Powered by Techcity

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Nội dung chính ngày làm việc thứ 25 – Báo Lạng Sơn điện tử


Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An, Đà Nẵng, thảo luận về dự án Luật Di sản Văn hóa, Luật Dược (sửa đổi)…

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Thứ Tư, ngày 26/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Kết quả như sau: có 461 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,66% tổng số đại biểu Quốc hội); có 453 đại biểu tán thành (bằng 93,21% tổng số đại biểu Quốc hội); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,41% tổng số đại biểu Quốc hội); có 6 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,23% tổng số đại biểu Quốc hội).

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Kết quả như sau: có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,44% tổng số đại biểu Quốc hội); có 452 đại biểu tán thành (bằng 93% tổng số đại biểu Quốc hội); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,41% tổng số đại biểu Quốc hội); có 5 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,03% tổng số đại biểu Quốc hội).

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi). Tại phiên thảo luận đã có 24 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu.

Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản Văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; giải thích từ ngữ; sở hữu Di sản Văn hóa; chính sách của Nhà nước về Di sản Văn hóa; nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa; các hành vi bị nghiêm cấm; các quy định về Di sản Văn hóa Phi vật thể (các loại hình Di sản Văn hóa Phi vật thể; kiểm kê Di sản Văn hóa Phi vật thể và danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể; ghi danh, ghi danh bổ sung và hủy bỏ ghi danh Di sản Văn hóa Phi vật thể; chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể của Di sản Văn hóa Phi vật thể; hoạt động trưng bày hiện vật và giới thiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể; bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền); chính sách về quản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, di tích lịch sử văn hóa tôn giáo; biện pháp bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam.

Các đại biểu thảo luận về các quy định về di tích (tiêu chí nhận diện di tích theo loại hình; khu vực bảo vệ di tích, nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích; bảo vệ khu vực bảo vệ I và khu vực bảo vệ II của di tích; dự án đầu tư, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích; dự án đầu tư, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích có khả năng tác động tiêu cực đến di tích, cảnh quan văn hóa của di tích; quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích); thăm dò, khai quật khảo cổ; giám định, điều kiện thực hiện giám định di vật, cổ vật và đăng ký di vật, cổ vật; quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và xử lý di vật, cổ vật được phát hiện, giao nộp; chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các tiêu chí xếp hạng di tích; mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Chu Thị Hồng Thái phát biểu ý kiến. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Các đại biểu thảo luận về các quy định về bảo tàng (hệ thống bảo tàng; điều kiện thành lập bảo tàng công lập và cấp phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập; đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và trưng bày trong nhà, ngoài trời của bảo tàng công lập); phát huy giá trị Di sản Văn hóa; nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa; cơ sở dữ liệu quốc gia về Di sản Văn hóa; Quỹ bảo tồn Di sản Văn hóa; Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia; áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Tại phiên thảo luận đã có 18 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật về dược hiện nay.

Quang cảnh Phiên thảo luận của Quốc hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những nội dung: chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư; các hình thức, phương thức kinh doanh dược mới (kinh doanh chuỗi nhà thuốc; kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử); quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài; quy định về quản lý ôxy y tế; phát triển công nghiệp dược; kiểm soát hoạt động mua bán tại các quầy thuốc, nhà thuốc; việc chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm” đối với các hoạt động thông tin và quảng cáo thuốc; vấn đề sản xuất, kinh doanh thuốc hiếm; chính sách phát triển dược liệu, y học cổ truyền.

Các đại biểu thảo luận về chứng chỉ hành nghề dược; quản lý giá thuốc; kê khai giá thuốc; thủ tục đăng ký lưu hành thuốc; rà soát, bổ sung thuốc vào danh mục được bảo hiểm y tế chi trả; bổ sung quy định về quản lý các chế phẩm máu; chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; các quy định được sửa đổi, bổ sung để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về dược; tính đồng bộ trong xây dựng, ban hành chính sách về y dược.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về: các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024; phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội.

Tại phiên thảo luận đã có 7 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu, cụ thể như sau:

Đối với các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024: các ý kiến đại biểu thống nhất trong bối cảnh hiện nay rất cần thiết thực hiện các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, các khoản trợ cấp từ ngày 1/7/2024 để đảm bảo đời sống cho công chức, viên chức, người lao động, người nghỉ hưu và các đối tượng chính sách.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Quang Huân phát biểu ý kiến. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Quốc hội khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền để cải cách toàn diện tiền lương, lương hưu, trợ cấp theo chủ trương của Đảng; trước mắt cần triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả Kết luận số 83 của Bộ Chính trị đảm bảo thống nhất, công bằng, công khai, minh bạch, tăng thu nhập cho người hưởng lương và trợ cấp.

Các đại biểu cũng tham gia ý kiến về nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ Quỹ bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện bảo đảm các văn bản hướng dẫn công tác phổ biến, tuyên truyền để chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Các đại biểu đề nghị hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập, chế độ nâng lương, chế độ tiền lương gắn với tinh giản bộ máy, biên chế, vị trí việc làm; đồng thời đề nghị cùng với việc tăng lương thu nhập cần có biện pháp hiệu quả kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu đang có xu hướng tăng lên để đảm bảo ý nghĩa của việc tăng lương, tăng thu nhập.

Đối với Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14: Các ý kiến đại biểu cơ bản đồng tình với phương án gia hạn trả nợ đối với các khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines (VNA).

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực này kết hợp với các giải pháp khác, đặc biệt là giải pháp tự thân của VNA để nhanh chóng cải thiện tình hình tài chính cho VNA; khẩn trương hoàn thiện Đề án tổng thể tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh việc cơ cấu lại toàn diện VNA, dự báo rủi ro tiềm ẩn kịch bản đối phó, đảm bảo khả năng trả nợ dòng tiền và bảo đảm hoạt động liên tục bình thường của VNA.

Kết thúc thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ Năm, ngày 27/6, sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; thảo luận về dự án Luật Phòng không nhân dân; nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công, sau đó, Quốc hội thảo luận về nội dung này.

Chiều 27/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp; thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ./.





Nguồn: https://baolangson.vn/ky-hop-thu-7-quoc-hoi-khoa-xv-noi-dung-chinh-ngay-lam-viec-thu-25-5012935.html

Cùng chủ đề

Việt Nam, Hàn Quốc cần cơ cấu lại chiến lược tăng trưởng dựa trên lĩnh vực mới – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo chuyên gia Hàn Quốc, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ngoài hợp tác kinh tế, hai nước sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác và văn hóa là một trong số đó. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và đầu tư giữa Tập đoàn CNCtech - Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) Chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 của Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Hàng Việt Nam trên hành trình tiến tới xanh hóa thương hiệu – Báo Lạng Sơn điện tử

Ngành bán lẻ được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng cũng vô cùng cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp Việt, hàng Việt không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm trên “đường đua” xanh hóa thương hiệu. Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam đang có quy mô thị trường bán 142 tỷ USD và dự báo có thể tăng 350 tỷ USD vào năm 2025. Ngành bán lẻ được kỳ vọng sẽ là ngành có...

Kỳ họp có có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất – Báo Lạng Sơn điện tử

Ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng 29/6, Tổng thư ký Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp. Thông tin tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn khẳng định sau 27,5 ngày làm việc với tinh thần đoàn kết, dân chủ, chủ động, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã...

CPI quý II và 6 tháng đầu năm tăng hơn 4% do học phí, giá dịch vụ y tế tăng – Báo Lạng Sơn...

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II/2024 tăng 4,39%, 6 tháng đầu năm tăng 4,08% chủ yếu là do chỉ số giá nhóm giáo dục, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng. Tính bình quân 6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản chỉ tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023. Phân tích các yếu tố làm tăng CPI quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Tổng cục...

Thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV với tỷ lệ tán thành cao – Báo Lạng Sơn điện tử

Với 100% đại biểu biểu quyết tán thành, sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; trong đó đồng ý kéo dài giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2024. Cuối phiên họp sáng nay, 29/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (trong đó có nội dung về việc giảm thuế giá trị gia tăng)...

Cùng tác giả

Ngành tổ chức xây dựng Đảng cần xác định chuẩn bị đại hội đảng các cấp là nhiệm vụ trọng tâm

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ban Tổ chức Trung ương; thường trực tỉnh ủy, thành ủy và lãnh đạo, chuyên viên ban tổ chức các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam...

Việt Nam, Hàn Quốc cần cơ cấu lại chiến lược tăng trưởng dựa trên lĩnh vực mới – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo chuyên gia Hàn Quốc, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ngoài hợp tác kinh tế, hai nước sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác và văn hóa là một trong số đó. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và đầu tư giữa Tập đoàn CNCtech - Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) Chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 của Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Hàng Việt Nam trên hành trình tiến tới xanh hóa thương hiệu – Báo Lạng Sơn điện tử

Ngành bán lẻ được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng cũng vô cùng cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp Việt, hàng Việt không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm trên “đường đua” xanh hóa thương hiệu. Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam đang có quy mô thị trường bán 142 tỷ USD và dự báo có thể tăng 350 tỷ USD vào năm 2025. Ngành bán lẻ được kỳ vọng sẽ là ngành có...

Kỳ họp có có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất – Báo Lạng Sơn điện tử

Ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng 29/6, Tổng thư ký Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp. Thông tin tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn khẳng định sau 27,5 ngày làm việc với tinh thần đoàn kết, dân chủ, chủ động, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã...

CPI quý II và 6 tháng đầu năm tăng hơn 4% do học phí, giá dịch vụ y tế tăng – Báo Lạng Sơn...

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II/2024 tăng 4,39%, 6 tháng đầu năm tăng 4,08% chủ yếu là do chỉ số giá nhóm giáo dục, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng. Tính bình quân 6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản chỉ tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023. Phân tích các yếu tố làm tăng CPI quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Tổng cục...

Cùng chuyên mục

Ngành tổ chức xây dựng Đảng cần xác định chuẩn bị đại hội đảng các cấp là nhiệm vụ trọng tâm

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ban Tổ chức Trung ương; thường trực tỉnh ủy, thành ủy và lãnh đạo, chuyên viên ban tổ chức các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam...

Kỳ họp có có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất – Báo Lạng Sơn điện tử

Ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng 29/6, Tổng thư ký Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp. Thông tin tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn khẳng định sau 27,5 ngày làm việc với tinh thần đoàn kết, dân chủ, chủ động, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã...

Thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV với tỷ lệ tán thành cao – Báo Lạng Sơn điện tử

Với 100% đại biểu biểu quyết tán thành, sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; trong đó đồng ý kéo dài giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2024. Cuối phiên họp sáng nay, 29/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (trong đó có nội dung về việc giảm thuế giá trị gia tăng)...

Bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn – Báo Lạng...

Sáng 29-6, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp thứ bảy. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc kỳ họp. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: "Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, Kính thưa...

Tuyển chọn tài liệu lưu trữ về cố Thủ tướng Phan Văn Khải – Báo Lạng Sơn điện tử

Nhằm làm rõ những quyết sách chiến lược và đóng góp của đồng chí Phan Văn Khải vào thành tựu chung của đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản cuốn sách “Thủ tướng Phan Văn Khải và những quyết sách chiến lược” (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ). Đồng chí Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước...

Quốc hội đồng ý các luật về bất động sản cóa hiệu lực trước 5 tháng – Báo Lạng Sơn điện tử

Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và hai điều (200 và 210) của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội. Sáng 29/6, tại Kỳ họp thứ 7, với 404/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Quốc hội giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù – Báo Lạng Sơn điện...

Quốc hội giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đối với các nội dung đã thực hiện có hiệu quả. Sáng 29/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách...

Bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 29/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Tham dự phiên bế mạc có các đồng chí: Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn...

Chuyến thăm của Thủ tướng hướng tới mở ra trang mới cho quan hệ Việt-Hàn – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Đại sứ Vũ Hồ, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính bao hàm nhiều ý nghĩa trọng đại, mở ra trang mới cho quan hệ Việt-Hàn vốn đã khởi động từ hơn 30 năm qua và đang trên đà khởi sắc. Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Hàn Quốc sắp tới là chuyến thăm cấp cao đầu tiên sau khi hai nước nhất trí nâng cấp mối quan hệ thành Đối...

Kỳ họp 7 Quốc hội khoá XV: Đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Địa chất và khoáng...

- Chiều 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 1 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010). Phát biểu tại hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất