Powered by Techcity

Khám phá Di sản Phi vật thể Quốc gia Lễ Xên đông của người Thái Nghĩa Lộ


Cứ đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm là người Thái tổ chức Lễ hội Xên đông – cúng rừng để tưởng nhớ tiên tổ, đồng thời cầu mong các vị thần linh phù hộ cho bản làng bình an, ấm no, hạnh phúc.

Lễ Xên đông được bắt đầu bằng nghi thức cúng rừng, được tổ chức dưới gốc một cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. (Nguồn: Vietnam+)
Lễ Xên đông được bắt đầu bằng nghi thức cúng rừng, được tổ chức dưới gốc một cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. (Nguồn: Vietnam+)

Lễ Xên đông (trong tiếng Thái “xên” có nghĩa là cúng, “đông” có nghĩa là rừng, “xên đông” tức là cúng rừng) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng khá điển hình của đồng bào Thái ở khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 2319/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 về việc công bố Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đối với Lễ Xên đông (cúng rừng) của người Thái ở Nghĩa Lộ ở loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Theo Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Yên Bái, Lễ Xên đông (cúng rừng) có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của tộc người Thái. Trong tâm thức của mỗi người, ai cũng nhận biết được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống hằng ngày. Rừng chính là nơi bảo vệ cho bản mường luôn mát lành, đem lại cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt, cung cấp những nguồn nước sạch cho đồng bào, cung cấp cho con người những sản vật quý. Rừng đã góp phần nuôi sống con người và đến khi theo quy luật của tạo hóa, mỗi người qua đời, rừng lại đón về ấp ủ như người mẹ.

Với người Thái, giữ rừng đầu nguồn, rừng thiêng đã thành lệ của bản mường. Từ đời này sang đời khác, người Thái truyền nhau câu ca “Tai pá phăng, nhăng pá liệng” có nghĩa là “Sống rừng nuôi, chết rừng chôn.” Vì vậy, việc bảo vệ rừng, đặc biệt là những khu rừng đầu nguồn là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, đến nay việc bảo vệ rừng đã trở thành lệ của bản mường.

Người Thái nơi đây, từ thế hệ cha ông đến nay vẫn luôn nhắc nhau: “Giữ rừng cho muôn đời phát triển, để cho muôn mó nước tuôn trào,” đồng bào quan niệm ai nhớ được câu ấy thì mới thành người.

Lễ cúng được chuẩn bị chu đáo. (Nguồn: Vietnam+)
Lễ cúng được chuẩn bị chu đáo. (Nguồn: Vietnam+)

Theo các bậc cao niên, ngày xưa, ở vùng đất Mường Lò còn hoang vu, núi rừng rậm rạp. Đời sống người dân cực khổ, làm quanh năm, ngày tháng mà vẫn không đủ ăn, họ chỉ biết trồng lúa ở ven bờ suối nhưng toàn bị con sâu, con bọ ăn hết cây lúa, hạn hán mất mùa quanh năm. Lên rừng thì không thể kiếm sống bởi đồng bào quan niệm rừng chỉ có cây cối rậm rạp, là nơi ẩn nấp của các loài thú dữ.

Bỗng dưng một ngày, xuất hiện đôi vợ chồng từ Tây Tạng xuống khai thác tại các chân rừng để làm thành ruộng, thành nương. Lúc bấy giờ, nhiều người dân cũng lên làm ăn, sinh sống cùng họ. Sau một vài năm, cuộc sống của người dân khấm khá hơn trước, không bị đói, bị rét như xưa. Họ đã có nhà để trú mưa, ruộng nương ngày càng tươi tốt.

Sau khi đôi vợ chồng chết đi, đúng vào năm đó, ruộng nương dân làng bỗng nhiên bị sâu bọ ăn hết, cả làng đều mất mùa. Người dân quan niệm, người khai phá ra những mảnh ruộng, mảnh nương chết đi thì ruộng nương cũng chết theo.

Để cảm tạ công ơn người đã khai phá ra những mảnh ruộng, nương, nhân dân đã mang lễ vật, những của cải làm ra để đem cúng lễ cho đôi vợ chồng và dâng những lễ vật đó lên các thần thánh để cầu mong các thần phù hộ. Từ năm đó, ruộng nương bỗng trở lại tươi tốt, đời sống người dân no đủ. Trong tâm thức của người dân lúc này đã hiện lên các vị thần linh cứu giúp nhân dân.

Cũng từ đây, cứ vào ngày giỗ của đôi vợ chồng, họ lại tổ chức lễ cúng tại khu rừng thiêng để cảm tạ công ơn của đôi vợ chồng, cảm tạ thần rừng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Tục này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay đã trở thành lệ của bản mường. Cứ đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm là người Thái tổ chức Lễ hội Xên đông – cúng rừng để tưởng nhớ tiên tổ, đồng thời cầu mong các vị thần linh phù hộ cho bản làng bình an, ấm no, hạnh phúc.

Lễ Xên đông được bắt đầu bằng nghi thức cúng rừng, được tổ chức dưới gốc một cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Người dân thường mổ trâu làm ba mâm lễ cúng tế thần linh. Ba thầy mo phụ trách ba mâm cúng tế sẽ mời người đại diện cho nhân dân trong xã uống chén rượu đoàn kết.

Buổi cúng Lễ Xên đông giống như một cuộc trao đổi, chuyện trò giữa các thầy mo và các vị thần rừng. (Nguồn: Vietnam+)
Buổi cúng Lễ Xên đông giống như một cuộc trao đổi, chuyện trò giữa các thầy mo và các vị thần rừng. (Nguồn: Vietnam+)

Buổi cúng Lễ Xên đông giống như một cuộc trao đổi, chuyện trò giữa ba thầy mo và các vị thần rừng để các vị thần chứng giám lòng thành kính của người dân, ban cho một năm mới mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc.

Khi phần lễ cúng rừng kết thúc, tất cả mọi người cùng nhau về bản Viềng Công làm lễ cúng thành lũy Viềng Công – nơi gắn với truyền thuyết kể về người anh hùng Cầm Hánh – một người Thái trong vùng đã cùng nhân dân đánh giặc cờ vàng phương Bắc bảo vệ bản mường từ thế kỷ 19.

Cuối cùng, thầy mo và các thành phần tham dự lễ cúng sẽ làm lễ cúng tổ tiên bản mường tại gia đình của người có chức vụ to nhất trong xã để báo cáo đã hoàn tất các thủ tục nghi lễ của bản mường và xin được phù hộ cho dân bản năm mới mọi điều tốt lành, mùa màng bội thu.

Phần lễ kết thúc là đến phần hội với các hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian như: múa xòe, hát khắp, nhảy sạp, biểu diễn nhạc cụ và các trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ hội Xên đông là một nghi lễ mang đậm dấu ấn tín ngưỡng văn minh nông nghiệp, tuy quy mô nhỏ, ngắn gọn nhưng có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện những nét đặc trưng trong đời sống người Thái.

Nghi lễ thể hiện quan niệm của cộng đồng về thế giới tâm linh, những đặc điểm tôn giáo-tín ngưỡng của tộc người cũng như các giá trị văn hóa văn nghệ, những phong tục tập quán của cộng đồng./.




Trong số các Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia mới được bổ sung, có các lễ hội truyền thống như Lễ hội giã cốm của người Tày, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang), Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), Lễ hội Đền Tiên La (xã Đức Giang, huyện Yên Dũng, Bắc Giang), Lễ hội Gầu tào của người Mông (các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Yên Bái).

Ở loại hình Nghề thủ công truyền thống, có Nghề làm nhang (tỉnh Tây Ninh), Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer (xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, Trà Vinh), Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi), Nghề dệt thổ cẩm của người Mường (các xã Kim Thượng, Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Phú Thọ), nghề ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).

Ở loại hình Tri thức dân gian, có Phở Hà Nội, Phở Nam Định, Mỳ Quảng (Quảng Nam), Tri thức may, mặc áo dài Huế (Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế), Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi).

Ở loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng, có Lễ Xên đông (Cúng rừng) của người Thái (thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái) và Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng (huyện Quỳnh Nhai, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La).

Ở loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, có Ru ún (hát ru) của người Mường (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa).





Nguồn: https://baolangson.vn/kham-pha-di-san-phi-vat-the-quoc-gia-le-xen-dong-cua-nguoi-thai-nghia-lo-5018965.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ tham gia quản lý hợp tác xã

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, thời gian qua, các cấp Hội LHPN tại nhiều địa phương đã tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ hợp tác xã...

Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ – Báo Lạng Sơn

  - Chiều 19/11, Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Hữu Lũng tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Như Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy,...

Thủ tướng gặp Lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị G20 – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 18/11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao...

Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Báo Lạng Sơn

Sáng 19/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng 19/11, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng tham dự có: Ủy viên Thường trực...

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu cho thấy trong 3 quý đầu năm nay, doanh số trung bình hằng...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 10 công viên quốc gia nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ

Năm ngoái, Công viên quốc gia Great Smoky Mountains đón 13 triệu lượt khách; trong khi hơn 3 triệu người đã chiêm ngưỡng cảnh quan sa mạc đá và thảm thực vật của Công viên quốc gia Joshua Tree. Hơn 300 triệu du khách đã khám phá các công viên quốc gia của Mỹ vào năm ngoái, từ Acadia ở Maine đến Zion ở Utah. Theo trang National Geographic, kể từ khi Cục Công viên Quốc gia Mỹ (NPS) bắt đầu...

Hang động Lascaux tại Pháp – nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

Với hơn 2.000 hình vẽ và chạm khắc được tạo ra cách đây 17.000 năm, chủ yếu là những hình ảnh bò rừng, hươu, ngựa..., hang động Lascaux tại Pháp là nơi lưu giữ những thông điệp của người tiền sử. Hang động Lascaux, thuộc tỉnh Dordogne, ở phía Tây Nam nước Pháp, là một trong những kho báu nghệ thuật tiền sử quan trọng nhất thế giới. Di sản văn hóa độc đáo này của nhân loại đã được UNESCO...

Phố cổ Chiang Mai tôn vinh truyền thống văn hóa từ các lễ hội ánh sáng

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong được tổ chức ở khắp các tỉnh, thành phố của Thái Lan, nhưng tỉnh Chiang Mai ở miền Bắc được xem là điểm đến mê hoặc nhất để chiêm ngưỡng sắc màu lung linh của ánh sáng. Loy Krathong là lễ hội hoa đăng có truyền thống từ ngàn xưa tại Vương quốc Chùa Vàng và là dịp lễ lớn thứ hai trong năm sau Tết cổ truyền Songkran của người Thái Lan. Được tổ...

Lạng Sơn có 1 gian hàng tham gia Liên hoan du lịch, ẩm thực – làng nghề Bắc Ninh năm 2024

- Từ ngày 14 - 18/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tham gia Liên hoan du lịch, ẩm thực - làng nghề Bắc Ninh năm 2024 tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.   Tham gia chương trình, tỉnh Lạng Sơn có 1 gian hàng giới thiệu, quảng bá du lịch, ẩm thực xứ Lạng với nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: vịt quay Hồng Xiêm, khau nhục, lạp...

Sức hấp dẫn từ vùng đất di sản Gochang

Thuộc tỉnh Jeollabuk-do (Hàn Quốc), không chỉ là vùng đất thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, Gochang chính là biểu tượng cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững với 7 di sản được UNESCO công nhận. Nếu có dịp đến Hàn Quốc khám phá và trải nghiệm cuộc sống đa dạng, nền văn hóa giàu bản sắc thì chắc chắn bạn khó có thể bỏ qua Gochang. Địa danh đặc biệt này nằm ở tỉnh Jeollabuk-do-cái...

Trên 15.000 lượt người tham gia Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm huyện Hữu Lũng

- Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm huyện Hữu Lũng năm 2024, trong 2 ngày (15 - 16/11) đã có trên 15.000 lượt người đến tham quan, trải nghiệm tại lễ hội. Đến với lễ hội, Nhân dân và du khách đã được tham gia những hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc như: thi quay lợn, thi chế biến, bài trí mâm cỗ đẹp; trải nghiệm chèo...

Khai mạc Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm huyện Hữu Lũng năm 2024

- Tối 15/11, tại sân khấu chính di tích danh thắng Đồng Lâm xã Hữu Liên, UBND huyện Hữu Lũng tổ chức khai mạc Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm huyện Hữu Lũng năm 2024.           Dự lễ khai mạc có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.    ...

Cao Lộc: Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

- Thực hiện đề án phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2030 và định hướng đến năm 2045, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Cao Lộc đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch. Qua đó, địa bàn ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.  Những năm gần đây, các điểm du lịch như Ga quốc tế Đồng Đăng, đền...

Khai mạc Hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm 2024

Tham gia hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm 2024 có 60 gian hàng được trưng bày các sản phẩm du lịch độc đáo, quà tặng, quà lưu niệm, sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm OCOP. Tối 14/11, tại Quảng Trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây Bắc mở rộng tổ chức khai mạc Hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất