Powered by Techcity

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn


Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác.

Các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia của TH đã từng được giành được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia của TH đã từng được giành được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU.

Mặc dù có những lợi thế lớn nhưng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ các chính sách Xanh của EU đưa ra những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, dự báo xu hướng này của EU cũng sẽ được các nước phát triển, các thị trường lớn của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu chú trọng, tăng cường siết chặt, tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn xanh mới đối với hàng hóa trong thương mại quốc tế. Một trong số những chính sách đó là Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP).

Kế hoạch này dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước đối với EU, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và các chuỗi cung ứng.

Đây cũng là nội dung chính của “Tọa đàm: Kế hoạch của EU về kinh tế tuần hoàn (CEAP) và hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam,” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 27/11, tại Hà Nội.

CEAP sẽ tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính

EU hiện đang là một trong các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn dưới tác động tích cực, lan tỏa của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương), nếu như trước khi ký hiệp định EVFTA, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt khoảng gần 49 tỷ USD thì sau 4 năm hiệp định có hiệu lực, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa hai bên đã lên gần 64 tỷ USD, một sự tăng trưởng rất lớn.

Về các mặt hàng xuất khẩu, nhờ các lợi thế về thuế quan của EVFTA, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng tốt, bao gồm các mặt hàng chủ lực như: công nghiệp, máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, các nhóm hàng về hóa chất và đặc biệt những nhóm hàng về nông sản, thủy sản…

Ở chiều ngược lại, thông qua EVFTA, Việt Nam đã đẩy mạnh nhập khẩu chủ yếu những nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, ví dụ như hóa chất, thức ăn chăn nuôi, phụ liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất trong lĩnh vực dệt may hoặc da giày…

Đại diện Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ cũng khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng những lợi thế của EVFTA, điều đó thể hiện qua kim ngạch tận dụng C/O mẫu EUR.1 đạt 35% trong năm 2023, tương đương khoảng 15 tỷ USD và có sự tăng trưởng khoảng 26% so với năm 2022.

Tọa đàm Kế hoạch của EU về kinh tế tuần hoàn (CEAP) và hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Tọa đàm Kế hoạch của EU về kinh tế tuần hoàn (CEAP) và hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Liên quan tới Kế hoạch nền kinh tế tuần hoàn là một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu, đại diện Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ cho biết đây là một chiến lược của EU để giúp khối này giảm phát thải ròng bằng 0 sớm nhất có thể vào năm 2050 và để thực hiện được chiến lược và mục tiêu này thì EU sẽ đưa ra hàng loạt các quy định, trong đó có CEAP với những quy định chi tiết cụ thể đối với từng nhóm hàng, từng lĩnh vực.

Làm rõ hơn, theo đại diện Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm: thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin và nhóm về bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác.

Nếu những sản phẩm không đáp ứng được những cái tiêu chuẩn của EU như liên quan đến hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số chẳng hạn, có khả năng không thể thâm nhập được vào thị trường EU.

Để đáp ứng được những quy định đó thì các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư sản xuất, phải thay đổi quy trình sản xuất, quy trình quản lý; chi phí đầu tư tăng cũng có thể khiến chi phí, giá thành sản phẩm của chúng ta sẽ tăng, sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh.

Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn như thế thì có thể sẽ tiếp cận được những đối tượng khách hàng mới. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí đầu tư sản xuất để thay đổi, để đáp ứng được những tiêu chuẩn châu Âu ban đầu có thể cao, nhưng khi mà các doanh nghiệp đã có được chiến lược đầu tư bài bản, họ sẽ thu được những hiệu suất kinh doanh sản xuất tốt hơn thì cũng sẽ giảm được chi phí về lâu dài.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên cho hay 4 năm thực hiện EVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp tăng gấp đôi sang EU.

Tuy nhiên, ngành dệt may phải đối mặt với vấn đề về xuất xứ. Nếu như không đạt được yêu cầu này, sản phẩm sẽ không thể xuất vào EU theo EVFTA và hưởng lợi về thuế quan được.

“Trong thời gian qua các nguồn nguyên liệu nhập khẩu hầu hết từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước khác không thuộc EVFTA. Đây chính là một thách thức rất lớn, song để đánh giá đối với ngành dệt may cũng đã tăng trưởng đáng kể, đóng góp chung cho kim ngạch xuất khẩu của toàn quốc,” ông Nguyễn Xuân Dương nói.

Cơ hội để doanh nghiệp “tự soi” và định hướng cho sự phát triển

Liên quan đến tăng trưởng xanh, theo Tiến sỹ Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), doanh nghiệp nào làm được tốt những quy trình hoặc giải pháp kinh tế tuần hoàn sẽ đạt được hiệu quả trong sản xuất-kinh doanh tốt hơn những doanh nghiệp khác, bởi tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, kéo dài được vòng đời sản phẩm…

Hoạt động giao thương, kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hoạt động giao thương, kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chuyên gia này cũng chỉ ra những tồn tại nhất là cần nguồn lực về tài chính mạnh mới có thể đầu tư và chuyển đổi công nghệ và sản xuất, trong đó những hạn chế này lại thuộc về đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mặc dù vậy, những yêu cầu về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế không thể đảo ngược, buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ để tham gia chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường khó tính.

Tại tọa đàm, đại diện Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ khuyến nghị các doanh nghiệp cần tự trang bị cho mình thông tin thị trường đầy đủ, đúng. Đơn cử, ngoài CEAP thì EU cũng ban hành một loạt các quy định khác, trong đó có Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (gọi tắt là CBAM)…, song CBAM hiện giờ chỉ áp dụng đến một số lĩnh vực phát thải lớn trong lĩnh vực công nghiệp như xi măng, sắt, thép… nhưng sau này có thể mở rộng ra những lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược cụ thể, chi tiết, bởi bản thân doanh nghiệp mới hiểu được họ có những năng lực sản xuất như thế nào? những nhóm sản phẩm gì, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường bây giờ hay không? từ đó mới vạch ra được chiến lược cụ thể.

“Hiện giờ có rất nhiều cơ quan, tổ chức, ngay cả quốc tế hay trong nước, những tổ chức cung cấp những hỗ trợ các doanh nghiệp đạt những chứng chứng chỉ bảo vệ về môi trường, họ cũng sẵn sàng hỗ trợ, hoặc những tổ chức quốc tế như Phái đoàn Liên minh châu Âu hay EuroCham cũng thường xuyên phối hợp với Bộ Công Thương để hỗ trợ các doanh nghiệp vạch ra được chiến lược cụ thể của mình để thâm nhập vào được thị trường châu Âu,” đại diện Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ cho hay.

Trước yêu cầu của thị trường xuất khẩu, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên đề xuất cơ quan chức năng giải quyết bài toán nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm đáp ứng về quy tắc xuất xứ phục vụ xuất khẩu, đồng thời đầu tư các khu công nghiệp lớn để thu hút nhà đầu tư sản xuất, tận dụng ưu đãi của EVFTA và đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thị trường, cũng như hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Doanh nghiệp trao đổi thông tin để nắm bắt cơ hội thị trường. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Doanh nghiệp trao đổi thông tin để nắm bắt cơ hội thị trường. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Theo các chuyên gia, việc sớm triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ và việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thích ứng với Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU không chỉ giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, sau đó mở rộng sang các thị trường lớn, trọng điểm khác.

Vì vậy, các cơ quan quản lý cần phải hành động càng sớm càng tốt, có những hướng dẫn thống nhất và đánh giá phù hợp, có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không đánh mất lợi thế từ Hiệp định EVFTA và bị loại khỏi chuỗi giá trị toàn cầu.

Về phần mình, các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi tư duy, chủ động chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn, bền vững. Thích ứng tốt với Chiến lược Thỏa thuận Xanh châu Âu nói chung và Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP) giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những lợi ích mà EVFTA mang lại./.





Nguồn: https://baolangson.vn/kinh-te-tuan-hoan-co-hoi-de-doanh-nghiep-dinh-huong-phat-trien-cho-tuong-lai-5029936.html

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 23 (kỳ chuyên đề) HĐND huyện Hữu Lũng: Xem xét, quyết nghị 5 nội dung thuộc thẩm quyền – Báo Lạng...

-  Sáng 27/11, HĐND huyện Hữu Lũng tổ chức kỳ hợp thứ 23 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe đại diện cơ quan chuyên môn của UBND huyện trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện về các nội dung: điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của HĐND huyện về thông qua...

Hàng nghìn dự án bất động sản “đắp chiếu”: Cần Nghị quyết Quốc hội để tháo gỡ – Báo Lạng Sơn

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội để xử lý, khơi thông các dự án đang bị "đắp chiếu, sẽ mở ra cơ hội về nhà ở cho hàng triệu người dân. Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải,...

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Báo Lạng...

- Sáng 27/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh tổ chức cuộc họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Đồng chí Hoàng Thị Kim Vân, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí: Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phùng Quang Hội, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban...

VPI dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày 28/11 – Báo Lạng Sơn

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày mai, 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7%. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày mai 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích...

Bế giảng lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng – Báo Lạng Sơn

-  Tối 26/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế giảng lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng.  Lớp truyền dạy được tổ chức nhằm hoàn thành tiêu chí số 16 về văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; tiêu chí số 6 về văn hóa thuộc...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 23 (kỳ chuyên đề) HĐND huyện Hữu Lũng: Xem xét, quyết nghị 5 nội dung thuộc thẩm quyền – Báo Lạng...

-  Sáng 27/11, HĐND huyện Hữu Lũng tổ chức kỳ hợp thứ 23 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe đại diện cơ quan chuyên môn của UBND huyện trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện về các nội dung: điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của HĐND huyện về thông qua...

Hàng nghìn dự án bất động sản “đắp chiếu”: Cần Nghị quyết Quốc hội để tháo gỡ – Báo Lạng Sơn

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội để xử lý, khơi thông các dự án đang bị "đắp chiếu, sẽ mở ra cơ hội về nhà ở cho hàng triệu người dân. Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải,...

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Báo Lạng...

- Sáng 27/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh tổ chức cuộc họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Đồng chí Hoàng Thị Kim Vân, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí: Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phùng Quang Hội, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban...

VPI dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày 28/11 – Báo Lạng Sơn

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày mai, 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7%. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày mai 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích...

Bế giảng lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng – Báo Lạng Sơn

-  Tối 26/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế giảng lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng.  Lớp truyền dạy được tổ chức nhằm hoàn thành tiêu chí số 16 về văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; tiêu chí số 6 về văn hóa thuộc...

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn dự án bất động sản “đắp chiếu”: Cần Nghị quyết Quốc hội để tháo gỡ – Báo Lạng Sơn

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội để xử lý, khơi thông các dự án đang bị "đắp chiếu, sẽ mở ra cơ hội về nhà ở cho hàng triệu người dân. Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải,...

VPI dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày 28/11 – Báo Lạng Sơn

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày mai, 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7%. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày mai 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích...

Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết cần có những hành động quyết liệt và kịp thời để phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn và tận dụng những cơ hội to lớn trước mắt. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu...

Cùng suy ngẫm: Phát triển bền vững doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Báo Lạng Sơn

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong đó, hai doanh nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD, 11 doanh nghiệp hơn 100 triệu USD và một số doanh nghiệp đang ở ngưỡng cận "kỳ lân". Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng...

Luật điện lực sửa đổi: Tạo không gian phát triển mới cho điện hạt nhân – Báo Lạng Sơn

Theo chuyên gia, các dự án điện hạt nhân không chỉ mang lại cơ hội việc làm chất lượng cao mà còn giúp Việt Nam có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật Dự thảo luật điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15. Tại Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) lần này đã đề cập...

Đề xuất cách tiếp cận công bằng, khả thi trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường – Báo...

Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì. Tại...

Trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ – Báo Lạng Sơn

-  Từ ngày 24 - 27/11, đoàn công tác của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đến trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số xã của 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, đại diện một số sở, ngành, tổ chức hội, các huyện, thành phố... Trong chương trình, đoàn công tác đã...

Chủ động các điều kiện cho sản xuất vụ đông – Báo Lạng Sơn

- Vụ đông là vụ sản xuất với các loại cây trồng phong phú, đa dạng về chủng loại, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Do vậy, ngành chức năng, người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất cây trồng vụ đông. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 4.600 ha cây trồng các loại. Trong đó, cơ...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Đình Lập – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) tại huyện Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, đến nay, huyện Đình Lập có 9/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 16,8 tiêu chí, dự kiến hết năm 2024, bình...

Khởi công dự án mới tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Khang Việt Hà dấn thân vào lĩnh vực logicstics – Báo Lạng Sơn

- Sáng ngày 26/11, nghi lễ khởi công Dự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển hàng hóa và các dịch vụ logistics do Công ty Cổ phần Khang Việt Hà làm chủ đầu tư đã diễn ra trang trọng tại khu Kéo Kham, Cửa khẩu Hữu Nghị, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đây là dự án đầu tiên của Công ty Cổ phần Khang Việt Hà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất