Powered by Techcity

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU – Báo Lạng Sơn điện tử

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Diện tích cao su đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Ngày 23/6/2023, EU đã ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR), theo đó, sẽ cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng (trong đó có cà-phê, gỗ, cao su, của Việt Nam) vào EU, nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này gây mất rừng.

Để được phép lưu thông các mặt hàng cà-phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca-cao và đậu, các doanh nghiệp nhập khẩu của EU phải bảo đảm sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp, không gây mất rừng và suy thoái rừng, với thời điểm được tính từ ngày 31/12/2020 trở về sau. Từ ngày 29/6/2023 (thời điểm EUDR có hiệu lực), doanh nghiệp nhập khẩu có thêm 18 tháng (đối với doanh nghiệp có quy mô lớn) hoặc 24 tháng (đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) để chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu của quy định. Một trong những yêu cầu quan trọng trong EUDR là truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên toàn bộ chuỗi cung, trong đó có việc truy xuất tới vị trí từng thửa đất nơi các mặt hàng này được sản xuất.

Theo chuyên gia Tô Xuân Phúc của Tổ chức Forest Trends (tổ chức hoạt động phi lợi nhuận tăng cường đóng góp từ rừng và quản lý rừng bền vững), để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm xuất khẩu phải chứng minh được tính hợp pháp theo các yêu cầu của EUDR, tập trung vào khía cạnh vị trí địa lý của các thửa đất canh tác. Đối với cả ba nhóm mặt hàng Việt Nam hiện đang xuất vào EU nằm trong sự kiểm soát của EUDR, thì nông hộ đóng vai trò chủ đạo tại khâu đầu của chuỗi cung ứng. Quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong EUDR đưa ra hai yêu cầu cốt lõi đối với các sản phẩm hiện đang chịu sự kiểm soát của EUDR được phép lưu thông tại thị trường này là không làm mất rừng và hợp pháp. Theo đó, sản phẩm được sản xuất trên các diện tích đất liên quan tới mất rừng hoặc suy thoái rừng sau thời điểm 31/12/2020 sẽ không được nhập khẩu và lưu thông tại thị trường EU. Sản phẩm được coi là hợp pháp nếu quá trình sản xuất ra sản phẩm đó tuân thủ toàn bộ các yêu cầu liên quan của quốc gia sản xuất. Các yêu cầu này bao trùm nhiều lĩnh vực, gồm các quyền về đất đai, các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng (bao gồm quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học), quyền của bên thứ ba (quyền cộng đồng), quyền của người lao động, quyền con người theo các công ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết. Thêm vào đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguyên tắc đồng thuận tự nguyện, các quy định về thuế, phí, thương mại, hải quan quy định các hoạt động trên chuỗi cung… Để chứng minh sản phẩm là hợp pháp và không gây mất rừng, EU yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu thu thập thông tin và bằng chứng minh chứng cho việc tuân thủ.

Đề xuất các giải pháp hướng tới đáp ứng đầy đủ các quy định của EUDR và phát triển bền vững các ngành nông sản của Việt Nam trong tương lai, ông Hoàng Thành, đại diện của Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, thực hiện quy định của EUDR, các sản phẩm từ gỗ, cà-phê, cao su xuất khẩu vào thị trường EU cần được bảo đảm đã thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm giải trình, bảo đảm tính hợp pháp. EUDR đòi hỏi các ngành hàng nêu trên cần đánh giá lại toàn bộ các nguồn cung, hệ thống và tài liệu hóa kênh lưu thông sản phẩm đầu ra. Đối với nguồn cung trong nước, cần thực hiện nghiêm việc truy xuất nguồn gốc. Các doanh nghiệp có diện tích sản xuất tập trung cần ưu tiên thực hiện các hoạt động nhằm đạt chứng chỉ quản lý bền vững.

Một trong những đặc điểm chung của cả ba ngành gỗ, cà-phê, cao su là chuỗi cung có sự tham gia đông đảo của các nông hộ. Diện tích canh tác của các hộ thường nhỏ, manh mún. Một hộ thường có nhiều mảnh đất khác nhau. Một số hộ hiện tại chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho nên họ thiếu các bằng chứng pháp lý chứng minh mình là chủ thể hợp pháp khi sử dụng các mảnh đất này. Thêm vào đó, các sản phẩm hộ sản xuất ra được thu mua bởi các tiểu thương. Hiện trong cả ba ngành hàng này, mạng lưới tiểu thương bao gồm rất nhiều đại lý thu mua hoạt động từ cấp thôn, xã đến huyện. Các đại lý này đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng, kết nối nông hộ với người mua là các cơ sở chế biến, xuất khẩu. Giao dịch giữa nông hộ và các tiểu thương thường mang tính chất phi chính thức, với các ưu tiên tập trung vào chất lượng sản phẩm và giá cả, trong khi các yêu cầu về pháp lý như bằng chứng về nguồn gốc sản phẩm, về các giao dịch (thuế, phí) thường bị bỏ qua. Do đó, các ngành hàng nằm trong diện kiểm soát của EUDR cần có đánh giá về thực trạng, từ đó đề ra kế hoạch điều chỉnh chuỗi cung nhằm thích ứng với EUDR. Ở góc độ doanh nghiệp, cần có chiến lược giảm thiểu rủi ro trong chuỗi và hỗ trợ các nhà cung cấp của mình, bao gồm mạng lưới thương lái và nông hộ. Tất cả các hoạt động này khi được thực hiện đồng bộ và lưu trữ hồ sơ, thông tin đầy đủ, nhất là thông tin về nông hộ sản xuất, sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của EUDR.

Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), tổng diện tích cà-phê ở nước ta là 680.000 ha, trong đó có tới 1,2 triệu hộ nông dân trồng cà-phê với diện tích nhỏ. Tương tự với cao su, trong năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1,4 triệu tấn cao su thiên nhiên để sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Còn cao su tiểu điền vẫn đang chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cao su thiên nhiên trong nước. Yên tâm hơn là đối với ngành hàng gỗ xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam không còn tình trạng chuyển đổi đất rừng tự nhiên. Còn những trường hợp chuyển đổi bất hợp pháp không có “cửa” để xuất sang EU. Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam đã thông báo cho các doanh nghiệp về quy định mới của EU. Các doanh nghiệp gỗ cũng phải tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình và phải truy xuất nguyên liệu gỗ mà doanh nghiệp sử dụng. Cục trưởng Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Quang Bảo cho biết, khi có hiệu lực, EUDR sẽ tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng ngành hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, cao su và cà-phê. Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này không chỉ là để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào thị trường EU, mà còn là cơ hội để đẩy nhanh thực hiện chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo định hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh.

Trong bối cảnh chỉ còn 6 tháng trước khi EUDR chính thức được thực hiện, việc rà soát các khía cạnh rủi ro trong chuỗi cung ứng liên quan tới nông hộ là rất cấp thiết. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm xây dựng, cập nhật các thông tin và chia sẻ với các bên liên quan như hiệp hội, doanh nghiệp về thực trạng rừng, hiện trạng đất đai, bản đồ số hóa, vị trí và hiện trạng các lô đất chưa được cấp sổ đỏ, tính chính xác của vị trí và ranh giới các thửa đất theo sổ đỏ đã cấp. Các cơ quan quản lý chuyên môn (Cục Trồng trọt, Cục Lâm nghiệp) phối hợp với đại diện các ngành hàng liên quan rà soát chuỗi cung ứng của các ngành hàng nằm trong diện kiểm soát của EUDR để đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng của các bên tham gia chuỗi, đặc biệt từ góc độ nông hộ sản xuất…■



Nguồn

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Parkway Promotions hỗ trợ hơn 11.000 bệnh nhân có nhu cầu sang Singapore điều trị

Parkway Promotions hỗ trợ hơn 11.000 bệnh nhân có nhu cầu sang Singapore điều trịVừa qua, Văn phòng đại diện Y tế Parkway Promotions tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập văn phòng tại Việt Nam (2004- 2024). Chương trình nhìn lại một chặng đường Văn phòng đã đi qua với nhiệm vụ ban đầu là cầu nối giữa nền y tế hai nước, Singapore và Việt Nam. Trong chặng đường này, Văn phòng đã tổ chức hơn 120...

Nhiều doanh nghiệp ‘chơi lớn’, chi nghìn tỷ trả cổ tức – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Những doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận tốt đã mạnh tay chi trả cổ tức với tỷ lệ cao cho cổ đông, trong đó có doanh nghiệp chi cả nghìn tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm 2024, nhiều doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông với số lượng cả nghìn tỷ đồng. Trong số những doanh nghiệp đã công bố kế hoạch thì đa phần sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Đáng chú ý...

Kiểm tra công tác ứng trực, khắc phục các sự cố về điện sau bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn – Báo Lạng...

- Ngày 8/9, Đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc do ông Bùi Lê Cường, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng trực, khắc phục các sự cố về điện sau bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo báo cáo của Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ 7/9 đến sáng 8/9,  do ảnh hưởng của...

Viettel nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão Yagi

Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân. Ứng dụng Phòng, chống thiên tai do Viettel làm chủ thiết kế và phát triển, cập nhật tự...

Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng: Tiếp tục xả tràn nước lũ từ 19 giờ ngày 8/9 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

  - Từ ngày 7/9 đến ngày 8/9, mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh đã làm mực nước tại hồ chứa thủy điện lên cao. Để đảm bảo an toàn, 22 giờ ngày 7/9, Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan - Tập đoàn Hải Lý thực hiện mở các cửa van xả tràn nước lũ. Tuy nhiên, dự báo lũ về hồ chứa nước Nhà máy Thủy điện...

Cùng chuyên mục

Nhiều doanh nghiệp ‘chơi lớn’, chi nghìn tỷ trả cổ tức – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Những doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận tốt đã mạnh tay chi trả cổ tức với tỷ lệ cao cho cổ đông, trong đó có doanh nghiệp chi cả nghìn tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm 2024, nhiều doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông với số lượng cả nghìn tỷ đồng. Trong số những doanh nghiệp đã công bố kế hoạch thì đa phần sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Đáng chú ý...

Kiểm tra công tác ứng trực, khắc phục các sự cố về điện sau bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn – Báo Lạng...

- Ngày 8/9, Đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc do ông Bùi Lê Cường, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng trực, khắc phục các sự cố về điện sau bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo báo cáo của Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ 7/9 đến sáng 8/9,  do ảnh hưởng của...

Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng: Tiếp tục xả tràn nước lũ từ 19 giờ ngày 8/9 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

  - Từ ngày 7/9 đến ngày 8/9, mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh đã làm mực nước tại hồ chứa thủy điện lên cao. Để đảm bảo an toàn, 22 giờ ngày 7/9, Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan - Tập đoàn Hải Lý thực hiện mở các cửa van xả tràn nước lũ. Tuy nhiên, dự báo lũ về hồ chứa nước Nhà máy Thủy điện...

Thương lái thu mua ong bầu với giá lên đến 4 triệu đồng/kg – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Những người thu mua ong bầu cho biết, họ được thương lái từ Trung Quốc đặt hàng thu mua loại ong này, thậm chí còn cấp cả thuốc và hướng dẫn dùng thuốc dẫn dụ ong. Giá 4 triệu đồng/kg ong bầu Trong những tháng gần đây, một hiện tượng lạ đang diễn ra ở nhiều vùng quê Việt Nam khi ong bầu, loài côn trùng vốn quen thuộc và có lợi, bỗng nhiên trở thành mục tiêu săn lùng của...

Lãi suất cho vay mua nhà ngân hàng nào ưu đãi nhất tháng 9/2024? – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Bước sang tháng 9/2024, lãi suất cho vay mua nhà, mua đất và bất động sản tại nhiều ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại. Có mức cho vay mua ưu đãi nhất có thể kể đến gói vay tại TPBank với lãi suất 0%/năm cố định trong 3 tháng đầu; 6,6%/năm cố định trong 12 tháng đầu; 7,6%/năm cố định trong 24 tháng đầu; 8,6%/năm cố định trong 36 tháng đầu. Lãi suất thả nổi hiện...

Ngân hàng nỗ lực thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Với kết quả nợ tín dụng tới thời điểm hiện tại cùng với những chính sách của ngành ngân hàng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hi vọng cuối năm nay mức tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục góp phần vào việc đạt được mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế từ 6,5 đến 7%. 0:00Nữ miền Bắc08/09/2024 14:23 Đây là ý kiến của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước...

Thông tin nhanh về thiệt hại của hệ thống điện do ảnh hưởng bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Theo đó, về nguồn điện: Các hồ chứa thủy điện của EVN ở khu vực phía bắc vẫn duy trì vận hành bình thường, chưa bị ảnh hưởng bởi cơn bão; một số hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai các tỉnh, thành phố. Về lưới điện cao áp: Có 6 đoạn đường dây 500kV,...

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Tận dụng thời cơ, nâng vị thế của ngành dệt may Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Chiến lược dài hạn của dệt may Việt Nam là tích cực đa dạng hóa dòng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nhiều phân khúc khách hàng khác nhau và mở rộng thị trường xuất khẩu. Dệt may Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi khả quan và có cơ hội bứt phá. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức mới trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường, khách hàng. Làm thế nào...

Tin nổi bật

Tin mới nhất