Powered by Techcity

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Những năm gần đây, quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.

Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Duy trì tăng trưởng

Nhận định từ các chuyên gia cho thấy trong năm 2024, Việt Nam và Trung Quốc đang cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán nâng cấp FTA ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0 nhằm mở ra nhiều hơn nữa cơ hội kinh tế, thương mại cho các nước trong khu vực nói chung và hai nước nói riêng. Đặc biệt, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức 2 con số.

Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế thương mại, nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững. Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 148,6 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 105 tỷ USD, tăng 32,5%.

Từ nay đến hết năm 2024, với đà cải thiện mạnh mẽ về thương mại trong nửa đầu năm, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc có thể tiến sát mốc 200 tỷ USD.

ttxvn_xuat khau hang snag Trung quoc.jpg
Các phương tiện chở quả vải tươi chờ làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Hiện tại, hai bên đang tích cực thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu; nâng cấp “kết nối mềm” về hải quan thông minh, cửa khẩu thông minh nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hơn nữa giao lưu thương mại giữa hai bên.

Về đầu tư, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án FDI đầu tư mới vào Việt Nam (chiếm 29,3%) và đứng thứ hai với vốn đầu tư 3,2 tỷ USD (chiếm 13% tổng vốn đầu tư). Hai bên cũng tích cực phối hợp từng bước tháo gỡ giải quyết vướng mắc tồn đọng trong một số dự án hợp tác kinh tế trước đây, tạo không khí tích cực cho các dự án hợp tác mới giữa hai nước.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nhận định Trung Quốc là thị trường lớn với 1,4 tỷ dân, sức mua lớn. Đây là thị trường hấp dẫn với không chỉ hàng hóa Việt Nam mà còn là hàng hoá của nhiều quốc gia khác với tốc độ nhập khẩu lớn đối với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, nông lâm thủy sản… Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn như mã số vùng trồng, mã đóng gói, tiêu chuẩn xuất khẩu…

Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ Trung Quốc đa phần là nguyên phụ liệu sản xuất nên không đáng lo. Cùng đó, Việt Nam cũng nhập khẩu rất nhiều nông sản, hàng tiêu dùng từ Trung Quốc nên phải nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá nội địa để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này giúp giảm bớt thâm hụt, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều khung khổ hội nhập như FTA ASEAN-Trung Quốc, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Thế nhưng, khả năng tận dụng của Việt Nam chỉ khoảng 30-40%. Hơn nữa, thương mại điện tử xuyên biên giới được Trung Quốc tận dụng tương đối tốt để đưa hàng hóa sang Việt Nam.

Ngược lại, Việt Nam chưa tận dụng tốt ưu thế này nên cần nỗ lực tận dụng, xây dựng các kho hàng lớn ở biên giới nhằm đưa hàng vào sâu thị trường Trung Quốc.

Khai thác lợi thế

Tại Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đề xuất phía Việt Nam tăng cường hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng; chú trọng triển khai các văn kiện hợp tác đầu tư và sáng kiến kinh tế số-phát triển xanh đã được hai bên thống nhất. Đồng thời đề nghị Việt Nam có chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển các dự án điện; hợp tác khu công nghiệp; tiếp tục đàm phán và ký kết MOU về tăng cường hợp tác kinh tế trong chuỗi sản xuất và cung ứng…

Cùng đó, Bộ trưởng Vương Văn Đào kiến nghị giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại; trong đó, đàm phán và ký kết văn kiện hợp tác thương mại nông sản; tăng cường hợp tác thương mại điện tử; trao đổi về tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm xuất nhập khẩu; giải quyết thỏa đáng các vụ điều tra chống bán phá giá…. Mặt khác, đề xuất hai bên thảo luận và hoàn tất tiến trình gia nhập vào FTA của các thành viên mới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định hai bên cần tăng cường hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng; trong đó, ưu tiên hợp tác về kinh tế số, phát triển xanh. Hơn nữa, với sự phát triển nhanh của xe ôtô điện, Chính phủ Việt Nam quan tâm và ban hành một số cơ chế, chính sách về phát triển xe ôtô điện như chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ôtô điện; khuyến khích sử dụng ôtô điện như ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ.

ttxvn_ o to dien Trung Quoc.jpg
Sản xuất ôtô điện của Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành ôtô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, tích hợp các nội dung về phát triển ô tô sử dụng điện, năng lượng xanh tại Việt Nam. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích tiêu thụ xe điện.

Mới đây, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội Rau quả Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Trái cây Việt Nam-Bốn mùa thơm ngon.” Dự kiến tới đây sẽ được bố trí miễn phí cho Việt Nam một gian hàng trưng bày sản phẩm trái cây, nông, lâm thuỷ sản vùng miền tại trung tâm Tân Địa Phát.

Trong khuôn khổ Diễn đàn giao thương, kết nối chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu trái cây Việt Nam-Trung Quốc diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, 4 ký kết cùng được thực hiện gồm Công ty cổ phần Ameii Việt Nam và Công ty Phát triển Tân Hợp Tác Bắc Kinh; Hiệp hội Rau quả Việt Nam và Hiệp hội Hoa quả Trung Quốc; Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khoa học Kỹ thuật Vân Điền Lương Phẩm Bắc Kinh; Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giao dịch Thương mại châu Á.

Báo cáo tại buổi hội kiến với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hà Lập Phong, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị Quốc vụ viện Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện đưa nông sản chất lượng cao của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc. Cùng đó, hỗ trợ xây dựng thương hiệu một số sản phẩm, lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc như sản phẩm sữa, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến…; đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào địa phương nội địa, hệ thống bán lẻ cũng như các sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc.

Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị phối hợp tạo thuận lợi và phân luồng thông quan hiệu quả giữa các cửa khẩu biên giới, tránh tình trạng hàng hóa chỉ tập trung vào một số cửa khẩu nhất định gây ùn ứ cục bộ, nhất là với nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, kiến nghị Quốc vụ viện Trung Quốc hỗ trợ thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, trước mắt là tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

ga_song_than.jpg.jpg
Đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ Ga Sóng Thần đi Trung Quốc. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)

Bên cạnh đó, tăng cường liên kết và đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp giữa hai nước; thúc đẩy các doanh nghiệp tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Trung Quốc tập trung thúc đẩy hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc là Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng.

Liên quan đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hà Lập Phong nhận định quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện và ngày càng đi vào thực chất. Tới đây, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội chợ nhập khẩu lần thứ 7 tại Thượng Hải. Đây là sáng kiến do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khởi xướng, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể tham gia.

Thông qua Hội chợ, doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chất lượng cao đến người tiêu dùng Trung Quốc và các thị trường đối tác tham dự. Về đề xuất thúc đẩy hợp tác trong giao thông đường sắt, phía Trung Quốc luôn quan tâm và sẵn sàng ủng hộ, nhưng hai bên cần nghiên cứu tính khả thi trong quá trình xây dựng các tuyến đường để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân hai nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/nhieu-du-dia-trong-hop-tac-thuong-mai-giua-viet-nam-trung-quoc-post982847.vnp

 

Cùng chủ đề

Tăng tốc hơn nữa những “chuyến tàu” hợp tác kinh tế

Việc cải thiện kết nối và mở rộng hợp tác kinh tế – thương mại giúp kim ngạch hai chiều ngày càng gia tăng, đóng góp thiết thực vào hành trình xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc. Đoàn tàu Việt Nam-Trung Quốc khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, Quảng Tây đến Hà Nội. (Nguồn: Tân Hoa Xã) Thúc đẩy kết nối thực chất Từ đầu năm 2024 đến nay, những chuyến tàu liên...

Biên giới trên đất liền Việt-Trung hòa bình, ổn định là điều đáng tự hào

Năm nay tròn 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới đất liền. Đại sứ Trung Quốc bày tỏ, một khu vực biên giới hòa bình, ổn định với giao lưu kinh tế, đi lại sôi nổi là điều rất đáng tự hào.Năm nay đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về...

Điểm nhấn hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược giao thông

Sáng 27.6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng cùng Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh dự và phát biểu tại “Hội nghị hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh phát triển và kết nối hạ tầng chiến lược giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa tạo điều kiện...

Ưu tiên thúc đẩy triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam – Trung Quốc

Sáng ngày 27.6, tại Bắc Kinh, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh. Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng và cảm ơn Phó thủ tướng Trương Quốc Thanh đã tham dự Hội nghị hợp tác Việt Nam – Trung Quốc...

Hội nghị lần thứ 15 Uỷ ban công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới của Việt Nam và khu tự trị dân...

Toàn cảnh hội nghị – Chiều 28/2, tại thành phố Bắc Hải, Quảng Tây, Trung Quốc, Chính phủ Nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc chủ trì tổ chức hội nghị lần thứ 15, Uỷ ban công tác liên hợp (UBCTLH) giữa 4 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh (Việt Nam) và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Dự hội nghị, về phía Việt Nam có các đồng chí:...

Cùng tác giả

Tổ tiết kiệm và vay vốn khối phố Tân Thành: Quản lý tốt nguồn vốn vay – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Những năm qua, Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) khối phố Tân Thành, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia (do Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn quản lý) đã làm tốt công tác quản lý nguồn vốn vay ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Thông qua đó, giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. Bà Nông Thị...

Nhiều điều đáng suy ngẫm về mục tiêu của những liên hoan nghệ thuật – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Mới đây, khi đánh giá tổng kết về chất lượng nghệ thuật của Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc-2024 (đợt 2) vừa diễn ra tại Bình Dương, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật của Liên hoan đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng: có những đơn vị tham dự Liên hoan với đội hình biểu diễn đồ sộ về cả ca, múa, nhạc nhưng...

Thông cáo báo chí số 13 kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Thứ Ba, ngày 5/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười ba (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm...

Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công

Trong ngày 4/11 và sáng 5/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể về phát triển kinh tế – xã hội, tham gia nhiều ý kiến quan trọng, tâm huyết về ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính ngoài ngân sách, đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội và nhiều nội dung quan trọng khác; đặc biệt...

Bàn giải pháp nâng tầm cho cây chè Việt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng 5-11, tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học-Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao”. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó cục...

Cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí số 13 kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Thứ Ba, ngày 5/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười ba (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm...

Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công

Trong ngày 4/11 và sáng 5/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể về phát triển kinh tế – xã hội, tham gia nhiều ý kiến quan trọng, tâm huyết về ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính ngoài ngân sách, đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội và nhiều nội dung quan trọng khác; đặc biệt...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Quy hoạch cán bộ: Bài bản, chặt chẽ, gắn với các khâu trong công tác cán bộ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Trong công tác cán bộ, việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm. Quy hoạch cán bộ tốt sẽ bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Thực hiện các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu chính sách hỗ trợ bà con nông dân bị thiệt hại bởi bão lũ – Báo Lạng Sơn:...

Câu chuyện của bão Yagi để lại bài học là phải cấu trúc lại toàn bộ hệ thống ngành hàng nông nghiệp nhằm thích ứng bền vững. Các chính sách hỗ trợ được thiết kế với tinh thần dù không thể đền bù hết được tất cả những mất mát của bà con nhưng cũng không để khoảng cách quá xa với thiệt thòi, thiệt hại của bà con. Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên...

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Số lượng cấp đại tá và cấp tướng chiếm tỷ lệ nhỏ Sáng 5/11, phát biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nhất trí với việc tăng hạn tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo đề xuất. Theo ông Nghĩa, việc tăng tuổi với sĩ quan tại ngũ sẽ tăng thêm thời...

Cần phát động, tổ chức “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” hằng năm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Thực hiện chủ trương “Tiết kiệm là quốc sách” của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước đã có nhiều quy định và biện pháp nhằm thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lãng phí và bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để nhắc nhở, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, trách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất