Powered by Techcity

Những người giữ bản sắc văn hóa vùng cao

Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, ảnh hưởng của quá trình hội nhập khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang nguy cơ mai một.

Các nghệ nhân giới thiệu, hướng dẫn khách du lịch làm nghề dệt zèng của đồng bào Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các nghệ nhân giới thiệu, hướng dẫn khách du lịch làm nghề dệt zèng của đồng bào Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để tiếp nối và “khơi thông” dòng chảy văn hóa đó, đã có những lớp người âm thầm, nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Họ chính là các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, được coi là “báu vật sống” tại các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giữ “lửa” văn hóa truyền thống Cơ Tu

Ở thôn PaRing-Cân Sâm, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, ai cũng biết gia đình ông Nguyễn Hoài Nam, tức già làng Pi Hôi Cu Lai. Người dân đã quá quen với tiếng chiêng trống, điệu múa của già làng Cu Lai.

Ông là người truyền dạy những làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ truyền thống không chỉ của đồng bào Cơ Tu mà cả của đồng bào Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy nơi đây. Làm việc trong ngành văn hóa thông tin cơ sở, rồi làm Bí thư Đảng ủy xã Hồng Hạ, sau khi về hưu, ông được mọi người tin tưởng bầu là người có uy tín.

Từ đó, già làng Cu Lai đã dành thời gian, công sức bảo tồn các điệu múa cổ của người Cơ Tu. Hơn 10 năm trước, thấy thế hệ những người nắm giữ bí quyết chơi nhạc hay, sở hữu những làn điệu đẹp… lần lượt về với Zàng (trời), người tâm huyết với sự nghiệp văn hóa như già làng Cu Lai rất nóng lòng.

Ông đã có ý kiến với lãnh đạo xã Hồng Hạ nên mở các lớp truyền dạy dân nhạc, dân ca, dân vũ tại địa phương. Đồng thời, ông chủ động kết nối với giáo viên Trường đại học Nông Lâm Huế xin hỗ trợ kinh phí mở lớp trao truyền dân nhạc cho lớp trẻ. Lớp học đầu tiên sử dụng một số nhạc cụ và làn điệu dân ca của dân tộc Cơ Tu do ông trực tiếp giảng dạy có 11 em tham gia.

“Hồi đó, tôi cùng một số người già trong xã mở lớp học về nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình trong vòng một tháng. Cứ đến thứ bảy và chủ nhật, chúng tôi cùng lên lớp để giảng giải những câu chuyện ý nghĩa chung quanh mỗi nhạc cụ, rồi đích thân trình diễn, chỉ bảo từng nốt nhạc cho các học viên. Nhờ thế, tại Hồng Hạ đã có một thế hệ biết chơi thành thạo những nhạc cụ truyền thống của các dân tộc, như các loại sáo, khèn bè, đàn abel, ta lư, tù và…”, già làng Cu Lai nhớ lại.

Từ thành công của lớp học này, ông Cu Lai cùng các già làng, nghệ nhân, người có uy tín phối hợp các ban, ngành ở địa phương tiếp tục mở nhiều lớp dạy dân ca, dân vũ, sử dụng nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ. Đến nay, già làng Cu Lai đã truyền dạy cho hơn 150 thanh niên xã Hồng Hạ và một số xã khác lân cận trong huyện A Lưới. Nhiều người trong số họ đã trở thành những thành viên nòng cốt của đội văn nghệ dân gian địa phương.

Một trong những thành viên đội văn nghệ do già làng Cu Lai truyền dạy, chị RaPat Thêm (ở xã Hồng Hạ) chia sẻ: “Hiện tại, mình vẫn tham gia thường xuyên lớp truyền dạy làn điệu dân ca của bác Nam. Sau này, mình sẽ tiếp nối truyền thống, dạy cho thế hệ sau một số làn điệu dân ca của đồng bào”.

Không đơn độc trên hành trình của mình, già Cu Lai còn đến các làng khác, gặp gỡ những người có uy tín, cùng nhau vận động họ chung tay xây dựng, thực hiện những mục tiêu bảo tồn văn hóa, củng cố khối đoàn kết đồng bào. Đi đến đâu, ông cũng được sự chào đón nhiệt tình của người dân.

“Bác Nam là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập, noi theo. Trong quá trình hoạt động, tham gia công tác bảo tồn văn hóa, bác đã truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ cho thế hệ trẻ. Nhờ được truyền dạy bài bản, nhiều thanh niên, các em học sinh trong xã nay đã có thể tự tổ chức các chương trình văn nghệ truyền thống. Bác đã được công nhận là Nghệ nhân Ưu tú năm 2019”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồng Hạ RaPat Tha cho biết.

Lan tỏa văn hóa đồng bào Pa Cô

Trong ngôi nhà của già làng Hồ Văn Hạnh, ở thôn A Niêng Lê Triêng 1, xã Trung Sơn, ấn tượng nhất là những bộ nhạc cụ được treo trên giá rất cẩn thận, được ông xem như gia tài lớn nhất của mình.

Khác với mọi ngày, căn nhà của già Hạnh hôm ấy thật đông thanh niên trai gái trong làng. Mọi người trong trang phục truyền thống, xếp thành đội hình theo sự hướng dẫn của già. Rồi các động tác điệu múa, lời hát truyền thống bắt đầu vang lên theo từng nhịp.

Già Hạnh tự hào cho biết: “Mình đã mở hai lớp truyền dạy (14 thành viên) cho con cháu và thế hệ trẻ các điệu múa hát truyền thống, với các làn điệu ca lơi, cha chấp, ba bói, dạy cách múa đánh cồng chiêng, thổi kèn, giữ gìn tiếng nói, chữ viết, trang phục và các nét hoa văn trang trí riêng có của đồng bào mình, nhằm phục vụ các lễ hội truyền thống như mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu…”.

Già Hạnh được biết đến là một nghệ nhân văn hóa dân gian, được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú năm 2019. Dù đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng nhiều năm qua, ông vẫn không mệt mỏi trao truyền những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào mình đến các thế hệ trẻ trong thôn bản, trong xã và những địa phương dọc dãy Trường Sơn.

Già Hạnh kể, từ khi còn làm cán bộ, ông miệt mài sưu tầm, nghiên cứu những giá trị văn hóa của đồng bào mình thông qua việc gặp gỡ, tìm hiểu ở những già làng của các thôn, bản. Đó là kho tư liệu quý và cùng với việc say mê các làn điệu, nhạc cụ của người Pa Cô, ông càng điêu luyện hơn khi biểu diễn.

Nhiều năm qua, ông đã xây dựng các đội văn nghệ ở các thôn trên địa bàn xã, rồi truyền dạy những kiến thức của mình cho cộng đồng để giữ gìn và lan tỏa sâu rộng hơn. “Quan trọng nhất, là tạo được sự hứng thú cho lớp trẻ khi tiếp xúc với văn hóa truyền thống của dân tộc, những hủ tục rườm rà, không hợp có thể lược giản để phù hợp hơn với tình hình hiện nay”, già Hạnh nói.

Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện A Lưới Lê Thị Thêm cho biết, từ năm 2016 đến 2018, già Hạnh là Trưởng nhóm nghệ nhân có uy tín trong cộng đồng và là Trưởng ban đoàn kết cộng đồng của Làng dân tộc Tà Ôi-Pa Cô tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Già Hạnh luôn chủ động, trách nhiệm với các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc địa phương, quan tâm tới đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người dân tại Làng Văn hóa. Già tham gia kết nối cộng đồng các dân tộc, thông qua các hoạt động tái hiện lễ hội văn hóa dân tộc gắn với không gian sống của đồng bào; tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… tại “Ngôi nhà chung”.

Sau hai năm quảng bá, giới thiệu văn hóa Pa Cô cho công chúng và du khách muôn nơi đến với Thủ đô, già Hạnh trở về quê hương A Lưới, tiếp tục được người dân tín nhiệm bầu là người có uy tín trong cộng đồng.

Với kinh nghiệm được học tập từ bên ngoài, già đã vận động họ tích cực duy trì các câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn hoạt động sôi nổi. Đặc biệt, già Hạnh đã vận động người dân giữ nghề đan lát, thổ cẩm truyền thống, làm đồ lưu niệm bán cho khách du lịch, giúp họ có thêm thu nhập.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng, huyện đang huy động cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Huyện tích cực vận động đồng bào các dân tộc sử dụng trang phục truyền thống trong những ngày lễ hội; tiếp tục nghiên cứu, biên soạn và xuất bản chữ viết, tục ngữ, ca dao, các làn điệu dân ca, dân vũ, truyện cổ… của các dân tộc thiểu số.

Có chính sách phát huy vai trò các nghệ nhân, già làng, cộng đồng các thôn, bản trong công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tiến đến tổ chức các lễ hội của đồng bào theo định kỳ để trở thành các sản phẩm du lịch của địa phương.

Dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Pa Cô, Tà Ôi… của huyện A Lưới đã đoàn kết, gắn bó và cùng nhau phát huy bản sắc văn hóa của cha ông.

Nguồn:https://nhandan.vn/nhung-nguoi-giu-ban-sac-van-hoa-vung-cao-post781697.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Đặc sắc Liên hoan các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc truyền thống thành phố Lạng...

Tiết mục trình diễn trang phục dân tộc do đội thi đến từ Trường mần non Hoàng Văn Thụ biểu diễn – Ngày 14/10, UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức vòng chung kết Liên hoan các câu lạc bộ (CLB) hát then đàn tính; dân ca, dân vũ, nhảy cộng đồng; giới thiệu, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố...

Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn năm 2023

Các đại biểu dự chương trình khai mạc ngày hội – Tối 13/10, tại Công viên hồ Phai Loạn (đoạn Cung Thiếu nhi Lạng Sơn), Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn năm 2023. Ngày hội được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 73 năm ngày giải phóng Lạng Sơn (17/10/1950...

Chung kết Liên hoan dân ca, dân vũ và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số huyện Chi Lăng: Xã...

Tiết mục “Cầu lộc, cầu tài” của xã Vạn Linh trong phần thi dân ca, dân vũ – Sáng 9/10, UBND huyện Chi Lăng tổ chức vòng chung kết Liên hoan dân ca, dân vũ và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số huyện Chi Lăng năm 2023. Tham gia liên hoan có tổng số trên 200 diễn viên quần chúng, nghệ nhân đến từ 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chi Lăng gồm:...

Thành phố Lạng Sơn: Gần 500 thí sinh tham gia vòng sơ khảo liên hoan các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ và...

– Ngày 1/10, UBND thành phố lạng Sơn tổ chức vòng sơ khảo Liên hoan các câu lạc bộ (CLB) hát then đàn tính; dân ca, dân vũ, nhảy cộng đồng; giới thiệu, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống. Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố tặng hoa cho đại diện các đội thi Chương trình thu hút sự tham gia của gần 500 thí sinh đến từ 40 đơn vị là các CLB thuộc UBND các phường,...

Tổng kết lớp truyền dạy thực hành và ra mắt Câu lạc bộ nghề thêu, dệt thổ cẩm dân tộc Nùng Phàn Slình xã...

Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và lãnh đạo UBND huyện Cao Lộc trao giấy chứng nhận cho các học viên tham gia lớp truyền dạy – Sáng 22/9, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL)phối hợp với UBND huyện Cao Lộc tổ chức Tổng kết lớp truyền dạy thực hành và ra mắt Câu lạc bộ (CLB) nghề thêu, dệt thổ cẩm dân tộc Nùng Phàn SLình (Nùng Cúm Cọt) Xã Hải...

Cùng tác giả

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Với những giá trị cốt lõi dựa trên các trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, để từ đó làm “Rạng rỡ Việt Nam”. Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Hoàng Thành Media công bố...

Tiếp tục quán triệt phương châm “giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm trọng điểm” – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/12, Tỉnh ủy tổ chức tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương và đại diện cơ quan UBKT Trung ương.  Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì...

Tập trung phát triển toàn diện du lịch tỉnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện...

- Chiều 26/12, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phát triển du lịch tỉnh và BCĐ xây dựng Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, trưởng hai BCĐ chủ trì hội nghị. Trong năm 2024, BCĐ Phát triển du lịch tỉnh đã chỉ đạo,...

Cao Lộc: Thông qua Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 26/12, Huyện ủy Cao Lộc tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (kỳ chuyên đề) để lấy ý kiến về Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện Cao Lộc. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện Cao Lộc. Trên cơ sở thực hiện kết luận của Trung ương, Nghị...

Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Bình Gia – Báo Lạng Sơn

- Sáng 26/12, Sở Công Thương phối hợp với Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Nà Làng tổ chức khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại khối phố Ngọc Quyến, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia. Đây là điểm bán hàng được Sở Công Thương hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, sở hỗ trợ một phần chi phí thiết kế, mua sắm trang thiết...

Cùng chuyên mục

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Với những giá trị cốt lõi dựa trên các trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, để từ đó làm “Rạng rỡ Việt Nam”. Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Hoàng Thành Media công bố...

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước – Báo Lạng Sơn

Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm ấm. Không khí Giáng sinh đã đến. TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm “check-in” đẹp lung linh sắc màu. Nhiều người dân đi tận hưởng không khí lạnh và đón Giáng...

Bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng ASEAN – Báo Lạng Sơn

Văn hóa là cầu nối tình hữu nghị trong cộng đồng ASEAN. Giai điệu âm nhạc Việt Nam hòa chung với âm nhạc các nước ASEAN, cùng các hoạt động thể thao, du lịch… trong những năm qua đã góp phần kết nối các nước ASEAN cùng chung “nhịp đập”. TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân...

Triển lãm về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28-12. Tượng đài đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...

Hình tượng ông già Noel ngày nay xuất phát từ một quảng cáo đồ uống? – Báo Lạng Sơn

Dựa trên mẫu quảng cáo nổi bật từ năm 1931, người ta nói rằng hình tượng ông già Noel ngày nay là xuất phát từ đây nhưng sự thật ít người biết. Bộ đồ nhung đỏ, viền lông trắng, bốt đen cao, mũ tua rua ấm áp,... trang phục đặc trưng của ông già Noel đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng và trí tưởng tượng của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, ông già...

Bộ sách giúp trẻ học cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm – Báo Lạng Sơn

Bộ sách “100++ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ” của Đinh Tị Books trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp trẻ nhỏ tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm và giúp trẻ tự tin và có tinh thần độc lập trong cuộc sống. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích,...

Bác tin đồn ‘Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thế giới’ – Báo Lạng Sơn

Đại diện Cục Di sản Văn hóa khẳng định thông tin UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới là không chính xác. Mới đây, thông tin UNESCO có thể xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định đây là thông...

Lan tỏa giá trị của việc đọc sách trong tuổi trẻ – Báo Lạng Sơn

Ngày 23-12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên về giá trị của việc đọc sách; xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong thanh...

Phát triển kinh tế di sản – Động lực tăng trưởng mới của Quảng Ninh – Báo Lạng Sơn

Nhằm góp phần thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế di sản tại tỉnh Quảng Ninh để đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển nguồn lực này trong thời gian tới, ngày 21/12, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học-thực...

Đình Lập tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca” – Báo Lạng Sơn

- Tối 21/12, tại tuyến phố đi bộ Đình Lập, UBND huyện Đình Lập tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca”, chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024).  Dự chương trình có lãnh đạo UBND huyện, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các phòng, ban, đoàn thể chính trị - xã hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất