Powered by Techcity

Nhìn lại hành trình 3 năm hàng Việt Nam vào Pháp bằng EVFTA

Pháp, cũng như châu Âu, đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, đầu tư sản xuất để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, và Việt Nam là một trong những điểm đến tiềm năng.

Nhin lai hanh trinh 3 nam hang Viet Nam vao Phap bang EVFTA hinh anh 1
Công ty may Tinh Lợi (Hải Dương) mỗi năm xuất khẩu hàng triệu sản phẩm sang thị trường EU. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020, tạo nên dấu mốc quan trọng trên chặng đường 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời mở ra một giai đoạn mới giúp mối quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn.

Đánh giá về hiệu quả của hiệp định đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp, ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp, khẳng định EVFTA đã có tác động tích cực to lớn cho xuất khẩu của Việt Nam vào địa bàn này.

Theo ông Vũ Anh Sơn, trước tiên phải kể đến uy tín mà Việt Nam có được khi là nước đang phát triển đầu tiên sẵn sàng tham gia vào một hiệp định thế hệ mới với những cam kết có tiêu chuẩn cao với EU.

Ở tầm vĩ mô, EU tin tưởng Việt Nam sẽ là đối tác quan trọng và tin cậy trong chiến lược tiếp cận các quốc gia Đông Nam Á và châu Á.

Ở tầm vi mô đối với cộng đồng doanh nghiệp, chính uy tín này là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu gia tăng hoặc lần đầu tiên tham gia vào hoạt động trao đổi thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam.

Kế đó, những lợi ích thiết thực từ việc cắt giảm thuế quan đã đóng góp phần đặc biệt quan trọng duy trì đà xuất khẩu và phục hồi xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong và sau giai đoạn dịch COVID-19.

Bất chấp bối cảnh kinh tế thế giới đang giảm sút và xu hướng khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu nói chung, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Pháp trong 4 tháng đầu năm 2023 vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định ở mức 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 2,12 tỷ euro.

Các ngành da giầy, điện tử điện thoại và dệt may vẫn là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp.

Ngoài xuất khẩu dệt may có dấu hiệu chậm lại, xuất khẩu giầy dép và điện thoại tăng mạnh với mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022 lần lượt là 30,5% và 21,9%.

Tính theo cả năm, xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp năm 2022 đã tăng 18,8% so với năm 2020, từ 6,12 tỷ euro lên hơn 7,27 tỷ, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

Uy tín và những điều kiện ưu đãi thuế quan từ EVFTA mang lại đang tạo ra lợi thế tốt cho xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực nông sản.

Pháp, cũng như châu Âu, đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, đầu tư sản xuất để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến tiềm năng.

“Cú hích” cho nông sản Việt

Đối với nông sản, theo ông Vũ Anh Sơn, trước tiên có thể khẳng định hiệp định EVFTA là một “cú hích,” một nguồn khích lệ quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia một cách chuyên nghiệp, có bài bản, kế hoạch rõ ràng hơn vào chuỗi cung ứng quốc tế.

Các doanh nghiệp ngày càng cảm nhận được sự liên quan trực tiếp giữa các hoạt động của doanh nghiệp mình với những xu hướng quốc tế mới như tiêu dùng xanh, thân thiện môi trường.

Tại thị trường Pháp, sau hàng loạt các hoạt động quảng bá, xây dựng hình ảnh, định hướng tiêu dùng mà Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã triển khai, các sản phẩm của Việt Nam đang dần tìm được chỗ đứng và được người tiêu dùng bản địa biết đến.

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam không chỉ dừng lại tại nông sản. Điều quan trọng là sự quan tâm đúng mực và có chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp phải có một kế hoạch phát triển bài bản, với thị trường mục tiêu là Pháp hoặc bất kỳ một nước châu Âu nào phù hợp.

Những lợi ích thiết thực và những kỳ vọng mà EVFTA có thể mang lại cho hàng hóa Việt Nam đã được hiện thực hóa đối với mặt hàng gạo khi lần đầu tiên được Thương vụ Việt Nam tại Pháp trực tiếp hỗ trợ đưa lên kệ hàng trên hai chuỗi đại siêu thị lớn nhất Pháp là Carrefour và E.Leclerc.

Nhin lai hanh trinh 3 nam hang Viet Nam vao Phap bang EVFTA hinh anh 2
Gạo Việt Nam bày bán tại siêu thị Carrefour Collagen. (Ảnh: Nguyễn Thu Hà/TTXVN)

Đây là lần đầu tiên, Việt Nam thành công đưa gạo thương hiệu Việt Nam tiếp cận tới phân khúc bán lẻ lớn nhất tại châu Âu này, qua đó tiếp cận tới đông đảo người tiêu dùng Pháp.

Tiếp theo gạo, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đang tiếp tục khai thác những cơ hội và tiềm năng mà hiệp định EVFTA mang lại để có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa hàng hóa thương hiệu Việt Nam tiếp cận tới phân khúc bán lẻ tại Pháp.

Những thách thức cần vượt qua

Chia sẻ về những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi xâm nhập thị trường Pháp, ông Sơn nhấn mạnh yếu tố kỹ thuật và quy tắc xuất xứ hàng hóa luôn là thách thức lớn đặt ra cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU nói chung và Pháp nói riêng.

Để đạt được mục tiêu này, hàng Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu rất cao và phức tạp về kỹ thuật cũng như quy tắc xuất xứ, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư phát triển từ nguyên phụ liệu đầu vào cho tới các khâu thiết kế, sản xuất hàng hóa.

Để đảm bảo các quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, môi trường đối với xuất khẩu hàng hóa, cần phải đáp ứng các yêu cầu về công nghệ trong sản xuất, đầu tư mạnh vào công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại. Đây là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

Ngoài ra, về trung và dài hạn, với những định hướng và chính sách của Đảng và Nhà nước hướng tới phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sớm bước sang giai đoạn mới trong xuất khẩu; đó là giai đoạn phát triển theo chiều sâu, bền vững.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần thể hiện sự đoàn kết, xây dựng được cộng đồng chia sẻ thông tin rộng để cùng nhau phát triển.

Bên cạnh đó, xu thế chống biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều yêu cầu mới mang tính chất kỹ thuật cho các nhà cung cấp.

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải liên tục cập nhật thông tin và nhanh chóng thay đổi để có thể bắt kịp các xu thế này.

Tuy nhiên, sự thay đổi có gắn kết chặt chẽ nhiều ngành nghề với nhau vì vậy việc này trở nên càng khó khăn, thách thức hơn với doanh nghiệp.

Đến nay, Thương vụ Việt Nam tại Pháp vẫn luôn chú trọng công tác thông tin thị trường, nắm bắt xu thế và thị hiếu mới, đồng thời thường xuyên cập nhật các thông tin về chính sách của Pháp cũng như của châu Âu có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thương vụ cũng luôn nỗ lực kết nối doanh nghiệp trong nước với các đối tác là các tập đoàn phân phối, các nhà nhập khẩu tại Pháp để đẩy mạnh hơn nữa nhóm hàng nông nghiệp Việt Nam, vốn có thế mạnh xuất khẩu tại Pháp.

Trong thời gian tới, Thương vụ sẽ phối hợp cùng đối tác Pháp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hàng hóa, thương hiệu hàng Việt Nam tới rộng rãi cộng đồng bản địa thông qua các hoạt động thiết thực như tổ chức các Tuần lễ hàng Việt Nam, tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ chuyên ngành, tham gia trực tiếp vào các diễn đàn quan hệ Việt-Pháp./.

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/nhin-lai-hanh-trinh-3-nam-hang-viet-nam-vao-phap-bang-evfta/889324.vnp

Nguồn

Cùng chủ đề

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), đặc biệt từ ngày 8 đến sáng ngày 9/9/2024, mực nước sông Kỳ Cùng dâng cao đã làm cho nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt. Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) Ngoài ra, sự ảnh hưởng của bão Yagi trong những ngày qua đã khiến các...

Ngành tổ chức xây dựng Đảng cần xác định chuẩn bị đại hội đảng các cấp là nhiệm vụ trọng tâm

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ban Tổ chức Trung ương; thường trực tỉnh ủy, thành ủy và lãnh đạo, chuyên viên ban tổ chức các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam...

6 mặt hàng xuất khẩu vượt mốc 3 tỉ USD

Tin tức từ số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỉ USD, giảm 16,2% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,2 tỉ USD, giảm 22,9% so với năm 2022. Kết thúc năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 5,69 tỉ USD, tăng 69% so với năm 2022. Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất...

Nhiều thách thức đặt ra trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn và thách thức của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất thậm chí phải đóng cửa… Thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024 vẫn tiềm...

Decision Lab: Thương hiệu Việt ngày càng gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Trong số 20 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trên bảng xếp hạng Thương hiệu tốt nhất năm 2023 do Decision Lab công bố, có đến 12 thương hiệu nội địa góp mặt, trong đó có 6/10 thương hiệu cải thiện nhiều nhất so với xếp hạng năm ngoái. Điều này cho thấy sức mạnh và khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của các thương hiệu Việt trên thị trường. Hàng Việt đang ngày càng chứng minh khả...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV – Báo...

- Chiều 25/12, Chính phủ phối hợp với Ủy Ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị.  Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết...

Quyết liệt tinh gọn, Kiên Giang đã giảm 4.299 biên chế – Báo Lạng Sơn

Ngày 24/12, Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết...

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Đồng Ý (Bắc Sơn) – Báo Lạng Sơn

- Chiều 25/12, Công ty Điện lực Lạng Sơn tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho UBND xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn để đưa vào quản lý, khai thác và sử dụng. Triển khai chuỗi hoạt động tri ân khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh, Công ty Điện lực Lạng Sơn đã thực hiện và hoàn thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại thôn Lân Páng, xã Đồng Ý, huyện...

Phê chuẩn nhân sự 2 tỉnh Hà Giang và Đắk Nông – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm nhân sự UBND 2 tỉnh Hà Giang và Đắk Nông. Đối với tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Sơn. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định...

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Hải quan,...

Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Đồng Ý (Bắc Sơn) – Báo Lạng Sơn

- Chiều 25/12, Công ty Điện lực Lạng Sơn tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho UBND xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn để đưa vào quản lý, khai thác và sử dụng. Triển khai chuỗi hoạt động tri ân khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh, Công ty Điện lực Lạng Sơn đã thực hiện và hoàn thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại thôn Lân Páng, xã Đồng Ý, huyện...

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Hải quan,...

Hiểu đúng về thị trường carbon, sẵn sàng bước vào ‘cuộc chơi’ mới – Báo Lạng Sơn

Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cho việc hình thành thị trường carbon. Tuy vậy, để phát triển thị trường mới mẻ này, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những thách thức nhất định, ảnh hưởng đến tiến trình triển khai của doanh nghiệp. Ngày 25/12, được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Báo Công Thương đã tổ chức Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức. Hội thảo nhằm đẩy mạnh các nhiệm...

Điều kiện kinh doanh cơ sở đào tạo lái xe ô tô, áp dụng từ 1/1/2025 – Báo Lạng Sơn

Chính phủ ban hành Nghị định 160/2024/NĐ-CP về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh của cơ sở đào tạo lái xe ô tô. Người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp Nghị định nêu rõ, cơ sở đào tạo lái xe là loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác...

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh – Báo Lạng Sơn

- Ngày 25/12, Đoàn công tác của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) Quốc gia do ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng làm trưởng đoàn đã làm việc với BCĐ 389 tỉnh. Làm việc với Đoàn công tác có các thành viên BCĐ 389 tỉnh. Theo báo cáo tại buổi làm việc, Năm 2024, BCĐ 389 tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ...

Giá vàng hôm nay (25-12): Giá vàng trong nước giảm nhẹ – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (25-12): Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước giảm nhẹ, với mức giảm mạnh nhất là 200.000 đồng. Giá vàng trong nước hôm nay Kết thúc ngày 24-12, cả giá vàng miếng và vàng nhẫn quay đầu giảm nhẹ. Hiện tại, giá vàng các thương hiệu đang niêm yết cụ thể như sau: Vàng miếng các thương hiệu đang vào ở mức 82,3 triệu đồng/lượng và bán ra mức 84,3...

Giá xăng dầu hôm nay (25-12): Chững lại do thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ Giáng sinh – Báo Lạng Sơn

Giá xăng dầu thế giới “chững” lại do thị trường Mỹ ngừng giao dịch dịp Giáng sinh. Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ giảm. Giá dầu thế giới Hôm nay (25-12), thị trường Mỹ đóng cửa và sẽ không có báo cáo nào về thị trường dầu mỏ toàn cầu trong ngày. Trước đó, ngày 24-12, trong khi tính thanh khoản trên thị trường dầu mỏ thường rất thấp vào dịp Giáng sinh, Trung Quốc đã tạo ra chất xúc...

Nuôi gà 6 ngón theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ: Mô hình nhiều triển vọng – Báo Lạng...

- Nhằm thay đổi tư duy, tập quán trong chăn nuôi của người dân, từ tháng 5/2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp triển khai mô hình chăn nuôi gà bản địa (gà 6 ngón) theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả, có nhiều triển vọng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân. Là một trong...

Tỷ giá USD hôm nay (25-12-2024): Đồng USD tiếp tục nối dài đà tăng – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (25-12-2024): Rạng sáng 25-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 7 đồng, hiện ở mức 24.308 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,14%, hiện ở mức 108,24. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD tăng...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 12-2024 đạt 31,48 tỷ USD – Báo Lạng Sơn

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 12-2024 (từ ngày 1-12 đến 15-12) đạt 31,48 tỷ USD, giảm 3,5% (tương ứng giảm 1,16 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11-2024. Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 12-2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất