Powered by Techcity

Nhận diện rủi ro có thể ảnh hưởng tới lạm phát những tháng cuối năm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Công tác kiểm soát lạm phát đang được Chính phủ nỗ lực triển khai, tuy nhiên thách thức vẫn còn đó và đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt, quyết liệt để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.

Trên thực tế, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có tác động lớn nhất đến CPI chín tháng với mức tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Vietnam+)
Trên thực tế, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có tác động lớn nhất đến CPI chín tháng với mức tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Vietnam+)

Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động khó lường, đặt ra thách thức không nhỏ cho công tác kiểm soát lạm phát tại Việt Nam. Chín tháng của năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có những diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng để đưa ra những giải pháp hiệu quả trong thời gian tới.

Để có cái nhìn rõ hơn về hiện trạng lạm phát chín tháng và những giải pháp cần thiết trong chặng cuối cùng của năm, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê.

Diễn biến phức tạp

– Thưa bà, CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước. Con số này có phản ánh đầy đủ thực tế thị trường trong 9 tháng qua hay không?

Bà Nguyễn Thu Oanh: Con số 3,88% đã phản ánh một phần thực trạng, nhưng không phải là toàn bộ thế cục kinh tế. Mức tăng này cần được phân tích chi tiết hơn theo từng tháng, từng nhóm hàng hoá và đặt trong bối cảnh vĩ mô cả trong và ngoài nước.

Nhìn nhận từng tháng sẽ thấy rõ nét diễn biến CPI toàn diện hơn. Cụ thể, chỉ số CPI tháng Một tăng 0,31% do sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại một số địa phương. Cùng với đó, việc lên giá điện và giá gạo leo theo nhịp giá xuất khẩu đã tác động đáng kể. Đến tháng Hai, CPI tăng 1,04% và đây là mức tăng cao nhất trong 9 tháng, phản ánh rõ tác động của Tết Nguyên đán khiến nhu cầu tiêu dùng đột biến.

Ngược lại, chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba lại giảm nhẹ 0,23%, bởi nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm.

Tuy nhiên, từ tháng Tư đến tháng Bảy, chỉ số liên tục tăng dần trở lại với các mức tương ứng 0,07%; 0,05%; 0,17%; 0,48%. Thực tế thị trường phản ánh áp lực gia tăng từ giá gạo, thịt lợn, xăng dầu, điện sinh hoạt và bảo hiểm y tế. Sang đến tháng Tám, CPI ghi nhận sự ổn định so với tháng trước và cho thấy hiệu quả của các biện pháp kiểm soát. Song đáng lưu ý, CPI của tháng Chín lại tăng đáng kể 0,29%. Mức lên này chủ yếu do ảnh hưởng của bão lũ, làm khan hiếm hàng hóa tại một số địa phương và dẫn đến tăng giá cục bộ. Cộng thêm việc điều chỉnh học phí và giá thuê nhà cũng góp phần làm tăng CPI.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba lại giảm nhẹ 0,23%, bởi nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm. (Ảnh: Vietnam+)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba lại giảm nhẹ 0,23%, bởi nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm. (Ảnh: Vietnam+)

– Phân tích theo nhóm hàng hóa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây tăng CPI, bà có thể cho biết cụ thể hơn về điều này?

Bà Nguyễn Thu Oanh: Đúng vậy, phân tích theo nhóm hàng sẽ cho thực trạng thị trường rõ nét hơn. Trên thực tế, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có tác động lớn nhất đến CPI với mức tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá lương thực tăng mạnh 14,23%, đặc biệt là giá gạo leo thang 18,87% theo bình diện giá xuất khẩu kết hợp với nguồn cung đi xuống, trong khi nhu cầu lại lên cao trong dịp lễ Tết và sau bão lũ.

Mặt khác, giá thực phẩm cũng nhích lên 2,31% và giá ăn uống ngoài gia đình nâng lên 4,03%. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng đắt đỏ hơn 5,33%, chủ yếu do giá nhà ở thuê và giá điện sinh hoạt tăng. Song song với đó, nhóm giáo dục tăng thêm 7,51% bắt nguồn từ việc tăng học phí ở một số địa phương và nhóm thuốc và dịch vụ y tế lên 7,46% do điều chỉnh giá theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. Nhóm giao thông tăng 1,87% do giá dịch vụ giao thông công cộng và chi phí bảo dưỡng phương tiện tăng. Ngoài ra, chỉ có nhóm bưu chính, viễn thông giảm nhẹ 1,19% nhờ có các chương trình khuyến mãi.

Trên nền tảng đó, lạm phát cơ bản nhích lên 2,69% so với cùng kỳ năm trước song thấp hơn mức tăng CPI chung là 3,88%. Điều này cho thấy tác động đáng kể của giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và một số dịch vụ công cộng đến CPI chung.

Chủ động ứng phó

– Bối cảnh kinh tế thế giới đang rất phức tạp. Xin bà chia sẻ, Việt Nam đã làm gì để giảm thiểu tác động tiêu cực của yếu tố quốc tế đến lạm phát trong nước?

Bà Nguyễn Thu Oanh: Thị trường thế giới biến động mạnh, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa toàn cầu. Tuy nhiên, việc lạm phát thế giới đang hạ nhiệt đã giảm áp lực nhập khẩu lạm phát đối với Việt Nam. Chỉ số giá nhập khẩu bình quân 9 tháng giảm 1,73% so với cùng kỳ, đặc biệt là giá xăng dầu giảm 7,72% trong quý 3. Để có được điều này, Chính phủ đã chủ động ứng phó bằng nhiều giải pháp, bao gồm đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng, quản lý điều hành giá, nhất là trong thời điểm thiên tai và kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia.

Đối với thị trường trong nước, Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp điều hành nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thông qua các chính sách về thuế, phí, tín dụng, và điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt; giải ngân đầu tư công hiệu quả và các gói tín dụng hỗ trợ cũng rất quan trọng. Hơn thế nữa, việc ứng phó kịp thời với hậu quả của bão lũ, đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm đã giúp hạn chế tăng giá cục bộ.

– Theo bà, những rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến lạm phát trong những tháng cuối năm và những giải pháp nào cần được ưu tiên để đảm bảo mục tiêu kiểm soát?

Bà Nguyễn Thu Oanh: Những tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số các yếu tố cần được theo dõi thận trọng để kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm. Đó là rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi có thể tác động làm tăng giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương. Ngoài ra, theo quy luật, vào các tháng cuối năm và dịp Lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI.

Việc ứng phó kịp thời với hậu quả của bão lũ, đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm đã giúp hạn chế tăng giá cục bộ. (Ảnh: Vietnam+)
Việc ứng phó kịp thời với hậu quả của bão lũ, đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm đã giúp hạn chế tăng giá cục bộ. (Ảnh: Vietnam+)

Thêm nữa, công tác dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh trong thời gian tới nhằm tránh gây áp lực lên lạm phát. Không chỉ thế, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố đồng thời các chi phí cần được cân nhắc thận trọng, phù hợp về mức độ cũng như thời điểm tăng giá.

Cũng cần lưu ý, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khó lường. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Trong đó, USD có mức giá cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước.

Về điều hành, các cấp quản lý cân nhắc ưu tiên các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng cũng có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá nếu nguồn cung tiền không được kiểm soát hợp lý.

– Xin cảm ơn bà./.





Nguồn: https://baolangson.vn/nhan-dien-rui-ro-co-the-anh-huong-toi-lam-phat-nhung-thang-cuoi-nam-5025122.html

Cùng chủ đề

Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam-Australia lần thứ tư – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Với việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 3/2024, Việt Nam và Australia là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau trong nhiều lĩnh vực. Ngày 17/10, Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam-Australia lần thứ tư, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Australia Don Farrell đồng chủ trì, đã diễn ra...

Quảng Ninh cần làm gì để phát huy giá trị di sản độc đáo Vịnh Hạ Long?

Vịnh Hạ Long không còn làng chài nghìn năm tuổi, những vùng nuôi trồng thủy hải sản đẹp cũng đang mất dần; những bãi biển đẹp thì đầy rác, ô nhiễm nước thải, tiếng ồn và ánh sáng... Quảng Ninh là điểm đến mà hầu hết du khách quốc tế luôn chọn dừng chân trên hành trình khám phá Việt Nam. Bởi nơi đây có nhiều tài nguyên độc đáo từ biển, rừng, dịch vụ nghỉ dưỡng-giải trí cho đến...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin...

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc...

Bộ Xây dựng thông tin việc thiếu nhà ở xã hội trong khi nhiều dự án bỏ hoang – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo quy định của pháp luật về đất đai, dự án bất động sản phải được triển khai đầu tư xây dựng, đưa đất vào sử dụng đất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chủ đầu tư dự án nhận bàn giao đất. Ngày 17/10, đại diện Bộ Xây dựng cho biết theo phản ánh của cử tri, hiện nay còn rất nhiều người dân có thu nhập thấp không có nhà ở, nhiều dự án bất động...

Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Theo quy định mới, nhà đầu tư có thể sử dụng một công ty điều hành để quản lý, điều hành một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP ngày 15/10/2024 quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí Nghị định quy định rõ về...

Cùng tác giả

Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam-Australia lần thứ tư – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Với việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 3/2024, Việt Nam và Australia là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau trong nhiều lĩnh vực. Ngày 17/10, Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam-Australia lần thứ tư, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Australia Don Farrell đồng chủ trì, đã diễn ra...

Quảng Ninh cần làm gì để phát huy giá trị di sản độc đáo Vịnh Hạ Long?

Vịnh Hạ Long không còn làng chài nghìn năm tuổi, những vùng nuôi trồng thủy hải sản đẹp cũng đang mất dần; những bãi biển đẹp thì đầy rác, ô nhiễm nước thải, tiếng ồn và ánh sáng... Quảng Ninh là điểm đến mà hầu hết du khách quốc tế luôn chọn dừng chân trên hành trình khám phá Việt Nam. Bởi nơi đây có nhiều tài nguyên độc đáo từ biển, rừng, dịch vụ nghỉ dưỡng-giải trí cho đến...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin...

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X. Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc...

Bộ Xây dựng thông tin việc thiếu nhà ở xã hội trong khi nhiều dự án bỏ hoang – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo quy định của pháp luật về đất đai, dự án bất động sản phải được triển khai đầu tư xây dựng, đưa đất vào sử dụng đất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chủ đầu tư dự án nhận bàn giao đất. Ngày 17/10, đại diện Bộ Xây dựng cho biết theo phản ánh của cử tri, hiện nay còn rất nhiều người dân có thu nhập thấp không có nhà ở, nhiều dự án bất động...

Triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh ở Lạng Sơn

video-options="{"video_autoplay":false,"video_autoplay_on_scroll":false,"video_autoplay_unmuted":true}"> Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 – 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 – 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc). Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án, UBND tỉnh đã...

Cùng chuyên mục

Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam-Australia lần thứ tư – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Với việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 3/2024, Việt Nam và Australia là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau trong nhiều lĩnh vực. Ngày 17/10, Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam-Australia lần thứ tư, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Australia Don Farrell đồng chủ trì, đã diễn ra...

Bộ Xây dựng thông tin việc thiếu nhà ở xã hội trong khi nhiều dự án bỏ hoang – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo quy định của pháp luật về đất đai, dự án bất động sản phải được triển khai đầu tư xây dựng, đưa đất vào sử dụng đất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chủ đầu tư dự án nhận bàn giao đất. Ngày 17/10, đại diện Bộ Xây dựng cho biết theo phản ánh của cử tri, hiện nay còn rất nhiều người dân có thu nhập thấp không có nhà ở, nhiều dự án bất động...

Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Theo quy định mới, nhà đầu tư có thể sử dụng một công ty điều hành để quản lý, điều hành một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP ngày 15/10/2024 quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí Nghị định quy định rõ về...

Điểm mới về quy chuẩn kỹ thuật an toàn sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải có tối thiểu hai cửa, gồm một cửa ra vào và một cửa thoát hiểm; phải trang bị thiết bị rửa mắt di động hoặc thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp. Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 19/2024/TT/BCT về sửa đổi 1:2024 QCVN 05A:2020/BCT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển...

Giá vàng nhẫn điều chỉnh đi lên theo đà thế giới, tỷ giá cũng tăng mạnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Trên thế giới đồng kim loại quý bật tăng thêm 17 USD so với chốt phiên trước và hiện giao dịch ở mức 2.683 USD/ounce đã kéo giá vàng nhẫn trong nước tăng thêm từ 150.000-350.000 đồng. Mở cửa phiên sáng nay (17/10) thương hiệu vàng miếng SJC không có biến động nhưng giá vàng nhẫn tiếp tục được điều chỉnh đi lên theo đà tăng của thế giới. Cụ thể, Công ty Doji, công ty Phú Quý và Công ty...

Vẫn ì ạch trong sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nông, lâm nghiệp – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Theo Ban Kinh tế Trung ương, đến tháng 9/2024, mới có 115/169 công ty lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới và vẫn còn 54 công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành. Thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, đến nay cả nước mới có 161/256 công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới. Hiện...

Thị trường Trung Quốc đón nhận những lô hàng dừa tươi Việt Nam đầu tiên – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Những ngày qua, các địa phương Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, như Vân Nam, Quảng Tây, lần lượt đón nhận những lô hàng dừa tươi Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu bằng đường bộ, kể từ khi sản phẩm dừa tươi Việt Nam được cơ quan chức năng Trung Quốc cấp phép mở cửa thị trường từ tháng 8/2024. Ngày 15/10, một xe hàng bảo quản lạnh chở 2.700 quả dừa tươi Việt Nam đã thông quan...

Nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Năm 2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 57-58 tỷ USD. Tuy nhiên hiện nay, mỗi khu vực thị trường, thậm chí mỗi quốc gia đều có quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch động, thực vật (SPS). Do đó, nâng cao năng lực tuân thủ quy định sẽ là cơ sở quan trọng để nông sản thuận đường xuất khẩu, phòng tránh việc bị...

Hơn 260 đơn vị dự triển lãm ngành điện tử và thiết bị thông minh IEAE – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Triển lãm IEAE trưng bày các công nghệ và sản phẩm sáng tạo, thiết kế thông minh như: Điện tử tiêu dùng, thiết bị đeo thông minh, máy tính và linh kiện máy tính, phụ kiện và linh kiện điện tử. Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) sẽ được tổ chức từ ngày 30/10 đến ngày 1/11 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E), số 91 Trần Hưng Đạo,...

Giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng thêm 1 triệu đồng theo đà thế giới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Do giá vàng thế giới tăng mạnh thêm 18 USD/ounce, hiện giao dịch ở mức 2.666 USD/ounce nên đã kéo giá vàng SJC trong nước tăng lên 86 triệu đồng, vàng miếng cũng đã vượt mức 84 triệu đồng. Mở cửa phiên sáng nay (16/10) thương hiệu vàng miếng SJC bất ngờ điều chỉnh tăng 1 triệu đồng/lượng theo đà tăng của giá vàng thế giới. Cụ thể, Công ty Doji, công ty Phú Quý và Công ty vàng bạc đá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất