; là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ngày 19/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm...

Nâng cao năng lực bảo mật cho doanh nghiệp – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Việt Nam gần đây đã lọt vào tốp 10 quốc gia bị tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhiều nhất thế giới. Mã độc này đã tăng đột biến trong năm 2023 khi tỷ lệ doanh nghiệp, tổ chức bị tấn công là 66%. Tuy nhiên, chỉ tính riêng nửa đầu năm 2024, con số này đã lên tới 59%. Ransomware là loại phần mềm độc hại nhằm mục đích tống tiền nạn nhân bằng cách mã hóa dữ...

Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo vệ môi trường: Góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới...

- Thời gian qua, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường (BVMT) đã quan tâm, triển khai hỗ trợ kinh phí cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần hỗ trợ các xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí về xây dựng NTM. Xã Hồng Phong, huyện Bình Gia là một trong những xã được nhận hỗ trợ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất