Powered by Techcity

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao – Báo Lạng Sơn


Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Các tòa chung cư cao tầng chạy dọc đại lộ Võ Nguyên Giáp, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Các tòa chung cư cao tầng chạy dọc đại lộ Võ Nguyên Giáp, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Trung Quốc đại lục, Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Tuy nhiên, theo chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới (WB) và ngân hàng HSBC, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trong báo cáo mới nhất với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao,” Ngân hàng Thế giới đã khẳng định tiềm năng trở thành quốc gia thu nhập cao của Việt Nam.

Báo cáo của WB thừa nhận thành công đáng kể của mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện tại, nhưng cho rằng mô hình này, dựa chủ yếu vào sản xuất hàng hóa thâm dụng lao động giá rẻ, là chưa đủ để đưa Việt Nam lên nhóm nước thu nhập cao.

Theo WB, trong 40 năm qua, hội nhập toàn cầu là động lực chính giúp Việt Nam phát triển thành công, tạo nên một trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài và nhanh nhất trong lịch sử hiện đại.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất, với khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và việc làm phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào xuất khẩu.

Với nền tảng thành công sẵn có, Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045. Điều này đòi hỏi phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Thành công của mục tiêu này phụ thuộc vào việc nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo.

Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết: “Để duy trì tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam cần chuyển đổi từ tham gia vào khâu lắp ráp cuối cùng thâm dụng lao động và có giá trị gia tăng thấp sang phát triển sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn.”

Bà nói thêm rằng trong bối cảnh thương mại toàn cầu thay đổi và bất ổn gia tăng, việc đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mại và đầu tư là rất cần thiết để xây dựng khả năng phục hồi và đảm bảo thành công lâu dài.

Báo cáo của WB cũng chỉ ra một số thách thức chính mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là nền kinh tế kép với sự liên kết yếu giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước; sự thiếu hụt lao động có kỹ năng cao; hạ tầng năng lượng và giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng; và mô hình sản xuất thâm dụng carbon, dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, Ngân hàng Thế giới đề xuất một chiến lược tổng thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng suất, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Các giải pháp chính sách trọng tâm bao gồm: đẩy mạnh hội nhập thương mại chiều sâu; tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy các hoạt động sử dụng công nghệ cao và kỹ năng chuyên sâu và khu vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao, bao gồm cả lĩnh vực dịch vụ; và chuyển đổi sang mô hình sản xuất carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để duy trì sức hấp dẫn đầu tư

Trong bài viết mới đây nhất, ông Joon Suk Park, Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp tại HSBC Việt Nam, đã phân tích về sự dịch chuyển của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh các tập đoàn lớn từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Đài Loan gia tăng đầu tư.

Theo ông Park, những doanh nghiệp này không chỉ tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp, mà còn khai thác tiềm năng của thị trường nội địa của Việt Nam với dân số 100 triệu người, tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, cùng lực lượng lao động chiếm tới 70% dân số.

Vận chuyển container hàng xuất nhập khẩu tại Cảng quốc tế Gemalink, thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Vận chuyển container hàng xuất nhập khẩu tại Cảng quốc tế Gemalink, thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Điển hình, Mixue đã mở hơn 1.000 cửa hàng tại Việt Nam, trong khi các tập đoàn công nghệ như Luxshare, Foxconn, Pegatron tiếp tục mở rộng đầu tư vào hệ sinh thái sản xuất. Bên cạnh đó, Hualian Ceramic lên kế hoạch xây dựng thung lũng gốm sứ, Sailun Group mở rộng sản xuất lốp xe và Lotus Pharmaceuticals đẩy mạnh đầu tư vào ngành dược phẩm.

Bài viết chỉ ra ba yếu tố chính thu hút dòng vốn từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Đài Loan vào Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cơ cấu, đặc biệt trong phân khúc hạ nguồn của chuỗi cung ứng Trung Quốc – quốc gia hiện là nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch hàng năm đạt 3.500 tỷ USD.

Thứ hai, Việt Nam có sức hút mạnh mẽ từ thị trường nội địa nhờ sự phát triển của tầng lớp trung lưu và nhu cầu tiêu dùng gia tăng, được minh chứng qua việc nhà sản xuất xe điện BYD từ Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam.

Thứ ba, lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất, giá điện và chi phí logistics thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN, cùng với việc Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, đã tạo nên môi trường đầu tư cởi mở và thuận lợi.

Tuy nhiên, ông Joon Suk Park cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức để duy trì sức hấp dẫn. Trước hết, tình trạng thiếu hụt nhân lực kỹ thuật cao là một trở ngại lớn, đặc biệt trong việc thu hút các dự án công nghệ cao như sản xuất bán dẫn và mạch tích hợp.

Hơn nữa, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ, chi phí logistics cao có thể làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines – những quốc gia cũng đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút dòng vốn FDI.

Chuyên gia của HSBC cho rằng để duy trì và gia tăng lợi thế cạnh tranh, Việt Nam cần tập trung vào ba định hướng phát triển chính.

Thứ nhất, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng nội địa bằng cách tiến sâu hơn vào các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Thứ hai, đẩy mạnh số hóa nền kinh tế, đơn giản hóa quy trình thương mại và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo để tăng tính bền vững.

Thứ ba, hoàn thiện khung pháp lý và cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động lâu dài./.





Nguồn: https://baolangson.vn/kinh-te-viet-nam-qua-goc-nhin-quoc-te-con-duong-dan-den-tuong-lai-thu-nhap-cao-5030203.html

Cùng chủ đề

Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban. Ngày 29/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV – Báo Lạng Sơn

Ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Thứ Sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi...

Từ 0h ngày 29/11, bắt đầu 60 giờ mua sắm trực tuyến với chuỗi hoạt động hấp dẫn – Báo Lạng Sơn

Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29/11 gồm chuỗi hoạt động hấp dẫn: Sự kiện trực tuyến 60h mua sắm; Lễ hội Big Off trải nghiệm thương mại điện tử tại phố đi bộ Hồ Gươm và Cung thiếu nhi Hà Nội. Tối 29/11 tại Cung Thiếu Nhi, 36 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng...

Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọng – Báo Lạng Sơn

Trong ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Dữ liệu, Luật Điện lực... và thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Ngày 30/11, ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết, Luật quan trọng và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể, tại...

Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng – Báo Lạng Sơn

Theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng. Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho hoạt...

Cùng tác giả

Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban. Ngày 29/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV – Báo Lạng Sơn

Ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Thứ Sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi...

Từ 0h ngày 29/11, bắt đầu 60 giờ mua sắm trực tuyến với chuỗi hoạt động hấp dẫn – Báo Lạng Sơn

Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29/11 gồm chuỗi hoạt động hấp dẫn: Sự kiện trực tuyến 60h mua sắm; Lễ hội Big Off trải nghiệm thương mại điện tử tại phố đi bộ Hồ Gươm và Cung thiếu nhi Hà Nội. Tối 29/11 tại Cung Thiếu Nhi, 36 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng...

Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọng – Báo Lạng Sơn

Trong ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Dữ liệu, Luật Điện lực... và thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Ngày 30/11, ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết, Luật quan trọng và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể, tại...

Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng – Báo Lạng Sơn

Theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng. Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho hoạt...

Cùng chuyên mục

Từ 0h ngày 29/11, bắt đầu 60 giờ mua sắm trực tuyến với chuỗi hoạt động hấp dẫn – Báo Lạng Sơn

Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29/11 gồm chuỗi hoạt động hấp dẫn: Sự kiện trực tuyến 60h mua sắm; Lễ hội Big Off trải nghiệm thương mại điện tử tại phố đi bộ Hồ Gươm và Cung thiếu nhi Hà Nội. Tối 29/11 tại Cung Thiếu Nhi, 36 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng...

Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng – Báo Lạng Sơn

Theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng. Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho hoạt...

Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Năm 2024, ngành logistics Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, nhờ tăng trưởng xuất khẩu và các yếu tố hỗ trợ từ chính phủ cũng như sự cải thiện về chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiều 29/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành logistics năm 2024. Lễ công bố và tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu sẽ diễn ra vào tháng...

Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng này đã xử phạt khoảng 13.000 vụ/50.000 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà...

Hiệu quả từ mô hình “Hỗ trợ thực nghiệm chế phẩm hữu cơ trên cây quýt” – Báo Lạng Sơn

- Để nâng cao chất lượng, sản lượng quýt vàng, đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Sơn đã triển khai mô hình “Hỗ trợ thực nghiệm chế phẩm hữu cơ trên cây quýt” tại thôn Lân Hát, xã Bắc Quỳnh. Sau 11 tháng triển khai, đến nay, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mấy năm gần đây, vườn quýt của gia đình anh Dương Hữu Chương ở xã Bắc Quỳnh thường...

Cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ – Báo Lạng Sơn

Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, các chuyên gia nhận định, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm thủy sản sẽ có những cơ hội và thách thức mới. Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Do đó, những biến động kinh...

Chế biến sâu nông, lâm sản: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng – Báo Lạng Sơn

- Để nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm sản, thời gian qua, các cấp, ngành liên quan đã quan tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến sâu. Tuy nhiên, thực tế số lượng cơ sở, doanh nghiệp (DN) chế biến sâu trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập...

vietcombank Lạng Sơn: Điểm sáng thực hiện an sinh xã hội – Báo Lạng Sơn

- Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Lạng Sơn (Vietcombank Lạng Sơn) không những làm tốt việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng trên địa bàn tỉnh mà còn là đơn vị tích cực trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội do tỉnh phát động. Ông Hoàng Đình Hưng, Phó Giám đốc Vietcombank Lạng Sơn chia sẻ: Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính của ngân...

Nhu cầu bất động sản phục vụ thương mại điện tử, logistics tăng cao – Báo Lạng Sơn

Với sự tăng trưởng đáng kể của thương mại điện tử ở Việt Nam, việc cung cấp các địa điểm phù hợp cho các trung tâm phân phối, trung chuyển cũng là điều cần thiết. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, ngành logistics tại Việt Nam thời gian qua đã thúc đẩy nhu cầu về bất động sản công nghiệp, nhất là các cơ sở nhà kho, trung tâm lưu chuyển, trung tâm logistics tại...

Bước tiến quan trọng của Việt Nam trong cải cách quản lý tài chính công – Báo Lạng Sơn

Kết quả Báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) cho thấy công tác cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam có bước tiến tốt, khá toàn diện trên nhiều mặt. Ngày 28/11, nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) là khung đo lường hiệu quả hoạt động để đánh giá điểm mạnh, điểm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất