Powered by Techcity

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan…

Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách.

Tác giả 8X Bùi Vinh Thuận (thường gọi Thuận Bùi), quê ở Lạng Sơn, là một người đam mê nhiếp ảnh. Qua bộ ảnh, anh chia sẻ mong muốn quảng bá cảnh đẹp quê hương xứ Lạng nhiều sắc màu đến với du khách trong, ngoài nước. Trên ảnh là thành phố Lạng Sơn nhìn từ trên cao tựa như cung đàn, với cầu đường bộ Mai Pha và đường sắt song song bắc qua sông Kỳ Cùng chảy uốn lượn ngang trung tâm thành phố.

Bắc Sơn không chỉ nổi tiếng với đỉnh núi Nà Lay, làng du lịch văn hóa Quỳnh Sơn mà còn có đèo Tam Canh, hồ Tam Hoa (ảnh) ở xã Hưng Vũ. Đây là một hồ nước ngọt được bao quanh bởi các dãy núi cao và những hàng cây xanh mát, vào những ngày mây giăng tạo nên khung cảnh huyền ảo.

Nhắc tới các địa danh lịch sử ở Lạng Sơn, không thể không đến thăm ải Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Khu vực này trải dài khoảng 20km, các điểm tham quan tập trung chủ yếu tại xã Chi Lăng và xã Quang Lang. Trên ảnh là triền núi trồng na thuộc thôn Than Muội, xã Quang Lang – một phần thuộc Luỹ ải Chi Lăng. Na là một đặc sản của Lạng Sơn, khoảng hai tuần nữa là bắt đầu thu hoạch na trên núi.

Khu du lịch vùng núi Mẫu Sơn trải dài trên địa bàn 3 xã, gồm Công Sơn, Mẫu Sơn của huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình. Mẫu Sơn được ví như “Sa Pa thứ hai” của Việt Nam, hấp dẫn bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Xuất phát từ TP Lạng Sơn đi 15km, rẽ theo quốc lộ 4B hướng Lạng Sơn – Lộc Bình đến ngã ba Mẫu Sơn, sau đó chinh phục đoạn đường lên núi dài 15 km gian nan với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục.

Một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo khi trải nghiệm du lịch huyện Lộc Bình là làng nhà trình tường của người Nùng (chủ yếu dân tộc (Nùng Phàn Slình) ở xã Tú Đoạn, cách của khẩu Chi Ma, giáp biên giới Trung Quốc khoảng 20 km. Các ngôi nhà này làm bằng đất sét, tường dày 50-70 cm chắc chắn, giữ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Những năm gần đây, các ngôi nhà này được nhiều khách du lịch, nhiếp ảnh gia tìm đến tham quan, sáng tác chụp ảnh.

Làng du lịch sinh thái cộng đồng xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng nằm ở phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, được bao bọc xung quanh là núi đá vôi, ở giữa là rừng núi đất thấp và những thung lũng đồng ruộng. Vào mùa lúa chín, khung cảnh làng nhìn từ trên cao đẹp như tranh vẽ.

Huyện Tràng Định nằm cách TP Lạng Sơn khoảng 67 km theo QL4A, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Từ lâu, Tràng Định được biết đến là mảnh đất “gạo trắng nước trong”, với cánh đồng xã Đại Đồng là một vựa lúa lớn của tỉnh, nổi tiếng với giống lúa nếp vừa thơm vừa dẻo.

Nếu du khách trải nghiệm vùng núi đồi Mẫu Sơn, cao huyện Cao Lộc vào mùa xuân sẽ được thả hồn vào sắc hồng hoa đào rừng. Anh Thuận Bùi cho biết hoa nở muộn phủ khắp núi đồi trong những ngày cuối tháng tháng 3 Dương lịch, trong đó có những cây đào rừng cổ thụ trên 20 năm tuổi với gốc to, thân cây phủ đầy rêu. Điểm xuyết giữa rừng hoa là người dân tộc Dao Lù Gang trong trang phục rực rỡ sắc màu, tạo nên khung cảnh mùa xuân níu chân du khách.

Nhịp sống đời thường của người dân tộc Dao Lù Gang ở vùng núi Mẫu Sơn, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc. Vùng đất này có 3 dân tộc cùng sinh sống là Dao, Tày, Nùng, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 98% dân số. Từ xưa đến nay, người Dao ở xã Mẫu Sơn, một xã vùng III biên giới, luôn giữ được bản sắc văn hóa. Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, biết thêu, dệt và may trang phục truyền thống. “Trải nghiệm khó quên đối với tôi đến nơi chụp bức ảnh này là di chuyển qua đường đất nhỏ, cheo leo, một bên là vực, một bên là sườn đồi, qua các đoạn rừng trúc và rừng hồi, mỗi nhà dân có khi cách nhau một đồi núi”, anh Thuận Bùi chia sẻ.

Khung cảnh đồi núi hùng vĩ dọc theo đường đường tuần biên xã Bắc Xa, huyện Đình Lập. Bắc Xa còn hoang sơ và tự nhiên, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 33 km. Nơi đây có nhiều cột mốc biên giới để chinh phục như cột mốc 1297, 1300 và chiêm ngưỡng mùa cỏ lau nở đẹp vào tháng 10-12 hàng năm.

Rừng vầu xanh mát thuộc thôn Phai Phạ, xã Tràng Các, huyện Văn Quan. Nơi đây chưa được nhiều du khách biết đến.

Anh Thuận Bùi chia sẻ đến huyện Văn Quan có thể khám phá hồ Bản Nầng, thôn Bản Nầng, xã Tân Đoàn, cách trung tâm xã khoảng 7km. Hồ có diện tích trên 14ha, là hồ nước tự nhiên có làn nước trong xanh quanh năm. Quang cảnh khu vực hồ tuyệt đẹp và hoang sơ, được bao quanh bởi những cánh rừng hồi bạt ngàn, có tiềm năng lớn để khai thác cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. “Có dịp mời du khách về tham quan Lạng Sơn, phong cảnh kỳ vĩ, đẹp mê hồn và con người mến khách”, anh Thuận Bùi bộc bạch.

Huỳnh Phương
Ảnh: Bùi Vinh Thuận

nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: Tiếp vốn kịp thời để người dân vươn...

- Những năm qua, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai tốt chương trình cho vay hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, đây là chương trình cho vay có dư nợ tăng trưởng cao nhất của chi nhánh. Nguồn vốn được...

Viettel mở rộng thị trường xuất khẩu cáp quang sang Bắc Mỹ và châu Âu – Báo Lạng Sơn

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) và Network Cable Co., Ltd. (NWC) – Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác và hợp đồng khung, cam kết đồng hành phát triển trong lĩnh vực cáp quang và phụ kiện viễn thông. Trước đó, NWC trực tiếp làm việc nhiều lần cùng VMC, bày tỏ sự tin tưởng về năng lực nghiên cứu sản xuất của VMC và quyết định...

De Heus Việt Nam nhận giải thưởng ‘Top 20 doanh nghiệp FDI đóng góp tích cực cho sự phát triển KTXH năm 2024’ –...

Ngày 21/12, tại chương trình truyền thông "Doanh nghiệp FDI xuất xắc - Thương hiệu xuất sắc hàng đầu - sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt năm 2024" do Viện Kinh tế Văn hóa phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức, Công ty TNHH De Heus vinh dự nhận giải thưởng "Top 20 doanh nghiệp FDI đóng góp tích cực...

Giá vàng hôm nay (23-12): Tăng, giảm trái chiều – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (chiều 23-12) ở trong nước có sự chênh lệch rõ nét. Trong khi vàng miếng thương hiệu SJC tăng 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào-bán ra thì vàng DOJI giảm giá 100.000 đồng/lượng so với một ngày trước đó. Tại thời điểm 13 giờ 15 phút ngày 23-12, vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã có sự tăng đột biến so với các thương hiệu cùng loại. Theo...

Đề nghị tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp – Báo Lạng Sơn

Bộ Tài chính vừa có công văn số 13900/BTC-CST về việc lấy ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12, Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH15 đến hết ngày...

Cùng tác giả

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ...

Cùng chuyên mục

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ...

Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Lạng Sơn

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1. Về vị tri địa lý, địa hình, đất đai Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất là huyện Đình Lập 1.189,56 km2. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái...

Khái quát Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử

Thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập - Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt. 1. Lạng Sơn các thế kỷ đầu độc lập (thế kỷ IX - thế kỷ XIV): Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, rồi Lạng Giang, Lạng Sơn là một vùng đất quan trọng của nước Đại Cồ Việt và Đại Việt, nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước. Trong ba lần đánh...

Lễ hội Ná Nhèm

Lễ hội là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn của người Tày xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn. Trong lễ hội các thành viên bôi nhọ lên mặt thể hiện khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn” khi còn sống. Đó cũng là quan niệm của đồng bào về linh hồn, thế giới tâm linh. Người tham dự...

Thác Đăng Mò – bức tranh thơ mộng giữa núi rừng Xứ Lạng

Thác Đăng Mò là kiệt tác thiên nhiên Xứ Lạng, mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình. Ngọn thác quanh năm đổ giữa núi rừng này chính là món quà quý giá mà tạo hóa dành riêng cho vùng rẻo cao Đông Bắc xa xôi. Thác Đăng Mò còn được gọi với cái tên khác là thác Mũi Bò là nơi tiếp giáp của 3 xã vùng cao Mông Ân, xã Thiện Thuật và xã Hoàng Văn Thụ...

Đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng – Một điểm nhấn văn hoá

Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vùng đất dốc thuộc khu vực miền núi, vì vậy Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú. Mật độ mạng lưới sông suối dao động từ 0,6 đến 1,2 km/km2. So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km2 thì mật độ sông suối của Lạng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất