Powered by Techcity

Nhiều thách thức đặt ra trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn và thách thức của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất thậm chí phải đóng cửa… Thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn cho ngành gỗ…

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty TAVICO (Đồng Nai).
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty TAVICO (Đồng Nai).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kim ngạch xuất khẩu của ngành lâm nghiệp hết năm 2023 chỉ đạt 14,39 tỷ USD, giảm 15,8% so với năm 2022. Thị trường hiện đã có những dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn cho ngành. Bên cạnh khó khăn về đầu ra thị trường, ngành gỗ đang đối mặt với một số vấn đề khác, ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của sản xuất và xuất khẩu.

Các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng có các quy định chặt chẽ hơn về tính hợp pháp và bền vững của sản phẩm. Cụ thể, quy định chống phá rừng của EU (EU Deforestation Regulation, EUDR) có hiệu lực từ cuối tháng 6 năm 2023 quy định các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này phải bảo đảm tính hợp pháp và không gây mất rừng.

Cùng với EU, nhiều thị trường khác cũng đang đặt ra các chính sách mới khá nghiêm ngặt, gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gỗ. Thị trường Mỹ yêu cầu gia tăng tần suất các vụ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành gỗ, đồng thời cũng yêu cầu việc tuân thủ quy định về lao động và sử dụng lao động. Nhật Bản cũng yêu cầu các sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này có chứng chỉ bền vững.

Tại Đức, hiện đang áp dụng Luật Nghĩa vụ thẩm định chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, tác động gián tiếp đến các nhà xuất khẩu Việt Nam. Các nhà nhập khẩu phía Đức yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam cung cấp thêm các chứng nhận liên quan nguồn gốc sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, tiền lương, xử lý chất thải và các chứng chỉ liên quan khác…

Canada hiện có xu hướng đặt ra nhiều quy định về môi trường trong chiến lược thiết kế sản phẩm, sản xuất và thị trường. Mới đây, Chính phủ nước này đã công bố tài liệu khung về quy định đối với việc ghi nhãn và hàm lượng tái chế của sản phẩm nhựa và trách nhiệm báo cáo với Cơ quan liên bang về vấn đề sản phẩm nhựa. Điều này sẽ có một số tác động đối với hầu hết các nhóm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, từ bao bì hàng tiêu dùng, cho đến các lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn khác.

Tiếp đến, yêu cầu cả ở trong nước và tại các thị trường xuất khẩu về mức phát thải các-bon thấp trong các hoạt động của toàn chuỗi cung ứng nhằm đạt mục tiêu net-zero ngày càng tăng. Sản phẩm có hàm lượng các-bon cao sẽ trở nên đắt đỏ và sẽ mất tính cạnh tranh trên thị trường. Thêm vào đó, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,5-2 triệu mét khối gỗ tròn và gỗ xẻ có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới, là gỗ rủi ro về pháp lý, chiếm 30-40% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu của cả ngành. Điều này không chỉ tác động tiêu cực tới tình hình gỗ Việt xuất khẩu mà còn làm mất đi cơ hội trong việc sử dụng gỗ nhập khẩu rủi ro thấp và nhất là nguồn gỗ rừng trồng trong nước có nguồn gốc từ hàng triệu nông hộ.

Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam Vũ Tấn Phương khẳng định, phát thải trong chuỗi cung ngành gỗ và khả năng thích ứng với các quy định hiện hành và trong tương lai đang đặt ra nhiều yêu cầu chuyển đổi về cơ chế, chính sách và chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ. Đây là một thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp gỗ phải vượt qua.

Đến nay, các hoạt động xuất, nhập khẩu ngành gỗ đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về lượng và kim ngạch. Sụt giảm ở khâu đầu ra sản phẩm, nhất là tại các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU, kéo theo sự giảm mạnh trong nguồn cung ứng gỗ nguyên liệu nhập khẩu và nhu cầu sử dụng gỗ rừng trồng trong nước. Suy giảm của thị trường, cả về khía cạnh đầu ra xuất khẩu và nguyên liệu đầu vào sản xuất diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và các thị trường đưa ra các quy định mới nhằm kiểm soát chuỗi cung chặt chẽ hơn, bảo đảm sản phẩm hợp pháp và bền vững.

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường xuất, nhập khẩu. Các thông tin thay đổi chính sách nêu trên cùng với các tín hiệu của thị trường đầu ra sản phẩm xuất khẩu không mấy sáng sủa, cho thấy năm 2024 có thể sẽ tiếp tục là một năm khó khăn, thử thách của ngành gỗ Việt Nam…

Nguồn:https://nhandan.vn/nhieu-thach-thuc-dat-ra-trong-linh-vuc-xuat-khau-go-post790246.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), đặc biệt từ ngày 8 đến sáng ngày 9/9/2024, mực nước sông Kỳ Cùng dâng cao đã làm cho nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt. Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) Ngoài ra, sự ảnh hưởng của bão Yagi trong những ngày qua đã khiến các...

6 mặt hàng xuất khẩu vượt mốc 3 tỉ USD

Tin tức từ số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỉ USD, giảm 16,2% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,2 tỉ USD, giảm 22,9% so với năm 2022. Kết thúc năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 5,69 tỉ USD, tăng 69% so với năm 2022. Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất...

Xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại lễ công bố – Chiều 16/11, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lạng sơn tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư đã ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt...

Xuất khẩu đang ngược dòng tăng tốc

Kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa đã dần được cải thiện qua các quý, đây là những tín hiệu tích cực đối với doanh nghiệp (DN). Các chuyên gia khẳng định khi nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, DN Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, giúp XK của Việt Nam đạt tăng trưởng khá trong những tháng cuối năm. Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tiếp...

Khai mở tiềm năng cho doanh nghiệp Việt thâm nhập thị trường Halal tại Saudi Arabia

Thị trường Halal tại Saudi Arabia đang phát triển sôi động và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sự sôi động đó có thể mang lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Halal tại Saudi Arabia. Quầy hàng của Việt Nam tại Tuần lễ Amazing ASEAN 2023 ở Saudi Arabia do Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia chủ trì tổ chức vào tháng 9/2023 –...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP, nếu quý 4 đạt khoảng 7,5% thì cả năm sẽ đạt hơn 7%. Sáng 9/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm...

Quốc hội khóa XV: Thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 9 chương và 94 điều, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn với 4 nhóm chính sách. Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững Trình...

Đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn:...

- Chiều 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh họp phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk. Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 50 điều, quy định...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ trì, điều hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ. Mở đầu họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã thông tin tới báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra sáng cùng ngày dưới...

Học giả Trung Quốc đánh giá cao kêu gọi chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm là kịp thời và cần thiết, là lời cảnh tỉnh quan trọng đối với toàn Đảng, cần phải nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không khoan nhượng với tham nhũng. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực tế đã chứng minh,...

Cùng chuyên mục

Sẽ bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng bán qua sàn thương mại điện tử? – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Bộ Tài chính đã đề xuất bãi bỏ miễn Thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng trong dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử. Ngày 9/11, Bộ Tài chính cho biết sẽ bãi bỏ quy định miễn thuế đối với hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng bán qua sàn thương mại điện tử. Quyết định này được...

Bộ Tài chính làm rõ công tác quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Theo Luật Quản lý Thuế và Thông tư 80/2021/TT-BTC, các nhà quản lý sàn thương mại điện tử phải tự đăng ký, tính toán, khai báo và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Ngày 9/11, Bộ Tài chính vừa có phản hồi chính thức về những băn khoăn của dư luận xung quanh việc quản lý thuế đối...

‘Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao’ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Theo nhận định của Savills Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, các dự án hạ tầng quy mô lớn...

Nâng cao “sức khỏe” đất trồng trọt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Việc đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã đưa nền nông nghiệp nước ta có nhiều bước tiến vượt bậc cả về năng suất và chất lượng. Ðến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng đầu một số mặt hàng nông sản như: Gạo, hạt điều, hạt tiêu đen, cà-phê... Tuy nhiên, do nhiều nơi địa hình đồi núi dốc, đất dễ bị xói mòn, rửa...

Phát huy lợi thế để xuất khẩu bền vững vào Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo các chuyên gia, tổng kim ngạch thương mại hai chiều ngày càng tăng cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm qua cho thấy hàng xuất khẩu của Việt Nam được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng. Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục. Đây cũng là nhiệm kỳ thứ 2...

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc cần tận dụng cơ hội, tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại – Báo Lạng Sơn:...

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đồng chí Hồ Hoành Hoa, Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Tại Tọa đàm, các tập đoàn, doanh nghiệp hai nước đã trình bày nhiều ý kiến đánh giá cao triển vọng hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp...

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu Quốc gia – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tại lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức các dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA) của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024. Trải qua nhiều vòng đánh giá, thẩm định của Ban tổ chức chương trình Thương hiệu Quốc gia, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone) đã có nhiều...

Đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu suất thông quan – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Theo tính toán của cơ quan chức năng, trong hai tháng cuối năm 2024, lượng xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) sẽ tăng khoảng 30% so với những tháng trước đó. Không để xảy ra tình trạng ùn ứ xe chở hàng hóa tại cửa khẩu, các lực lượng chức năng tại các cửa khẩu, các ngành liên quan đang triển khai các biện pháp nâng hiệu suất thông quan. Từ cuối tháng 10/2024 đến nay,...

Khởi nghiệp từ Trà bồ khai: Ý tưởng nhiều triển vọng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Nhằm khai thác lợi thế thương mại điện tử cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, nhóm khởi nghiệp gồm chị Lành Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thảo, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Cao Lộc đã lên ý tưởng khởi nghiệp “Ứng dụng chuyển đổi số phát triển và thương mại đặc sản Lạng Sơn: Cây Bồ khai”. Dự án này đã xuất sắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất