Powered by Techcity

Những nhận định sai sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam – Báo Lạng Sơn


Nhiều năm qua, căn cứ vào những nguồn tin không đầy đủ, thiếu khách quan, thậm chí cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật của các tổ chức, cá nhân phản động, cực đoan, cơ hội chính trị, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) thường xuyên đưa ra nhận định, báo cáo không chính xác về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, từ đó kêu gọi Chính phủ các nước cũng như các tổ chức quốc tế gây sức ép với chính quyền Việt Nam. Việc làm của USCIRF khiến dư luận vô cùng bức xúc và cực lực lên án.

Một buổi sinh hoạt tại điểm nhóm Công giáo làng Klah, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. (Ảnh HÀ NHÂN)
Một buổi sinh hoạt tại điểm nhóm Công giáo làng Klah, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. (Ảnh HÀ NHÂN)

Ngày 12/12 vừa qua, USCIRF ra thông cáo bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với các nhóm tôn giáo độc lập, bao gồm nhóm Phật giáo Khmer Krom, Tin lành người Thượng, Cao Đài Chơn truyền và nhiều tín đồ khác. Nhằm minh chứng cho cáo buộc của mình, USCIRF đã liệt kê một số vụ việc gần đây, như việc Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long ngày 26/11/2024 tuyên phạt tù những đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, rồi tùy tiện đưa ra nhận định mà họ gọi là “sự thụt lùi của tự do tôn giáo ở Việt Nam”.

Chưa dừng lại ở đó, USCIRF còn đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần quan tâm đặc biệt (CPC). Song song đó, nhằm chĩa mũi dùi vào Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch USCIRF Stephen Schneck lên tiếng chỉ trích: “Hành vi này không phù hợp với tư cách của Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến đáng báo động này với sự quan ngại sâu sắc”. Hùa vào “dàn đồng ca”, một ủy viên của USCIRF là Meir Soloveichik kêu gọi: “Trước tình trạng xấu đi này, Chính phủ Hoa Kỳ nên tăng cường nỗ lực gây sức ép để chính phủ Việt Nam trả tự do cho các tù nhân tôn giáo và thực hiện những cải thiện cụ thể đối với các điều kiện tự do tôn giáo, bao gồm cả việc sửa đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định thi hành”.

Không khó để nhận thấy những luận điệu mà USCIRF đưa ra trong thông cáo ngày 12/12 vừa qua đã được lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Gần đây, ngày 27/9, USCIRF công bố báo cáo Tôn giáo do Nhà nước kiểm soát và Tự do tôn giáo ở Việt Nam, có nhiều nội dung sai sự thật như việc cáo buộc Việt Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập, từ đó phủ nhận tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Cách làm của USCIRF cho thấy tổ chức này chỉ dựa vào một số nguồn tin không xác tín, đã lập tức làm rùm beng, lớn tiếng ra thông cáo về tình hình của Việt Nam, cố tình hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trở lại báo cáo ngày 12/12 của USCIRF, một trong những sự việc được tổ chức này triệt để khai thác liên quan đến đối tượng Thạch Chanh Đa Ra.

Theo cáo trạng của phiên tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long ngày 26/11/2024 xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” và “Bắt, giữ người trái pháp luật” cho thấy: Vào chiều 22/11/2023, Tổ công tác của Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình đến nắm tình hình và giải quyết vụ treo “cờ lạ” trước cổng khu vực chùa Đại Thọ tại xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình. Tại đây đối tượng Thạch Chanh Đa Ra đã chỉ đạo các đồng phạm khác và trực tiếp cùng thực hiện hành vi bắt, giữ người trái pháp luật; một số đối tượng đã dùng vũ lực gây thương tích, có 3 người của Tổ công tác bị khống chế đưa vào chánh điện. Trước và sau khi kết thúc vụ việc, Thạch Chanh Đa Ra đã nhiều lần quay clip, phát trực tiếp trên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm các cơ quan chức năng. Đồng thời Thạch Chanh Đa Ra còn chiếm quyền quản lý, điều hành chùa Đại Thọ mà không thông báo, không được sự cho phép của Ban Quản lý chùa và Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã xem xét hành vi, tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo, đưa ra các bản án phù hợp, đúng người, đúng tội, vừa có tính răn đe, vừa bảo đảm tính nhân văn, được người dân đồng tình, ủng hộ. Thế nhưng USCIRF lại cố tình xuyên tạc, rằng “luật pháp Việt Nam áp đặt các hạn chế đối với hoạt động tôn giáo”, và đưa ra những đánh giá phiến diện rằng Việt Nam “gia tăng đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập không chịu sự kiểm soát của nhà nước”. Đồng thời cố tình đổi trắng thay đen, đánh tráo khái niệm biến các đối tượng núp bóng tôn giáo vi phạm pháp luật thành cái gọi là “tù nhân tôn giáo” để rồi đưa yêu cầu phi lý là đòi cơ quan pháp luật Việt Nam phải trả tự do cho những người này.

Bất bình trước những đánh giá thiếu khách quan, sai sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng phải chăng bằng việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhân quyền USCIRF đã tự cho mình quyền cho phép các cá nhân núp bóng tự do tín ngưỡng, tôn giáo đứng trên luật pháp, chà đạp lên luật pháp, gây mất an ninh trật tự xã hội? Chưa kể, lợi dụng những thông cáo của USCIRF các thế lực thù địch ra sức vào hùa, lên án Việt Nam “phân biệt đối xử”, “đàn áp” tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, tìm mọi cách gây sức ép đối với chính quyền.

Cần khẳng định rằng, tôn trọng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật. Cụ thể tại Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với Hiến pháp năm 2013, Việt Nam cũng đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, và các nghị định, văn bản hướng dẫn cụ thể góp phần tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo đảm tốt hơn quyền này được triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và thực tiễn ở Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tổ chức tôn giáo và cấp đăng ký hoạt động, hơn 3.700 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung độc lập, trong đó có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam, cùng với đó là 62 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Trên cả nước có hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo, hơn 54.000 chức sắc, hơn 135.000 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Người dân được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Cùng với việc thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng giữa các dân tộc; Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa, phát triển về mọi mặt; coi đây là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững đất nước.

Những thành quả về bảo đảm quyền tự do tôn giáo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đây được đánh giá là cơ sở quan trọng giúp quan hệ Việt Nam-Vatican nâng cấp từ Đặc phái viên không thường trú lên Đại diện thường trú. Năm 2023, Tòa thánh Vatican đã mở Văn phòng Đại diện thường trú tại Việt Nam. Ghi nhận về thành tựu nhân quyền của Việt Nam nói chung và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam nói riêng ông Kyril Whittaker (người Anh), nhà nghiên cứu chính trị-lịch sử Việt Nam khẳng định: Ở Việt Nam, quyền con người không những được bảo vệ mà còn được phát triển ở mức cao nhất có thể. Việt Nam cũng bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, với nhiều đền, chùa, nhà thờ và các cơ sở tín ngưỡng được xây dựng như một phần của các cộng đồng dân cư. Ông Kyril Whittaker cho biết mình rất ấn tượng trước quy mô, vẻ đẹp và vai trò của các đền, chùa Phật giáo, nhà thờ Thiên chúa giáo và Hồi giáo trong các cộng đồng mà ông từng đến thăm ở Việt Nam.

Đáng tiếc là USCIRF đã cố tình bỏ qua thực tế sinh động này, không cho thấy thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu dựa vào các thông tin, tài liệu từ những nguồn không tin cậy, tiêu biểu như các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan như “Ủy ban cứu người vượt biển-BPSOS”, tổ chức khủng bố “Việt Tân” hoặc từ các chức sắc cực đoan chống đối trong nước.

Chính vì vậy những báo cáo, đánh giá của USCIRF phản ánh không đúng sự thật khách quan về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Điều khiến dư luận phẫn nộ là những “nhân chứng” mà USCIRF ra sức bênh vực cũng như dựa vào đó để đưa ra cáo buộc “Nhà nước Việt Nam tìm cách đàn áp, xóa bỏ các tổ chức tôn giáo độc lập” đều là những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, hoặc các tổ chức tôn giáo tự phát thực hành tôn giáo một cách cực đoan, chống phá tinh thần đoàn kết của giáo dân trong tôn giáo. Cần nhấn mạnh rằng, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật do đó mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều bị nghiêm trị và ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là “tù nhân tôn giáo”.

Hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đang hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025. Vừa qua hai nước cũng đã kỷ niệm một năm Ngày thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là kết quả của một quá trình hợp tác lâu dài, hiệu quả, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Bởi vậy những báo cáo, đánh giá của USCIRF không chỉ phản ánh sai sự thật về tình hình tại Việt Nam mà còn có nguy cơ làm gia tăng sự bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đi ngược lại xu thế hợp tác, phát triển, vi phạm nguyên tắc tôn trọng các vấn đề nội bộ của các quốc gia do đó cần bị phản bác, lên án nghiêm khắc.





Nguồn: https://baolangson.vn/nhung-nhan-dinh-sai-su-that-ve-tu-do-ton-giao-o-viet-nam-5032885.html

Cùng chủ đề

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12 (kỳ 3) – Báo Lạng Sơn

-  Chiều  24/12, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 12 (kỳ 3) để xem xét, quyết định 6 nội dung do 4 cơ quan trình. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tại phiên họp, các đại biểu đã dành nhiều thời gian nghe, thảo luận nội dung liên quan đến dự thảo Tờ trình của UBND tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh quy...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 24/12, đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (TNLPTC) tỉnh chủ trì phiên họp thứ 11 BCĐ. Năm 2024, BCĐ phòng, chống TNLPTC tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện, cụ...

Giá vàng chiều nay (24-12): Giảm mạnh – Báo Lạng Sơn

Giá vàng chiều nay 24-12, theo ghi nhận vào chiều nay (24-12), giá vàng trong nước giảm mạnh, nhiều thương hiệu giảm ở mức 200.000 đồng/lượng. Giá vàng được niêm yết cụ thể như sau: Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: 82,3 triệu đồng/lượng mua vào, 84,3 triệu đồng/lượng bán ra (giảm 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra). Vàng SJC Phú Quý: 82,4 triệu đồng/lượng mua vào (giảm 100.000 đồng/lượng), 84,3 triệu đồng/lượng bán ra...

Tỷ giá USD hôm nay (24-12): Đồng USD tăng trở lại mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (24-12): Rạng sáng 24-12, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 9 đồng, hiện ở mức 24.315 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,45%, hiện ở mức 108,07. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD đã...

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm – Báo Lạng Sơn

Năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều biến động như xung đột địa chính trị leo thang, giá dầu giảm, giá vàng tăng... dẫn tới thị trường hàng hóa, tiền tệ toàn cầu biến động mạnh. Với đặc thù là nền kinh tế có độ mở lớn, nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những biến động này. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, Việt Nam là điểm sáng về kiểm...

Cùng tác giả

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12 (kỳ 3) – Báo Lạng Sơn

-  Chiều  24/12, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 12 (kỳ 3) để xem xét, quyết định 6 nội dung do 4 cơ quan trình. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tại phiên họp, các đại biểu đã dành nhiều thời gian nghe, thảo luận nội dung liên quan đến dự thảo Tờ trình của UBND tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh quy...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 24/12, đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (TNLPTC) tỉnh chủ trì phiên họp thứ 11 BCĐ. Năm 2024, BCĐ phòng, chống TNLPTC tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện, cụ...

Giá vàng chiều nay (24-12): Giảm mạnh – Báo Lạng Sơn

Giá vàng chiều nay 24-12, theo ghi nhận vào chiều nay (24-12), giá vàng trong nước giảm mạnh, nhiều thương hiệu giảm ở mức 200.000 đồng/lượng. Giá vàng được niêm yết cụ thể như sau: Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: 82,3 triệu đồng/lượng mua vào, 84,3 triệu đồng/lượng bán ra (giảm 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra). Vàng SJC Phú Quý: 82,4 triệu đồng/lượng mua vào (giảm 100.000 đồng/lượng), 84,3 triệu đồng/lượng bán ra...

Tỷ giá USD hôm nay (24-12): Đồng USD tăng trở lại mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (24-12): Rạng sáng 24-12, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 9 đồng, hiện ở mức 24.315 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,45%, hiện ở mức 108,07. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD đã...

Giá xăng dầu hôm nay (24-12): Tiếp tục tăng nhẹ đầu phiên – Báo Lạng Sơn

Giá xăng dầu thế giới duy trì mức tăng nhẹ đầu phiên giao dịch. Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ giảm. Giá dầu thế giới Theo Reuters, giá dầu bắt đầu phiên giao dịch ngày 24-12 trong sắc xanh với cả dầu Brent và WTI đều tăng nhẹ. Trước đó, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần (23-12), giá dầu giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại...

Cùng chuyên mục

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12 (kỳ 3) – Báo Lạng Sơn

-  Chiều  24/12, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 12 (kỳ 3) để xem xét, quyết định 6 nội dung do 4 cơ quan trình. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tại phiên họp, các đại biểu đã dành nhiều thời gian nghe, thảo luận nội dung liên quan đến dự thảo Tờ trình của UBND tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh quy...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 24/12, đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (TNLPTC) tỉnh chủ trì phiên họp thứ 11 BCĐ. Năm 2024, BCĐ phòng, chống TNLPTC tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện, cụ...

Lãnh đạo Công an tỉnh thăm hỏi, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nhân dịp Lễ Giáng sinh...

-  Ngày 23/12, Đoàn công tác của Công an tỉnh do đồng chí Đại tá Nguyễn Xuân Thu, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn tổ chức thăm, chúc mừng Toà Giám mục Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng nhân dịp Lễ giáng sinh năm 2024. Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo một số phòng chức năng thuộc Công an tỉnh. Tại chương trình, lãnh đạo Công an tỉnh đã thông tin tình hình...

Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ: Góp sức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – Báo Lạng Sơn

- Cùng với cả hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, giảng viên  (CBGV) Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, là những “chiến sĩ” tiên phong trên mặt trận đấu tranh chống các quan điểm sai trái, góp phần tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ có 48 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó có 41 CBGV.  Ông Nguyễn Đức...

Thực hiện Quy chế dân chủ: “Chìa khóa” tạo đồng thuận xã hội – Báo Lạng Sơn

- Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh luôn thực hiện nghiêm quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, từ đây xây dựng - củng cố niềm tin của người dân đối với công tác lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Xác định...

Kiểm điểm cơ quan để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản thi hành luật, nghị quyết – Báo Lạng Sơn

Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 19-12 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành 17 luật, 3 nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ tám. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phân công các bộ, ngành, cơ quan liên quan chủ trì soạn thảo 130 văn bản quy...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo – Báo Lạng Sơn

Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Tham gia đoàn có lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng...

Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Tòa Giám mục...

- Chiều 23/12, tại thành phố Lạng Sơn, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội do đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn; đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy do lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận...

Cao Lộc tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện với Nhân dân – Báo...

  - Chiều 23/12, Huyện ủy Cao Lộc tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện với Nhân dân năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn; lãnh đạo các xã, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn huyện. Tại hội nghị, các đại biểu được thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội...

Đoàn công tác của tỉnh thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và Ban Đại diện Tin lành...

- Chiều 23/12, tại thành phố Lạng Sơn, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024. Tham gia đoàn có đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;...

Tin nổi bật

Tin mới nhất