Powered by Techcity

Luật điện lực sửa đổi: Tạo không gian phát triển mới cho điện hạt nhân – Báo Lạng Sơn


Theo chuyên gia, các dự án điện hạt nhân không chỉ mang lại cơ hội việc làm chất lượng cao mà còn giúp Việt Nam có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật

Ngành điện cần phát triển mạnh mẽ, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế của đất nước, đủ lực để vươn mình trong kỷ nguyên mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngành điện cần phát triển mạnh mẽ, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế của đất nước, đủ lực để vươn mình trong kỷ nguyên mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Dự thảo luật điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15. Tại Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) lần này đã đề cập tới việc đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân.

Sự trở lại nghiên cứu nguồn điện có tính ổn định được nhiều chuyên gia đánh giá cao và cho rằng điện hạt nhân sẽ góp phần đảm bảo điện cho phát triển kinh tế-xã hội gắn với “mục tiêu kép” là chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng của quốc gia.

Đặc biệt, tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra ngày 25/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với chủ trương tái khởi động Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đây là công việc quan trọng để phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Công việc này cần được thực hiện khẩn trương, đáp ứng yêu cầu cao nhất về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

Đảm bảo an ninh năng lượng

Tại Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), dự kiến từ năm 2020 đến năm 2030 Việt Nam sẽ đưa vào vận hành 5 nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 10.700MW (sản xuất khoảng 70,5 tỷ kWh, chiếm 10,1% sản lượng điện sản xuất).

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng, các nguồn điện truyền thống như từ thủy điện cơ bản đã khai thác hết, trong khi nguồn điện than giảm mạnh tiến tới không đầu tư; nguồn điện khí tự nhiên trong nước giảm sâu, khí LNG phụ thuộc hoàn toàn nhập khẩu; các nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện Mặt trời tính bất định cao, phụ thuộc vào thời tiết; điện gió ngoài khơi cũng đang ở những bước sơ khởi, thử nghiệm… việc xem xét khởi động lại điện hạt nhân và “luật hóa” là cần thiết.

Theo ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nếu không có quy định về phát triển điện hạt nhân trong Luật Điện lực thì sau này việc triển khai sẽ gặp rất khó khăn, bởi điện hạt nhân không phải ngày một ngày hai có thể làm được. Cụ thể hơn, từ công tác chuẩn bị, đào tạo đội ngũ chuyên gia, kể cả chuyên gia công nghệ và chuyên gia an toàn cũng như hạ tầng cho điện hạt nhân cần có thời gian rất dài.

“Trước đây khi nghiên cứu làm ở Ninh Thuận, chúng ta phải có bước chuẩn bị mất gần 15 năm. Còn bây giờ, nếu muốn làm điện hạt nhân thì có thể 10 năm sau mới khởi động được, chứ không thể làm ngay một lúc. Vì thế, nên có quy định ở trong Luật Điện lực,” ông Nguyễn Quân nói.

Với phân tích này, ông Nguyễn Quân cũng đề xuất cơ quan chức năng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát ngay tiềm năng về nhiên liệu hạt nhân của Việt Nam cũng như giao Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, ngành khảo sát về tiềm năng xây dựng điện hạt nhân ở Việt Nam…

Theo nhiều chuyên gia, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều quốc gia trở lại và mở rộng phát triển điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu điện sạch, thì việc nhập khẩu, dự trữ các thanh nhiên liệu cũng trở nên dễ dàng và kinh tế hơn rất nhiều so với việc nhập khẩu than đá hay khí đốt.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được hồi sinh và đưa vào khai thác ổn định, hiệu quả. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được hồi sinh và đưa vào khai thác ổn định, hiệu quả. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ông Trần Anh Thái, Nguyên Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia so sánh: nếu chạy một nhà máy nhiệt điện than phải tích trữ lượng 2 tuần và cần diện tích khá lớn để tích trữ nguyên liệu, nhưng với điện hạt nhân, có thể tích trữ 2 năm chỉ trong một chiếc vali.

“Đấy là về khía cạnh tích trữ năng lượng, mà khía cạnh tích trữ năng lượng là một trong những nội dung rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của một quốc gia trong một môi trường rất biến động. Khía cạnh thứ 2 là có thể với các công nghệ mới thì điện hạt nhân ngày càng trở nên an toàn hơn và rẻ hơn…,” ông nói.

Còn theo chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình, tuy nhiên liệu phải nhập khẩu nhưng mỗi lần nhập khẩu, điện hạt nhân có thể chạy được 3-4 năm, thậm chí là 5 năm. Do đó độ an toàn và ổn định về mặt thị trường sẽ tốt hơn so với điện than, điện khí… và ít phát thải carbon.

Tầm nhìn dài hạn

Điện hạt nhân được ví như một nguồn “năng lượng xanh” của tương lai. Tuy nhiên để có thể đạt được điều đó, phát triển điện hạt nhân phải tuyệt đối an toàn.

Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, phải có đầy đủ 3 yếu tố, đó là công nghệ, khung pháp lý và con người vận hành và phải áp dụng một cách nghiêm túc các quy trình quy phạm sẽ đảm bảo an toàn.

Tại quy hoạch điện VII, Việt Nam đã tính toán, đưa tỷ trọng điện hạt nhân đạt hơn 10% sản lượng điện sản xuất, nhiều chuyên gia cho rằng, quy hoạch điện VIII có tính động/mở lớn sẽ phải xác định công suất nguồn điện hạt nhân ít nhất là tương đương…

Ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (nguyên Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực) cho rằng, Luật Điện được thông qua có ý nghĩa rất lớn đến phát triển của ngành điện, tạo hành lang pháp lý để các dự án điện phát triển nhanh chóng hơn theo đúng tiến độ đề ra.

Hơn nữa, Luật Điện lực sẽ góp phần nâng cao được tính hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh phân cấp giữa Nhà nước, các cấp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, phù hợp với đặc thù của ngành điện (tuy là ngành hạ tầng kỹ thuật nhưng có nhiều yếu tố thường xuyên thay đổi), để đáp ứng thường xuyên hơn trong việc cải tiến của khoa học kỹ thuật, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Việc song hành giữa điện hạt nhân và điện năng lượng tái tạo là định hướng nổi bật để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Việc song hành giữa điện hạt nhân và điện năng lượng tái tạo là định hướng nổi bật để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Liên quan đến việc phát triển đạt hạt nhân, ông Sơn cho biết với nhu cầu điện vừa qua liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số (riêng 9 tháng năm 2024 tăng 12,7% về nhu cầu điện) thì Việt Nam cần một nguồn điện lớn, ổn định và đáp ứng được tăng trưởng phụ tải nhanh chóng, vừa đáp ứng mục tiêu giảm phát thải, vừa đa dạng cơ cấu nguồn điện…, do đó, việc trở lại nghiên cứu điện hạt nhân là hết sức cần thiết.

Chuyên gia này đưa ra 3 lợi thế của điện hạt nhân, đó là khả năng cung cấp nguồn điện ổn định và liên tục, không phụ thuộc vào thời tiết, trong khi các nguồn năng lượng tái tạo khác như: điện gió, điện Mặt trời có thể bị gián đoạn do thời tiết bất ổn.

Mặt khác, việc song hành giữa điện hạt nhân và điện năng lượng tái tạo là định hướng nổi bật để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Đặc biệt, điện hạt nhân là nguồn năng lượng sạch (sạch hơn so với nguồn năng lượng hóa thạch hiện tại), trong khi việc sử dụng than đá và khí đốt tự nhiên không những gây ô nhiễm môi trường mà còn góp phần tăng lượng phát thải CO2

“Điện hạt nhân không phát thải CO2 trực tiếp, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, do đó điện hạt nhân sẽ góp phần đạt trung hòa carbon như mục tiêu vào năm 2050 theo định hướng mà Chính phủ cam kết tại hội nghị COP26 về chống biến đổi khí hậu,” ông Nguyễn Thái Sơn nêu quan điểm.

Cũng theo chuyên gia này, phát triển điện hạt nhân sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp, khoa học kỹ thuật tại Việt Nam. Hơn nữa, các dự án điện hạt nhân không chỉ mang lại cơ hội việc làm chất lượng cao mà còn giúp Việt Nam có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý của đội ngũ nhân lực.

Để hiện thực hóa kế hoạch phát triển điện hạt nhân trong tương lai, đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng cần có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt. Từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực đến xây dựng các cơ chế an toàn hạt nhân nghiêm ngặt để quản lý hệ thống chất thải hiệu quả hơn và tất cả đều phải thực hiện với chiến lược dài hạn, bài bản, thận trọng.

Đặc biệt, phải xây dựng văn hóa an toàn hạt nhân là một tiêu chí cứng cho mỗi nhân viên vận hành nhà máy cũng như đối với các cán bộ quản lý.

“Văn hóa an toàn hạt nhân sẽ là một nội dung rất quan trọng và đào tạo thành kỷ cương, tạo thành một văn hóa giáo dục song song với việc đào tạo bài bản con người cũng như nhận thức trong quá trình triển khai sắp tới,” ông Nguyễn Thái Sơn đề xuất./.





Nguồn: https://baolangson.vn/luat-dien-luc-sua-doi-tao-khong-gian-phat-trien-moi-cho-dien-hat-nhan-5029860.html

Cùng chủ đề

Bắc Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt cho đại hội đảng bộ các cấp – Báo Lạng Sơn

- Theo Kết luận số 1932 ngày 25/10/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn Đảng bộ huyện Bắc Sơn là đơn vị tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp huyện và thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Hiện, Đảng bộ huyện đang tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, điều kiện tổ chức đại hội đảng bộ các cấp trên địa bàn. Là đơn...

Đề xuất cách tiếp cận công bằng, khả thi trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường – Báo...

Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì. Tại...

Khai thác tiềm năng, thế mạnh Khu du lịch Na Hang-Lâm Bình

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang-Lâm Bình thuộc huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, được nhắc đến như một điểm sáng với nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Được tạo hóa ban tặng những cảnh sắc hùng vĩ, hệ thống rừng nguyên sinh, thảm thực vật phong phú và cộng đồng văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, hai huyện Na Hang và Lâm Bình đã...

Quốc hội biểu quyết thông qua 3 luật, 2 nghị quyết và họp riêng về nhân sự – Báo Lạng Sơn

Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ngày 27/11, Quốc hội tiếp tục làm việc trong phiên buổi sáng được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi); Biểu quyết...

Trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ – Báo Lạng Sơn

-  Từ ngày 24 - 27/11, đoàn công tác của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đến trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số xã của 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, đại diện một số sở, ngành, tổ chức hội, các huyện, thành phố... Trong chương trình, đoàn công tác đã...

Cùng tác giả

Bắc Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt cho đại hội đảng bộ các cấp – Báo Lạng Sơn

- Theo Kết luận số 1932 ngày 25/10/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn Đảng bộ huyện Bắc Sơn là đơn vị tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp huyện và thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Hiện, Đảng bộ huyện đang tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, điều kiện tổ chức đại hội đảng bộ các cấp trên địa bàn. Là đơn...

Đề xuất cách tiếp cận công bằng, khả thi trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường – Báo...

Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì. Tại...

Khai thác tiềm năng, thế mạnh Khu du lịch Na Hang-Lâm Bình

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang-Lâm Bình thuộc huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, được nhắc đến như một điểm sáng với nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Được tạo hóa ban tặng những cảnh sắc hùng vĩ, hệ thống rừng nguyên sinh, thảm thực vật phong phú và cộng đồng văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, hai huyện Na Hang và Lâm Bình đã...

Quốc hội biểu quyết thông qua 3 luật, 2 nghị quyết và họp riêng về nhân sự – Báo Lạng Sơn

Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ngày 27/11, Quốc hội tiếp tục làm việc trong phiên buổi sáng được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi); Biểu quyết...

Trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ – Báo Lạng Sơn

-  Từ ngày 24 - 27/11, đoàn công tác của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đến trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số xã của 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, đại diện một số sở, ngành, tổ chức hội, các huyện, thành phố... Trong chương trình, đoàn công tác đã...

Cùng chuyên mục

Đề xuất cách tiếp cận công bằng, khả thi trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường – Báo...

Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì. Tại...

Trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ – Báo Lạng Sơn

-  Từ ngày 24 - 27/11, đoàn công tác của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đến trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số xã của 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, đại diện một số sở, ngành, tổ chức hội, các huyện, thành phố... Trong chương trình, đoàn công tác đã...

Chủ động các điều kiện cho sản xuất vụ đông – Báo Lạng Sơn

- Vụ đông là vụ sản xuất với các loại cây trồng phong phú, đa dạng về chủng loại, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Do vậy, ngành chức năng, người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất cây trồng vụ đông. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 4.600 ha cây trồng các loại. Trong đó, cơ...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Đình Lập – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) tại huyện Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, đến nay, huyện Đình Lập có 9/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 16,8 tiêu chí, dự kiến hết năm 2024, bình...

Khởi công dự án mới tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Khang Việt Hà dấn thân vào lĩnh vực logicstics – Báo Lạng Sơn

- Sáng ngày 26/11, nghi lễ khởi công Dự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển hàng hóa và các dịch vụ logistics do Công ty Cổ phần Khang Việt Hà làm chủ đầu tư đã diễn ra trang trọng tại khu Kéo Kham, Cửa khẩu Hữu Nghị, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đây là dự án đầu tiên của Công ty Cổ phần Khang Việt Hà...

Tăng thuế thuốc lá: Bài học từ quốc tế và những cân nhắc cho Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đang được xem xét có nội dung tăng mạnh thuế thuốc lá. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng thuế đột ngột có khả năng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa ra thảo luận. Trong dự thảo này, có hai phương án về tăng thuế tiêu...

Thương mại điện tử: “Đòn bẩy” tăng hiện diện hàng Việt tại thị trường quốc tế – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD, quy mô kinh tế số đạt 30 tỷ USD và dự kiến đạt 45 tỷ USD vào năm 2025. Số liệu từ báo cáo của Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy năm 2023 có hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, tăng 50% về giá...

Đảm bảo cung – cầu hàng hoá dịp cao điểm – Báo Lạng Sơn

- Năm 2024, tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây ảnh hướng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp cao điểm cuối năm, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc...

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đặt ra nhiều thách thức cho giao dịch trên mạng, công tác quản lý giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại...

Niềm vui đường mới – Báo Lạng Sơn

- Được triển khai thi công từ đầu năm 2022, đến nay, dự án đường vào trung tâm xã Xuân Long, huyện Cao Lộc và xã Tràng Các, huyện Văn Quan (đường Xuân Long - Tràng Các) giai đoạn 2 đã cơ bản hoàn thành. Với con đường mới, người dân nơi đây rất vui mừng, phấn khởi vì có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây, tuyến đường nối liền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất