Powered by Techcity

Lãng du trong thế giới ca trù – Báo Lạng Sơn điện tử

Thoạt nhìn, trong một canh hát ca trù, ca nương, kép đàn và người cầm chầu (quan viên) tưởng như là một “ban nhạc” nhỏ, nhưng thực tế lại khác. Phía giáo phường, phía nhà trò chỉ có đào nương, kép đàn. Cầm chầu lại chính là “khách thơ”, là khán giả, là người thưởng thức. Họ chính là những người lãng du trong thế giới ca trù, là một phần di sản ca trù. Có những lúc, quan viên theo đúng lối xưa đã “tuyệt chủng”. Song, bây giờ, một thế hệ quan viên mới bắt đầu hình thành.

Quan viên trẻ Duy Linh (ngoài cùng bên trái) điểm trống trong một canh hát ca trù.

1. Hôm ấy, khi vừa điểm tiếng trống chầu kết thúc một canh hát, vừa kịp khoác tà áo ngũ thân đứng lên khỏi chiếu hoa thì quan viên Châu Hải Đường đã bị đào nương Bạch Vân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội níu lại. Ở đất Hà thành này, người yêu cổ nhạc không ai lạ gì ca nương Bạch Vân, người đã khơi lại mạch nguồn ca trù sau những năm đứt đoạn, ròng rã bao năm tầm sư để thọ giáo những ngón nghề. Thế mà hôm nay, chị ngỡ ngàng mỗi khi vị quan viên lạ mặt điểm trống. Những khổ song châu (hai tiếng tom vào mặt trống), liên châu (ba tiếng tom) hay xuyên tâm (tom-chát-tom, tiếng chát là tiếng vào thành trống), chính diện (chát-tom-chát) đều mang phong thái đĩnh đạc, của một người có dư thừa nội lực, lại vừa có độ “phiêu” cùng với tiếng hát, tiếng đàn. Đào nương Bạch Vân hỏi dồn quan viên theo học cầm chầu của nghệ nhân nào, đã được bao năm…

Cái ngạc nhiên của ca nương Bạch Vân, cũng là cái ngạc nhiên của tất cả những ai sành ca trù. Nghệ thuật ca trù có ba nhạc cụ: Cỗ phách trong tay ca nương; đàn đáy đệm cho ca nương hát và trống chầu. Khi vào canh, khách sẽ lên cầm chầu. Thuở xưa, cầm chầu đều là những bậc tao nhân, mặc khách, hay những nhà nho – tài tử. Sang đến nửa đầu thế kỷ 20, khi ca trù phát triển mạnh ở các đô thị, đối tượng thưởng thức ca trù mở rộng hơn khi Nho giáo đi vào những ngày tàn. Nhưng để “thưởng” ca trù, quan viên cũng cần phải có “vốn liếng” để có thể nhập vai một “nhạc công”. Để tham gia cuộc chơi ấy, người ta phải học, phải hành. Những đổi thay của xã hội khiến ca trù, khiến phách sênh một phen lỡ nhịp đến mấy mươi năm. Mãi đến đầu những năm 2000, ca trù mới lần hồi trở lại. Khi ấy, trên sập gụ, chiếu hoa, cũng có đủ bộ ba: Ca nương, kép đàn, quan viên. Nhưng quan viên theo nghĩa nguyên gốc đã “tuyệt chủng”. Quan viên thế hệ mới đã thành “chuyên nghiệp hóa”. Những người cầm chầu là người của chính các câu lạc bộ, giáo phường “diễn” cho công chúng xem. Thế nhưng quan viên họ Châu lại không thuộc giáo phường, câu lạc bộ nào. Quan viên Châu Hải Đường vốn là tác giả của hàng chục đầu sách dịch, biên soạn, chủ yếu về cổ học, và cũng là người “thưởng” ca trù giống như các bậc tao nhân, mặc khách, những lãng tử độ nào…

Dịch giả, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường tên thật là Lê Tiến Đạt. Anh sinh ra vào quãng giữa năm 1970, khi bút lông, mực tàu đã thành dĩ vãng từ lâu lắm. Nhưng ông nội anh lại giỏi chữ Hán. Thế là, một cách tự nhiên, anh tiếp xúc với những con chữ tượng hình từ khi còn thơ bé. Tình cờ một lần, anh đọc được cuốn thơ ca trù của cụ. Một lần khác, khi đến hiệu sách, anh thấy có một cuốn sách về ca trù. Cậu bé Đạt lúc đấy đã mạnh dạn bỏ tiền túi ra mua, chỉ đơn giản bởi: “Chắc ông nội sẽ thích lắm”. Ai dè, đó lại là chữ “duyên” với ca trù, mà trước hết là thơ của ca trù. Bởi sau này, càng học Hán tự, anh thẩm thấu và càng mê thơ ca trù. Đến lúc gặp các nghệ nhân của Giáo phường Ca trù Thăng Long, Châu Hải Đường được các nghệ nhân hướng dẫn. Anh dần ngộ ra và bắt đầu mạnh dạn cầm roi chầu để thử “chát-tom”.

Chuyện nghe đơn giản thế nhưng để bắt đầu cầm chầu được cũng là một quãng đường dài. Trước hết, phải sành thơ ca trù. Mà muốn sành thơ ca trù, phải có vốn cổ học. Đối với phần âm nhạc, phải hiểu các khổ phách của ca trù, hiểu các khổ trống. Từ đó mới điểm câu, điểm khổ, khen chê phù hợp. Sau khi hiểu lề lối, quan viên Châu Hải Đường thường nghe những bài ca trù của các ca nương thuộc vào hàng kinh điển để học hỏi. Với anh, chỉ khi cầm chầu, người ta mới thật sự thưởng thức có chiều sâu, mới “nhập cuộc”. Còn không, chỉ là đứng ngoài để “nhìn vào” thế giới ca trù.

Sự kiện “Vọng khúc ca trù” diễn ra tối 14/4/2024 trên phố Lãn Ông, Hà Nội. (Ảnh BAN TỔ CHỨC)

2. Có lẽ, không phải ai cũng biết rằng nhiều bậc văn tài thời xưa cũng chính là những quan viên. Họ thưởng thức và sáng tác thơ để rồi chính những đào nương, kép đàn diễn xướng những bài thơ họ sáng tác. Những tên tuổi lẫy lừng phải kể đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê… Ca trù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Hát cửa đình là hát thờ thánh, thường tổ chức trong lễ hội; hát mừng trong dịp các gia đình quyền quý có chuyện vui, thí dụ như chúc thọ, dịp tân xuân… Nửa đầu thế kỷ 20, hình thức ca quán phổ biến ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội. Ca trù thật sự trở thành một bộ môn nghệ thuật thính phòng. Với những bậc văn tài thời đó, thưởng thức ca trù là thú vui phổ biến những lúc giao du, gặp gỡ bạn bè. Thú chơi ca trù có thể tìm thấy trong nhiều áng văn của các văn nghệ sĩ trước năm 1945. Trong đó, cuộc chơi ca trù của các văn nhân được thuật lại rõ nét trong cuốn Đốt lò hương cũ (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2021) của nhà thơ Đinh Hùng. Nhóm văn nhân gồm những Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh… một lần cao hứng rủ nhau đi hát ả đào. Trong thời đại ấy, hai từ “nghe hát” được xem như đồng nghĩa với “cầm chầu”. Thí dụ như khi nữ chủ nhân Bạch Liên (đào Sen) của ca quán đẩy chiếc trống đến trước nhà văn Nhất Linh và thưa: “Xin lời ông anh nghe hát ạ!”, tức là khi Bạch Liên mời nhà văn Nhất Linh lên đánh trống chầu. Cũng trong canh hát đó, với Thạch Lam, khi ca nương tặng riêng bài hát cho ông, thì đích thân ông phải cầm roi chầu để “tom, chát”. Khi nhận lấy roi và trống, ông coi đó là “nghe” bằng tai lẫn đầu và ngực (trí óc và trái tim). Cả Nhất Linh và Thạch Lam vốn đều không sành ca trù, nhưng trong cuộc chơi ấy, cả hai đều cầm chầu không những đạt mà còn có chỗ hay. Lý giải về điều này, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường cho biết: “Chuyện các văn nhân thời đó đi thưởng thức ca trù cho ta hình dung khá rõ nét về không gian của biểu diễn nghệ thuật ca trù thời đầu thế kỷ 20. Tôi cho rằng, trong câu chuyện ấy, dù Thạch Lam vốn không sành ca trù, nhưng vẫn có thể cầm chầu là bởi lúc đó nhà văn sống trong một không khí mà ca trù phổ biến, ngoài cái gọi là điểm trống bằng “linh giác” như tác giả nói thì việc nghe nhiều khiến ông cầm chầu trở nên rất tự nhiên”.

Chính việc trở thành một quan viên không phải là chuyện dễ dàng nên sau nửa thế kỷ đứt đoạn, nay khi phục hưng nhạc ả đào, việc tìm được một quan viên cầm chầu chuẩn mực đúng nghĩa trở nên khó khăn hơn bao giờ. Thực tế, ngày càng có nhiều ca nương, kép đàn. Nhưng quan viên đúng nghĩa vẫn là của hiếm. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền – tác giả cuốn “Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” (Nhà xuất bản Văn học, 2024), cuốn sách về ca trù công phu nhất từ trước tới nay, từng than thở: “Trong các cuộc trình diễn hiếm hoi của các câu lạc bộ, giáo phường, vai trò cầm chầu phần lớn lại do chính tự thân đào kép thay nhau đảm nhiệm. Bởi tầng lớp khán giả/quan viên tham dự cuộc chơi như xưa vẫn chưa hình thành. Ở chiều cạnh khác, những khán thính giả thế hệ mới muốn theo đòi thú chơi nghệ thuật tao nhã của cha ông lại không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu? Họ cũng chẳng có bao nhiêu cơ hội để tiếp cận với thực tiễn, trong khi những chỉ dẫn trên thư tịch lại quá ít ỏi và mơ hồ”.

3. Trở thành quan viên khó là thế. Nhưng quý vật thì luôn được quý nhân tìm tòi. Cách đây chưa lâu, ở Hải Phòng, có một nhóm những người yêu cổ phong phục dựng một canh hát ca trù theo lề lối xưa tại tư gia nghệ nhân hát xẩm nổi tiếng đất cảng Đào Bạch Linh (tức Linh xẩm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xẩm Hải Phòng). Đó thật sự là một cuộc “chơi” ca trù. Khách mời có một số đào nương đến từ Giáo phường Ca trù Hải Phòng và đào nương Kim Ngọc (Giảng viên âm nhạc Đại học FPT, Hà Nội). Nhưng điều đáng chú ý lại nằm ở “nhà tổ chức”, một trong những người đứng ra tổ chức canh hát này là quan viên thế hệ 9x – Duy Linh. Duy Linh vốn mê hát xẩm. Nhưng sau này, nhận ra đẳng cấp ca trù, nhất là khi Linh học chữ Hán. Những ngôn từ trong ca trù có chiều sâu lớp lang, càng nghe, càng ngẫm, càng thấy cuốn hút. Từ năm 2016, Linh bắt đầu nghiên cứu sâu về ca trù, văn hóa ca trù, đặc biệt là kỹ thuật “điểm cổ” (điểm trống). Sau vài năm nghiên cứu, tìm hiểu, Linh đã bắt đầu mạnh dạn cầm chầu. Duy Linh chia sẻ: “Cầm chầu là cả một nghệ thuật, trước hết phải hiểu thơ ca trù. Trống chầu có nhiều khổ. Phải “chấm khổ”, “chấm câu” đúng lúc, đúng chỗ, phải điểm trống khích lệ ca nương đúng thời điểm để ca nương có thêm hưng phấn khi biểu diễn. Nhưng nếu điểm trống quá khuôn khổ thì sẽ trở nên cứng nhắc. Vậy nên vừa phải hiểu, vừa phải có sự đồng điệu với đào nương, kép đàn để có sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Khi đó, người cầm chầu mới có thể kết hợp với đào nương, kép đàn tạo thành chỉnh thể, tạo nên canh hát có hồn”. Đã có khá nhiều năm tìm hiểu, nhưng Duy Linh luôn tự nhận mình là người đi sau, còn phải học hỏi nhiều. Duy Linh không giấu giếm “tham vọng” sẽ trở thành một quan viên theo đúng lề lối xưa, để có thể thưởng thức ca trù một cách có chiều sâu.

Từ chỗ đã biến mất hoàn toàn những người biết nghe ca trù, bây giờ, đã có thêm những quan viên thế hệ mới. Tiến sĩ Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) là người nhiều năm gắn bó với ca trù, nhiều lần tham gia tổ chức các Liên hoan ca trù chia sẻ, những năm trước, quan viên hầu như chỉ là người trong giáo phường, câu lạc bộ ca trù thay nhau lên cầm trống. Nhưng bây giờ, nhiều canh hát đã có những người xung phong lên cầm chầu. Trước kia, ca trù chỉ xuất hiện trên sân khấu khi có liên hoan, hội diễn, hay buổi trình diễn của các tổ chức thì nay đã có những canh hát mà người thưởng thức bỏ tiền ra nghe, đã có những cuộc chơi ca trù của các nhóm yêu cổ nhạc, cổ phong. Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức một cuộc thi sáng tác thơ ca trù thể hát nói, rất nhiều bài thơ hay đã xuất hiện. Sự hình thành bước đầu của một lớp khán giả mới, hiểu biết về ca trù, là một dấu hiệu cho thấy sự hồi sinh có tính bền vững của loại hình di sản trình diễn độc đáo này ■



Nguồn

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Parkway Promotions hỗ trợ hơn 11.000 bệnh nhân có nhu cầu sang Singapore điều trị

Parkway Promotions hỗ trợ hơn 11.000 bệnh nhân có nhu cầu sang Singapore điều trịVừa qua, Văn phòng đại diện Y tế Parkway Promotions tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập văn phòng tại Việt Nam (2004- 2024). Chương trình nhìn lại một chặng đường Văn phòng đã đi qua với nhiệm vụ ban đầu là cầu nối giữa nền y tế hai nước, Singapore và Việt Nam. Trong chặng đường này, Văn phòng đã tổ chức hơn 120...

Nhiều doanh nghiệp ‘chơi lớn’, chi nghìn tỷ trả cổ tức – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Những doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận tốt đã mạnh tay chi trả cổ tức với tỷ lệ cao cho cổ đông, trong đó có doanh nghiệp chi cả nghìn tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm 2024, nhiều doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông với số lượng cả nghìn tỷ đồng. Trong số những doanh nghiệp đã công bố kế hoạch thì đa phần sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Đáng chú ý...

Kiểm tra công tác ứng trực, khắc phục các sự cố về điện sau bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn – Báo Lạng...

- Ngày 8/9, Đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc do ông Bùi Lê Cường, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng trực, khắc phục các sự cố về điện sau bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo báo cáo của Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ 7/9 đến sáng 8/9,  do ảnh hưởng của...

Viettel nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão Yagi

Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân. Ứng dụng Phòng, chống thiên tai do Viettel làm chủ thiết kế và phát triển, cập nhật tự...

Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng: Tiếp tục xả tràn nước lũ từ 19 giờ ngày 8/9 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

  - Từ ngày 7/9 đến ngày 8/9, mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh đã làm mực nước tại hồ chứa thủy điện lên cao. Để đảm bảo an toàn, 22 giờ ngày 7/9, Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan - Tập đoàn Hải Lý thực hiện mở các cửa van xả tràn nước lũ. Tuy nhiên, dự báo lũ về hồ chứa nước Nhà máy Thủy điện...

Cùng chuyên mục

Tôn vinh tiếng Việt để quảng bá văn hóa và thành tựu phát triển của đất nước – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) giai đoạn 2023-2030” (Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3-8-2022, trong đó chọn ngày 8-9 là “Ngày tôn vinh tiếng Việt”. Sau hai năm triển khai Đề án, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN khẳng định rằng, Đề án đã tạo được đột phá trong công tác duy...

Tái hiện hình ảnh đặc trưng của Hà Nội qua đèn giấy nghệ thuật – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Với đôi bàn tay khéo léo và niềm yêu thích phong cách nghệ thuật cắt giấy truyền thống của Nhật Bản (nghệ thuật Kirigami), anh Nguyễn Duy Linh (38 tuổi), tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đã tạo ra những chiếc đèn giấy 3D tinh xảo, lung linh, rất Hà Nội. Tôi biết đến Nguyễn Duy Linh tại Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội 2024, gian hàng của anh đã thu hút tôi bởi sự lung linh,...

Truyền thông Argentina vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã...

Tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đăng tải một chùm 6 bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các hoạt động tại Việt Nam tưởng nhớ Bác Hồ nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Người. Tờ Resumen Latinoamericano trong những ngày qua đăng tải một chùm 6 bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các hoạt động tại Việt Nam tưởng nhớ Bác Hồ nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện...

Sử dụng hiệu quả thiết chế văn hóa, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương tổ chức lễ hội an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Ngày 4/9, thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL-VHCS gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh,...

Họp Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh...

 - Ngày 4/9, Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn, năm 2024 gắn với kỷ niệm 193 năm ngày thành lập tỉnh (4/11/1831 - 4/11/2024) và 115 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2024) (gọi tắt là Ban tổ chức ngày hội) tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ triển khai kế hoạch. Đồng chí...

Báo Granma: Mặt Trời không bao giờ lặn dưới lá cờ Cách mạng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Công sản Cuba - đã đăng bài viết với tiêu đề “Hồ Chí Minh với tấm lòng rộng mở” để ca ngợi vị lãnh tụ sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân kỷ niệm 55 ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/9/1969-2/9/2024), báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Công sản Cuba - đã đăng bài viết với tiêu đề “Hồ Chí Minh với...

Hơn 2.000 lượt khách tham quan bảo tàng tỉnh dịp lễ 2/9 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh...

- Theo thống kê của Bảo tàng tỉnh, trong 4 ngày mở cửa hoạt động dịp lễ Quốc khánh 2/9, tổng khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh đạt trên 2.000 người. Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, Bảo tàng tỉnh miễn phí vé tham quan trong những ngày nghỉ lễ nhằm tạo điều kiện cho du khách, người dân có cơ hội trải nghiệm, mở rộng vốn hiểu biết và tầm nhìn...

Độc đáo nghề làm mứt gừng ở Phú Yên – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội,...

Từ nhiều năm nay, mứt gừng đã trở thành món quà tặng ưa thích được nhiều du khách lựa chọn mỗi khi có dịp ghé Phú Yên. Phú Yên có sản vật phong phú và một trong số đó là mứt gừng hiện được sản xuất nhiều ở địa bàn huyện Tuy An. Không chỉ xuất hiện nhiều trong dịp Tết, dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, mứt gừng hiện là món quà được nhiều khách...

Khám phá dấu chân cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về...

Di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nơi Bác Hồ hoạt động cách mạng tại Quảng Châu, tọa lạc tại số nhà 248 và 250 ở đường Văn Minh, quận Việt Tú, Quảng Châu, Trung Quốc. Tại số nhà 248 và 250 ở đường Văn Minh, quận Việt Tú, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có hai ngôi nhà kết cấu gạch và gỗ ba tầng. Đây là Di tích trụ sở Hội Việt...

Phố đi bộ Kỳ Lừa: Đón trên 8 nghìn lượt người tới tham quan, trải nghiệm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất...

- Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, khám phá văn hoá ẩm thực Xứ Lạng trong dịp nghỉ lễ, Phố đi bộ Kỳ Lừa đã tổ chức hoạt động trong 4 ngày, từ ngày 30/8 đến ngày 2/9.   Tại không gian Phố đi bộ Kỳ Lừa, nhiều hoạt động văn hoá, vui chơi, trò chơi dân gian được tổ chức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất