Powered by Techcity

“Lộ diện” 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao

10 địa phương nào đã “bứt tốc” lên nhóm đầu về chỉ số công nghiệp tăng cao? Infographic | Kinh tế Việt Nam 7 tháng năm 2023: Ghi nhận những điểm sáng

Địa phương có IIP tăng cao nhất là tỉnh miền núi Lai Châu

Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

'Lộ diện' 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao
Địa phương có chỉ số IIP 7 tháng tăng mạnh nhất là Lai Châu với mức tăng 64,3%

Địa phương có chỉ số IIP 7 tháng tăng mạnh nhất là Lai Châu với mức tăng 64,3% so với cùng kỳ, kế đến là Trà Vinh với mức tăng 48,6%; Khánh Hòa tăng 45,4%; Phú Thọ tăng 36,9%… Một số địa phương khác như Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên cũng có chỉ số IIP tăng cao.

Theo lý giải của cơ quan thống kê, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Đáng chú ý, các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: Lai Châu tăng 43,1%; Phú Thọ tăng 38,4%; Bắc Giang tăng 27,5%; Bình Phước tăng 17,1%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Điện Biên tăng 8,8%.

Các địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao trong 7 tháng gồm: Khánh Hòa tăng 258,5%; Lai Châu tăng 66,4%; Cao Bằng tăng 62,1%; Điện Biên tăng 51,8%; Sơn La tăng 35,2%; Thanh Hóa tăng 33,0%; Phú Thọ tăng 15,3%.

Xu hướng phục hồi trong sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên rõ nét hơn. Trong báo cáo gần đây về kinh tế Việt Nam với chủ đề “Lấy lại hào quang”, Ngân hàng HSBC cho rằng, Việt Nam đã khép lại quý II/2024 bằng một bất ngờ lớn khi tăng trưởng GDP vượt xa kỳ vọng của thị trường là 6%.

Lâu rồi nền kinh tế Việt Nam chưa có cú hích mạnh mẽ nào và thời khắc được mong đợi đó cuối cùng cũng đã tới. Thậm chí, kết quả tăng trưởng của Việt Nam trong quý II vượt xa mức kỳ vọng của HSBC cũng như thị trường là 6%. Cộng thêm điều chỉnh tăng nhẹ về tăng trưởng của quý I/2024, kết quả này đưa tăng trưởng của 6 tháng đầu năm lên 6,4% so với cùng kỳ”, báo cáo của HSBC nêu.

Không chỉ có kết quả tăng trưởng đầy thuyết phục, theo các chuyên gia của HSBC, điều đáng khích lệ là tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng ở các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất chính là sản xuất, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm. Số liệu chi tiết: Cà Mau tăng 1,5%; Gia Lai tăng 0,3%; Hà Tĩnh giảm 8%; Quảng Ngãi giảm 4,2%.

Bên cạnh đó, những địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện cũng ghi nhận mức tăng thấp hoặc giảm: Quảng Trị tăng 1,7%; Quảng Ngãi giảm 16,9%; Thừa Thiên – Huế giảm 16,1%; Lạng Sơn giảm 15,5%; Lâm Đồng giảm 5,6%; Gia Lai giảm 3,6%.

Địa phương có chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm: Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 14,3%; Lâm Đồng giảm 8,6%; Quảng Trị giảm 4,7%; Lạng Sơn giảm 3%; Thừa Thiên – Huế giảm 1,6%.

Nỗ lực tăng tốc những tháng cuối năm

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, khó khăn không phải là không có. Trong báo cáo cập nhật kinh tế châu Á, được công bố vào trung tuần tháng 7/2024, ADB cũng đề cập những thách thức của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2024. Theo ADB, khu vực chế biến, chế tạo liên quan đến thương mại – một trong những động lực phục hồi chủ yếu – dự kiến sẽ chậm lại trong thời gian tới, trong khi nhu cầu trong nước vẫn yếu.

Cầu yếu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đến hoạt động của doanh nghiệp. Và quả thực, vẫn có những địa phương sản xuất công nghiệp trọng điểm tăng thấp.

Điều đó có nghĩa, sản xuất – kinh doanh vẫn đối mặt khó khăn. Đó có lẽ cũng là lý do, trong 7 tháng, vẫn có tới 125.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,7% so với cùng kỳ, dù vẫn có một điểm tích cực là có 139.500 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 5,8%.

'Lộ diện' 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao
Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực. Ảnh: TH

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) bày tỏ, mặc dù đạt kết quả tăng trưởng khả quan trong 7 tháng năm 2024, tuy nhiên, công nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Có thể thấy, dù đã được cải thiện song nội lực của các ngành sản xuất trong nước vẫn còn yếu, những điểm nghẽn lớn của công nghiệp trong thời gian dài vừa qua vẫn chưa được khắc phục hiệu quả. Sản xuất vẫn phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là phụ thuộc vào khu vực FDI. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp trong nước còn thấp; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp nội địa có hàm lượng công nghệ cao.

Để tạo lực đẩy phát triển sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm, ông Phạm Tuấn Anh nêu 3 giải pháp: Thứ nhất, các địa phương cần khẩn trương có các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài chính với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến, chế tạo để các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh ổn định. Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, tập trung nâng cao năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất – tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu. Quan trọng là các hiệp hội, ngành hàng cần tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của nhau. Doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm chi phí và giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, qua đó cải thiện hiệu quả và thích ứng linh hoạt với tình hình mới. Đồng thời, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm tìm kiếm các đơn hàng và khách hàng mới. Tích cực hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành, các hiệp hội và cơ quan nhà nước để tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu mới bên cạnh các thị trường truyền thống, giảm áp lực tồn kho.

Thứ ba, Cục Công nghiệp sẽ tập trung các giải pháp trọng tâm triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày và các ngành nền tảng như ôtô, cơ khí, thép… Thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng năng lực phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Nguồn: https://congthuong.vn/lo-dien-10-dia-phuong-co-chi-so-san-xuat-cong-nghiep-tang-cao-335990.html

Cùng chủ đề

Sản xuất công nghiệp tăng ở 49 địa phương trên cả nước

Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,9% so với tháng trước, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng ở 49 địa phương. So với cùng kỳ năm trước, từ đầu năm đến nay, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,7%; cung...

Cùng tác giả

Giá xăng dầu hôm nay (4-1): Tiếp tục leo dốc – Báo Lạng Sơn

Giá xăng dầu thế giới duy trì đà leo dốc. Giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tăng. Giá dầu thế giới Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 3-1), giá dầu tăng nhẹ, được hỗ trợ bởi thời tiết lạnh giá ở châu Âu và Mỹ cũng như các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc. Giá dầu Brent tăng 69 cent, tương đương 0,9%, lên mức 76,62 USD/thùng. Giá dầu WTI...

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành nội chính Đảng thực sự “Chắc – Sắc –...

- Chiều 3/1, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), cải cách tư pháp (CCTP) và Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân (Quy định số 11) năm 2024; triển khai nhiệm...

Sở Tài chính triển khai nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2025 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 3/1, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2025. Đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.  Theo báo cáo tại hội nghị, ngay từ đầu năm 2024, Sở Tài chính đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác, quan tâm đồng đều đến tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2025 (1) – Báo Lạng Sơn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2025 (1). Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến năm 2045, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới Mục...

Giá vàng chiều nay (3-1): Bật tăng nửa triệu đồng mỗi lượng – Báo Lạng Sơn

Theo ghi nhận, hôm nay (3-1), giá vàng bật tăng 500.000 đồng/lượng, niêm yết ở mức 84 - 85,50 triệu đồng/lượng. Cụ thể, theo ghi nhận vào chiều nay (3-1), giá vàng trên thị trường trong nước được niêm yết như sau: Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 84 triệu đồng/lượng mua vào – 85,50 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều). Giá vàng DOJI tại khu vực Hà Nội đang...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành nội chính Đảng thực sự “Chắc – Sắc –...

- Chiều 3/1, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), cải cách tư pháp (CCTP) và Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân (Quy định số 11) năm 2024; triển khai nhiệm...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2025 (1) – Báo Lạng Sơn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2025 (1). Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến năm 2045, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới Mục...

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Mạng lưới lãnh đạo trẻ Singapore – Việt Nam – Báo Lạng Sơn

- Sáng 3/1, đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác Mạng lưới lãnh đạo trẻ Singapore – Việt Nam (Vsync) do anh Edward Lim, Chủ tịch và Nhà sáng lập Mạng lưới lãnh đạo trẻ Singapore - Việt Nam (VSync) làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Hữu Lũng triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Quy định số 11 của Bộ Chính trị năm 2025 – Báo Lạng...

-  Sáng 3/1, Huyện ủy Hữu Lũng tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Quy định số 11 ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2024, các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy trên địa...

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật, thông qua Luật Đất đai năm 2024, thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia lần đầu tiên tại Việt Nam, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam... là những sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024. Ngày 31/12, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng công bố 10 sự kiện, hoạt...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2025 (2) – Báo Lạng Sơn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2025 (2). 0:00Nữ miền Bắc02/01/2025 19:45 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định...

Đà Nẵng sáp nhập nhiều sở, ngành, thành lập Trung tâm báo chí – truyền hình – Báo Lạng Sơn

TP. Đà Nẵng hợp nhất 10 sở theo định hướng sắp xếp của Trung ương. Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký ban hành kế hoạch sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị thuộc UBND Thành phố và UBND các quận, huyện. Theo đó, TP. Đà Nẵng sẽ hợp nhất 10 sở theo định hướng sắp xếp của bộ ngành Trung ương. Cụ thể, hợp nhất Sở Tài chính và Sở...

Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội – Báo Lạng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký Nghị quyết số 1339/NQ-UBTVQH15 ban hành Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kế hoạch sửa đổi, bổ sung 2 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội...

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh: Triển khai công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên và công...

- Chiều 2/1, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị thông tin tình hình thời sự và tổng kết công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên và công tác dư luận xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đối với công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, trong năm 2024, Đảng ủy Khối triển khai, chỉ đạo cấp ủy cơ sở và toàn...

Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ điểm tại Bắc...

- Chiều 2/1, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Quyết định số 1938-QĐ/TU, ngày 7/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Đoàn công tác chỉ đạo Đại hội điểm Đảng bộ huyện Bắc Sơn, nhiệm kỳ 2025 - 2030) do đồng chí Phùng Quang Hội, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm Phó trưởng đoàn đã làm việc với Huyện ủy Bắc Sơn về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất