Powered by Techcity

Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa


Tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024, Chính phủ xem xét, cho ý kiến đối với 8 nội dung, đồng thời tiếp tục thảo luận, cho ý kiến đối với 3 nội dung.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024.

Tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024, Chính phủ xem xét, cho ý kiến đối với 8 nội dung: dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật của Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ Quốc gia; việc điều chuyển Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc phòng, Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng và Trường Cao đẳng nghề số 20 – Bộ Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng về trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đồng thời, tại Phiên họp, Chính phủ cũng tiếp tục thảo luận, cho ý kiến đối với 3 nội dung: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Tính toán lộ trình tăng thuế hợp lý

Đối với dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu cần xây dựng quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt bám sát nguyên tắc định hướng tiêu dùng vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế nhưng phải đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, không khuyến khích tiêu dùng một số mặt hàng, dịch vụ xa xỉ trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Việc tăng thuế đối với một số mặt hàng như rượu bia, thuốc lá… cần đi đôi với cơ chế hiệu quả phòng, chống buôn lậu, trốn thuế, có các công cụ để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật liên quan.

Các quy định điều chỉnh thuế suất đối với một số mặt hàng, dịch vụ cụ thể như phòng tập thể thao điện tử; điều hòa dân dụng, phương tiện giao thông có cơ chế vận hành hoặc sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường; xe ô tô bán tải phục vụ sản xuất, kinh doanh… cần được bổ sung giải trình, thuyết minh có đầy đủ căn cứ để bảo đảm tính đồng bộ, khả thi. Lộ trình tăng thuế cần tính toán hợp lý, bảo đảm sự vận hành của doanh nghiệp, tránh gây đứt gãy hoạt động kinh tế – xã hội.

Cần rà soát, tổng kết và nghiên cứu để Luật có thể giao Chính phủ quy định một số mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với biến động nhanh chóng của thị trường hoặc nhu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước một cách linh hoạt, bảo đảm bao quát, không bỏ lọt các mặt hàng chịu thuế.

Đối với một số nội dung được sửa đổi, bổ sung như xác định giá tính thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế… cần được đánh giá kỹ lưỡng để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đồng thời có quy định về chuyển đổi số nhằm bảo đảm sự minh bạch, hiệu quả, đồng bộ trong hoạt động quản lý nhà nước.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục chủ động đánh giá, rà soát, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan, địa phương, hiệp hội, chuyên gia và doanh nghiệp, người dân để bảo đảm xây dựng các quy định phù hợp thực tiễn. Chú trọng công tác truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận với các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung.

(Ảnh minh họa: Hứa Chung/TTXVN)
(Ảnh minh họa: Hứa Chung/TTXVN)

Thiết kế công cụ hiện đại để thu thuế

Đối với dự án Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, bảo đảm các yêu cầu: Tiếp tục nghiên cứu, rà soát để bảo đảm nội dung dự án Luật có tính khả thi; giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc trong việc thu thuế; có chế tài rõ ràng; bảo đảm lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Bảo đảm cơ sở thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; thiết kế công cụ hiện đại để thu thuế, kiểm soát và kiểm tra hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế; sử dụng hóa đơn điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong quản lý thuế, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội.

Giảm bớt thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thuế và nộp thuế, nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ người nộp thuế, chống thất thu thuế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống, bán lẻ… bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và phù hợp Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, cần đánh giá toàn diện về việc thực hiện chính sách và các quy định tại Nghị quyết số 107/2023/QH15 của Quốc hội ngày 29/11/2023 và sẽ đề xuất luật hóa các quy định này vào thời điểm thích hợp.

Khơi thông nguồn lực tại doanh nghiệp nhà nước

Về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi), Chính phủ thống nhất giao Bộ Tài chính nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, bảo đảm các yêu cầu: Thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về đổi mới, cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp nhà nước; xử lý triệt để bất cập, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn chưa có cơ sở pháp lý giải quyết theo tinh thần của Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu về phát triển khơi thông nguồn lực tại doanh nghiệp nhà nước; phân định rõ trách nhiệm của từng chủ thể khi tham gia thực hiện quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; phân định rõ giữa quản lý nhà nước với quản lý vốn nhà nước.

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho các cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm phân cấp, phân quyền đi đôi nâng cao năng lực thực thi, phân bổ nguồn lực có hiệu quả; quy định cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của từng cấp quản lý; đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu tổng thể, không theo từng dự án; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp; tập trung vào quy định quản lý và đầu tư hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp để tạo cơ chế thông thoáng làm động lực cho doanh nghiệp nhà nước tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, khơi thông nguồn lực cho phát triển (trong đó có nguồn lực đất đai) thay vì hạn chế quyền của doanh nghiệp nhà nước trong việc đầu tư, góp vốn để sản xuất, kinh doanh…

(Ảnh minh họa: Bích Huệ/TTXVN)
(Ảnh minh họa: Bích Huệ/TTXVN)

Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức

Về dự án Luật Nhà giáo, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nhà giáo được nêu tại các Văn kiện của Đảng; khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Nhà giáo với các luật khác có liên quan.

Chính phủ đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan liên quan, tích cực chuẩn bị, trình dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật này cần lưu ý một số nội dung.

Cụ thể, bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 23/6/2023 của Chính phủ.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về nhà giáo; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, nhất là những bài học từ công tác quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.

Có lộ trình, bước đi phù hợp, bảo đảm tính khả thi và nguồn lực để thực hiện; bảo đảm đúng nguyên lý và nội hàm của quản lý nhà nước, giảm tối thiểu những việc làm cụ thể không phải quản lý nhà nước; tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này; quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo (ngoài lương cơ sở, phụ cấp là cao nhất như Kết luận 91-KL/TW đã nêu) thì cần thiết kế thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, người có tâm huyết giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phù hợp, khả thi, có khả năng đáp ứng nguồn lực của ngân sách nhà nước.

Cần làm rõ đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo và phương thức đào tạo có tính đến yếu tố đặc thù trong từng lĩnh vực để làm căn cứ quy định chính sách phù hợp; cần phân cấp, phân quyền mạnh trong hệ thống cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực.

Giảm tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của các cấp, các ngành, của giáo viên, của người dân; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo đội ngũ nhà giáo, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện để nhà giáo được tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật; giao Chính phủ quy định về đội ngũ nhà giáo trong lực lượng vũ trang cho phù hợp, đúng thẩm quyền…/.





Nguồn: https://baolangson.vn/nghi-quyet-phien-hop-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-8-5020490.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dominicana – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19 đến 21/11/2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ số vào quản lý tín dụng chính sách – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, từ tháng 10/2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Mai Pha,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường...

Cùng tác giả

Viettel mở rộng thị trường xuất khẩu cáp quang sang Bắc Mỹ và châu Âu – Báo Lạng Sơn

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) và Network Cable Co., Ltd. (NWC) – Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác và hợp đồng khung, cam kết đồng hành phát triển trong lĩnh vực cáp quang và phụ kiện viễn thông. Trước đó, NWC trực tiếp làm việc nhiều lần cùng VMC, bày tỏ sự tin tưởng về năng lực nghiên cứu sản xuất của VMC và quyết định...

De Heus Việt Nam nhận giải thưởng ‘Top 20 doanh nghiệp FDI đóng góp tích cực cho sự phát triển KTXH năm 2024’ –...

Ngày 21/12, tại chương trình truyền thông "Doanh nghiệp FDI xuất xắc - Thương hiệu xuất sắc hàng đầu - sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt năm 2024" do Viện Kinh tế Văn hóa phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức, Công ty TNHH De Heus vinh dự nhận giải thưởng "Top 20 doanh nghiệp FDI đóng góp tích cực...

Giá vàng hôm nay (23-12): Tăng, giảm trái chiều – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (chiều 23-12) ở trong nước có sự chênh lệch rõ nét. Trong khi vàng miếng thương hiệu SJC tăng 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào-bán ra thì vàng DOJI giảm giá 100.000 đồng/lượng so với một ngày trước đó. Tại thời điểm 13 giờ 15 phút ngày 23-12, vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã có sự tăng đột biến so với các thương hiệu cùng loại. Theo...

Đề nghị tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp – Báo Lạng Sơn

Bộ Tài chính vừa có công văn số 13900/BTC-CST về việc lấy ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12, Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH15 đến hết ngày...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo – Báo Lạng Sơn

Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Tham gia đoàn có lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo – Báo Lạng Sơn

Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Tham gia đoàn có lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng...

Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Tòa Giám mục...

- Chiều 23/12, tại thành phố Lạng Sơn, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội do đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn; đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy do lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận...

Cao Lộc tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện với Nhân dân – Báo...

  - Chiều 23/12, Huyện ủy Cao Lộc tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện với Nhân dân năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn; lãnh đạo các xã, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn huyện. Tại hội nghị, các đại biểu được thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội...

Đoàn công tác của tỉnh thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và Ban Đại diện Tin lành...

- Chiều 23/12, tại thành phố Lạng Sơn, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024. Tham gia đoàn có đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;...

Công bố báo cáo Đánh giá đa ngành phục hồi sau bão Yagi của Việt Nam

Cuộc họp nhằm tổng kết kết quả đạt được trong các nỗ lực chung giảm thiểu và khắc phục hậu quả sau thiên tai, trong đó có đề cập đến các nỗ lực ứng phó và cứu trợ sau bão Yagi – cơn bão lớn và gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Nhân...

Họp xem xét, thống nhất kết quả Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề...

- Chiều 23/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức họp Ban Tổ chức, Ban Chung khảo, Tổ Thư ký để xem xét, thống nhất kết quả chấm Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tỉnh Lạng Sơn đợt 2, giai đoạn 2023 – 2025. Đồng chí Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường...

HĐND tỉnh: Đổi mới, nâng hiệu quả chất vấn và trả lời chất vấn – Báo Lạng Sơn

- Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được HĐND tỉnh triển khai hiệu quả với những cách làm đổi mới, thiết thực. Qua đó, khẳng định rõ nét hơn nữa chức năng giám sát của HĐND, thể hiện quyền lực của cơ quan dân cử và trách nhiệm của các đại biểu dân cử với cử tri. Chất vấn và trả lời chất vấn là hoạt động...

Thông báo dự thảo kết quả kiểm tra của Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi – Báo Lạng...

Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo dự thảo kết quả kiểm tra của Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ...

Nhận thức đúng về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy – Báo Lạng Sơn

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy công quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chúng ta xác định đây là một cuộc cách mạng tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, với mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch không ngừng gieo rắc tư tưởng phản...

Công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

 Bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) Các sự kiện của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024 được công bố gồm: 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững...

Tin nổi bật

Tin mới nhất