Powered by Techcity

Khám phá bí mật đằng sau đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng


Du khách choáng ngợp trước quy mô đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Du khách choáng ngợp trước quy mô đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Đội quân đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, được phát hiện năm 1974 sau hơn 2.000 năm ngủ yên dưới lòng đất, là một phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ XX.

Tháng 3/1974, một nông dân ở thôn Tây Dương, huyện Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc trong khi làm ruộng đã phát hiện một vài tượng đất nung bị vỡ có kích thước như người thật và thông báo cho chính quyền địa phương. Ngay lập tức, công tác kiểm tra và khai quật hố tượng đất nung được triển khai.

Đến tháng 4/1979, Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng chính thức được khánh thành. Đây là bảo tàng di chỉ khảo cổ lớn nổi tiếng thế giới, trưng bày gần 8.000 tượng đất nung, hàng chục nghìn binh khí và các cổ vật khác được khai quật ở 3 hố khảo cổ.

Dù đã qua cao điểm du lịch hè, nhưng Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng vẫn tấp nập người và xe.
Dù đã qua cao điểm du lịch hè, nhưng Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng vẫn tấp nập người và xe.

Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan.
Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan.

Du khách nước ngoài chụp ảnh trước khu nhà trưng bày hố khảo cổ số 1.
Du khách nước ngoài chụp ảnh trước khu nhà trưng bày hố khảo cổ số 1.

Hố khảo cổ số 1, dài 230m, rộng 62m, sâu 4,5-6,5m, diện tích khoảng 14.260m2. Dựa theo mật độ bố trí các bức tượng và ngựa đất nung đã khai quật, các nhà khảo cổ dự đoán hố khảo cổ số 1 chôn khoảng 6.000 tượng binh lính và ngựa đất nung, ngoài ra còn rất nhiều các loại vũ khí bằng đồng khác. Hố khảo cổ số 1 được xem như là doanh trại của binh lính.

Du khách đi dọc theo 2 bên hành lang để tham quan khu nhà trưng bày hố khảo cổ số 1.
Du khách đi dọc theo 2 bên hành lang để tham quan khu nhà trưng bày hố khảo cổ số 1.

Phía trước của hố khảo cổ số 1 là nơi khai quật và trưng bày các tượng đất nung.
Phía trước của hố khảo cổ số 1 là nơi khai quật và trưng bày các tượng đất nung.

Các tượng đất nung rất sinh động bởi khuôn mặt, biểu cảm, tư thế, râu, tóc, quần áo của mỗi bức tượng đều không giống nhau.
Các tượng đất nung rất sinh động bởi khuôn mặt, biểu cảm, tư thế, râu, tóc, quần áo của mỗi bức tượng đều không giống nhau.

Hố khảo cổ số 1 chôn khoảng 6.000 tượng binh lính và ngựa đất nung.
Hố khảo cổ số 1 chôn khoảng 6.000 tượng binh lính và ngựa đất nung.

Hố khảo cổ số 2, dài 124m, rộng 98m, sâu 5m, diện tích khoảng 6.000m2, ước tính có khoảng 1.300 tượng binh lính và ngựa đất nung tại đây. Các cổ vật trong hố số 2 phong phú hơn, chủng loại tượng binh lính đất nung nhiều hơn so với hố số 1, được xem là nơi tập trung những tinh hoa nhất trong các hố khảo cổ, như hành lang nối các khu, chuồng ngựa, chiến xa….

Hố khảo cổ số 2 là nơi tập trung những tinh hoa nhất trong các hố khảo cổ của Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng.
Hố khảo cổ số 2 là nơi tập trung những tinh hoa nhất trong các hố khảo cổ của Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng.

Các đường đi, hàng lang nối các phòng đều có binh lính đứng canh gác.
Các đường đi, hàng lang nối các phòng đều có binh lính đứng canh gác.

Trang phục, áo giáp, khăn cuốn cổ của mỗi tượng đất nung đều không giống nhau.
Trang phục, áo giáp, khăn cuốn cổ của mỗi tượng đất nung đều không giống nhau.

Bốn con ngựa dùng để kéo chiến xa.
Bốn con ngựa dùng để kéo chiến xa.

Hố khảo cổ số 3 có quy mô nhỏ nhất, dài 28,8m, rộng 24,57m, sâu 5,2-5,4m, diện tích khoảng 520m2, chôn 72 tượng binh lính và ngựa đất nung. Các học giả cho rằng, đây đều là tượng các tướng lĩnh chỉ huy. Khu vực này có thể được xem là doanh trại chỉ huy của đội quân đất nung.

Công tác khai quật, nghiên cứu vẫn đang được triển khai tại các hố khảo cổ của Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng.
Công tác khai quật, nghiên cứu vẫn đang được triển khai tại các hố khảo cổ của Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện những tượng đất nung này khi được chôn đều là những tượng có màu sắc với hơn 10 loại màu khác nhau như đỏ tươi, xanh nhạt, đỏ gạch. Nhưng trải qua 2.000 năm bị chôn vùi dưới lòng đất, những lớp màu trên tượng đất nung này bắt đầu bị oxy hóa và biến đổi ngay sau 15 giây khi được khai quật và các lớp màu cũng nhanh chóng bong tróc, tan màu chỉ sau 4 phút, chỉ còn lại lớp bùn màu xám như hiện nay.

Năm 2023, các nhà khảo cổ công bố kết quả khai quật lần thứ 3 ở hố khảo cổ số 1, theo đó đã phát hiện thêm hơn 200 tượng, từng bước làm sáng tỏ quy tắc bố trí đội hình tượng binh lính và quy trình chế tác tượng. Năm 2024 là tròn 50 năm phát hiện tượng đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nửa thế kỷ qua, công tác khai quật, bảo tồn và nghiên cứu tượng đất nung vẫn đang được triển khai và thu được nhiều kết quả quan trọng, dần giải mã bí ẩn lịch sử của hơn 2.000 năm trước.

Du khách có thể đến Phòng trưng bày Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng để tham quan, tìm hiểu kỹ hơn về tượng đất nung.
Du khách có thể đến Phòng trưng bày Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng để tham quan, tìm hiểu kỹ hơn về tượng đất nung.

Tượng đất nung và chiến mã được trưng bày trong Phòng trưng bày.
Tượng đất nung và chiến mã được trưng bày trong Phòng trưng bày.

Tượng đất nung trong tư thế bắn cung hấp dẫn nhiều du khách.
Tượng đất nung trong tư thế bắn cung hấp dẫn nhiều du khách.

Theo các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc, đội quân đất nung là một phần quan trọng trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên đã có công thống nhất Trung Quốc, mở ra thời kỳ phong kiến tập quyền kéo dài hàng nghìn năm. Với quan niệm “việc chết như việc sống”, khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng với quy mô lớn có đầy đủ các công trình cung điện, đồ dùng trang trí như lúc nhà vua còn sống. Đặc biệt, đội quân đất nung là thể hiện hình ảnh những tướng lĩnh và binh sĩ canh gác ở kinh thành, bảo vệ an toàn cho nhà vua.

Bảo tàng tượng đất nung Tần Thủy Hoàng là kho báu về giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học thời Tần, được mệnh danh là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Năm 1987, UNESCO công nhận Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là di sản thế giới.

Việc phát hiện tượng đất nung đã biến vùng làng quê sơn dã này thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Tính đến nay, Bảo tàng lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã thu hút hơn 160 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trong đó năm 2023 đã thu hút hơn 11 triệu lượt du khách, mức kỷ lục kể từ khi bảo tàng mở cửa đến nay.





Nguồn: https://baolangson.vn/kham-pha-bi-mat-dang-sau-doi-quan-dat-nung-trong-lang-mo-tan-thuy-hoang-5021500.html

Cùng chủ đề

Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 27/12, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đăng cai tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Hoàng Thúy Duyên, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp có 7 đơn vị, gồm: Văn phòng Đoàn...

Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 27/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo, hoạt động của Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 và BCĐ công tác thông tin đối ngoại cấp tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.     Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh,...

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hữu Lũng tổ chức hội nghị kỳ chuyên đề thông qua các đề án về sắp xếp tổ...

- Chiều 27/12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hữu Lũng tổ chức hội nghị (kỳ chuyên đề) để lấy ý kiến vào Đề án hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy; Đề án thành lập, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn của UBND huyện; dự thảo báo cáo chính trị (lần 2) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ...

Ngành tổ chức xây dựng đảng cần chú trọng tham mưu, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức đại hội đảng...

- Sáng 27/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Giáp Thị Bắc, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Công Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban...

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12 (kỳ 5) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/12, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 12 (kỳ 5) để bàn, xem xét 7 nội dung do các đơn vị trình. Phiên họp này, các đại biểu dành nhiều thời gian xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị văn...

Cùng tác giả

Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 27/12, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đăng cai tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Hoàng Thúy Duyên, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp có 7 đơn vị, gồm: Văn phòng Đoàn...

Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 27/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo, hoạt động của Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 và BCĐ công tác thông tin đối ngoại cấp tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.     Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh,...

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hữu Lũng tổ chức hội nghị kỳ chuyên đề thông qua các đề án về sắp xếp tổ...

- Chiều 27/12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hữu Lũng tổ chức hội nghị (kỳ chuyên đề) để lấy ý kiến vào Đề án hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy; Đề án thành lập, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn của UBND huyện; dự thảo báo cáo chính trị (lần 2) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ...

Ngành tổ chức xây dựng đảng cần chú trọng tham mưu, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức đại hội đảng...

- Sáng 27/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Giáp Thị Bắc, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Công Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban...

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12 (kỳ 5) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/12, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 12 (kỳ 5) để bàn, xem xét 7 nội dung do các đơn vị trình. Phiên họp này, các đại biểu dành nhiều thời gian xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị văn...

Cùng chuyên mục

Khám phá ‘mê cung’ ẩm thực khiến bạn lạc lối tại Quảng Ninh dịp cuối tuần

4 ngày tại Sun Carnival Plaza, Hạ Long, du khách sẽ được thưởng thức mỹ vị 3 miền trong không gian Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 quy mô lớn chưa từng có. Sự kiện năm nay trình làng và phục vụ các tín đồ ẩm thực từ 26-29/12/2024 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, đường Hạ Long, phường Bãi Cháy (TP Hạ Long). Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 mang đến cơ...

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2025 với chủ đề “Đà Nẵng–Kỷ nguyên mới”

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2025 với chủ đề “Đà Nẵng–Kỷ nguyên mới” sẽ diễn ra từ ngày 31/5-12/7/2025. Đây là một trong những thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2025 diễn ra sáng 27/12. Theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, năm 2024, khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 10,9 triệu lượt, tăng 32,8%...

Khám phá quần đảo Bà Lụa ở Kiên Giang

Những hòn đảo thuộc quần đảo Bà Lụa còn rất hoang sơ, trời nước một màu xanh ngắt. Sở hữu hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ thuộc vùng biển huyện Kiên Lương, đảo Bà Lụa với vẻ đẹp non nước hữu tình luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé tham quan mỗi năm. Khác với các địa điểm nổi tiếng tại Kiên Giang, đảo Bà Lụa vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, chưa chịu...

Trải nghiệm phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt – Lâm Đồng

Phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng chính thức hoạt động, phục vụ người dân địa phương và du khách trải nghiệm, thưởng thức hương vị đặc sản vùng đất nam Tây Nguyên. Ngày 26/12, tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, thành phố Đà Lạt, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chính thức khai trương phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng. Đây là một trong...

Tập trung phát triển toàn diện du lịch tỉnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện...

- Chiều 26/12, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phát triển du lịch tỉnh và BCĐ xây dựng Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, trưởng hai BCĐ chủ trì hội nghị. Trong năm 2024, BCĐ Phát triển du lịch tỉnh đã chỉ đạo,...

Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

- Lạng Sơn là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) nổi tiếng cùng với rất nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch. Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế này, thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh đã và đang đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -...

Đằng sau cú “lội ngược dòng” của du lịch Phú Quốc

Thời điểm này năm ngoái, du lịch Phú Quốc liên tục bị dư luận báo động về tình trạng nhếch nhác, lộn xộn và ảm đạm… Nhưng chỉ một năm sau, thành phố biển đảo đã có cú “lội ngược dòng” ngoạn mục với vinh dự được xếp hạng đẹp thứ hai thế giới (theo bình chọn của tờ Travel & Leisure) cùng sự tăng trưởng mạnh về lượng khách. Để có cái nhìn toàn diện hơn, chúng tôi...

Đà Nẵng lọt top những điểm đáng ghé thăm nhất ở châu Á năm 2025

Tạp chí Time Out vừa công bố danh sách 8 điểm đáng du lịch nhất châu Á vào năm 2025. Đà Nẵng, đại diện duy nhất của Việt Nam, đoạt vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng này. Các điểm đến ở châu Á được Time Out xem xét dựa trên những tiêu chí như: không đông đúc, sự đa dạng về địa điểm giải trí và ăn uống... Theo đó, Đà Nẵng được lựa chọn nhờ sở hữu...

Sa Pa, những ngày cuối năm

Tháng 12, khi những đợt gió lạnh tràn về cũng là thời điểm báo hiệu mùa Giáng sinh và những ngày cuối năm dương lịch đang cận kề. Đến với Sa Pa (Lào Cai) dịp này, du khách sẽ được tận hưởng không gian đặc biệt mang đậm bản sắc dân tộc và những trải nghiệm khác biệt. Thiên đường du lịch mùa đông Noel năm nay họa sĩ An Chương ở Hà Nội quyết định trở lại Sa Pa bởi...

Công bố và Vinh danh Top 10 Sản phẩm-Dịch vụ Ấn tượng và Top 50 Sản phẩm-Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024

Ngày 20/12, Tạp chí Kinh Tế Việt Nam – VnEconomy tổ chức Lễ Công bố và Vinh danh Top 10 Sản phẩm-Dịch vụ ấn tượng Tin Dùng 2024 và Top 50 Sản phẩm-Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024 được người tiêu dùng bình chọn. Chủ đề trọng tâm của chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024 là “Thương hiệu tích cực-Tiêu dùng bền vững”. Theo đó, tiêu chí đánh giá và bình chọn tập trung vào các sản phẩm-dịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất