Powered by Techcity

Khái quát Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử

Thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập – Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt.

1. Lng Sơn các thế kđầđộc lp (thế k IX  thế k XIV):

Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, rồi Lạng Giang, Lạng Sơn là một vùng đất quan trọng của nước Đại Cồ Việt và Đại Việt, nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước.

Trong ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên – Mông, có hai lần quân Nguyên – Mông bị tiêu diệt tại Lạng Sơn. Đất Lạng Sơn, vùng biên cương phía Đông Bắc của tổ quốc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân dân Đại Việt (thế kỷ XIII).

2. Lng Sơtừ thời HLê đến đầu Nguyn (thế k XV  đầu thế k XIX)

Năm 1406, khi quân Minh sang xâm lược nước ta, Lạng Sơn lại góp phần quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Đầu năm 1426, sau khi giải phóng Thanh hóa, nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, kết hợp với các phong trào yêu nước tại các địa phương thống nhất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ải Chi Lăng vốn được xem là cửa ải xung yếu nhất, trong kháng chiến chống quân Tống đời Lý và chống quân Nguyên – Mông đời Trần lại được chọn làm trận địa đánh đòn phủ đầu hết sức bất ngờ vào viện binh, làm hơn 100 kỵ binh của địch bị tiêu diệt, Liễu Thăng bị trúng lao chết bên sườn núi Mã Yên (ngày 20/9 năm Đinh Mùi – tức ngày 10/10/1427). Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa quyết định đến cục diện cuộc chiến, góp phần quan trọng kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Lng Sơn t thế k XVI đến thế k XVIII

Đầu năm 1428, những tên lính Minh cuối cùng rút khỏi đất nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, nước Đại Việt được khôi phục, đất nước trở lại thanh bình, nhân dân khắp nơi trở về xây dựng quê hương. Cuộc sống của người dân Lạng Sơn tương đối yên bình, đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân ngày càng được cải thiện, biên cương quan ải được củng cố, đất đai ruộng đồng được khai phá thêm, nhiều thắng cảnh đẹp ở Lạng Sơn như động Tam Thanh, Nhị Thanh được tôn tạo lại. Bước sang thế kỷ thứ XVI, cùng với sự suy vong của nhà Lê Sơ, Lạng Sơn rơi vào tình trạng thường xuyên bị náo động.

Từ năm 1527, Nhà Mạc thành lập, Lạng Sơn tạm yên trở lại, nhưng vẫn còn một số phụ đạo, thổ tù ủng hộ nhà Lê, không theo Mạc. Chiến tranh Nam – Bắc triều, Lạng Sơn lại chịu cảnh binh lửa.

3. Lng Sơtừ giữa thế kỷ XIX đến cui thế k XIX

Từ giữa thế kỷ XIX, tình hình kinh tế – xã hội Lạng Sơn trở nên khó khăn. Năm 1854, Lạng Sơn bị bão lụt lớn, mất mùa, nạn đói xảy ra. Triều đình phải vận động các tỉnh láng giềng cứu giúp. Tình hình kéo dài đến khi thực dân pháp tiến đánh Lạng Sơn (1885).

4. Quá trình chuyn biến tphong trào đấu tranh yêu nước sang phong tràđấu tranh cách mng dưới s lãnh đạo cĐảng.

Từ năm 1891, thực dân Pháp tiến hành thiết lập chính quyền đô hộ, chúng đã thực hiện nhiều chính sách phản động về chính trị và kinh tế, khiến đời sống của nhân dân rất cực khổ bởi gánh nặng sưu thuế.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), thực hiện cuộc vận động và xây dựng phong trào quần chúng cách mạng ở các tỉnh miền núi, biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn với mục đích tạo địa bàn hoạt động thuận lợi cho Đảng ta, Chi bộ Đảng cộng sản được thành lập với nhiệm vụ chỉ đạo cách mạng vùng núi biên giới Cao – Bắc – Lạng.

Từ giữa năm 1930, Chi bộ đã hướng dẫn trọng tâm vào việc gây dựng tổ chức quần chúng cách mạng ở hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Đồng chí Hoàng Văn Thụ được Chi bộ phân công gây dựng phong trào quần chúng cách mạng ở Lạng Sơn.

5. Sra đời ca Chi B Đảng đầu tiên và phong tràđấu tranh cách mng giai đon 1933  1940

Trước sự tiến triển không ngừng của phong trào cách mạng quần chúng, Chi bộ Đảng vùng biên giới đã quyết định thành lập cơ sở Đảng ở Văn Uyên để làm nòng cốt chỉ đạo phong trào trước mắt và lâu dài. Được sự ủy nhiệm của Đảng, giữa năm 1933, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tới Thuỵ Hùng, tổ chức kết nạp đảng viên, thành lập Chi bộ Đảng do bản thân đồng chí trực tiếp làm bí thư.  Đây là Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Văn Uyên và cũng là Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Lạng Sơn sau này.

Chấp hành chủ trương của Xứ ủy Bắc Kỳ về việc tiếp tục củng cố, phát triển phong trào cách mạng ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng núi, biên giới, giữa năm 1936, đồng chí Hoàng Văn Thụ – cán bộ đặc trách chỉ đạo vùng biên giới Cao – Bắc – Lạng đã trực tiếp về Bắc Sơn để giác ngộ, tổ chức các cơ sở quần chúng cách mạng. Ngày 25/9/1936, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Bắc Sơn được thành lập tại thôn Mỏ Tát, xã Vũ Lăng. Được ủy nhiệm của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tới Phi Mỹ, trực tiếp giác ngộ, tích cực bồi dưỡng quần chúng, kết nạp đảng viên mới, thành lập Chi bộ Đảng cộng sản để làm  nòng cốt chỉ đạo phong trào. Ngày 11/4/1938 với sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Văn Thụ, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Tràng Định được thành lập.

Khi nghĩa Bc Sơn vi s chuyn biến ca phong trào cách mng trong tnh:

Ngày 22/9/1940, quân Nhật đánh vào Lạng Sơn. Sau vài trận chống cự yếu ớt, quân Pháp rút chạy tán loạn qua Bắc Sơn về Thái Nguyên. Chính quyền địch ở những vùng này bị tan rã. Nắm lấy thời cơ, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã vùng lên tước vũ khí của tàn binh Pháp, tự vũ trang để đánh Pháp, đuổi Nhật.

Tại Nông Lục (Hưng Vũ), sáng ngày 27/9/1940, một số đồng chí sau khi thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn đã về họp với các Chi bộ Đảng ở Hưng Vũ, Bắc Sơn… với chủ trương lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngay chiều ngày 27/9/1940, nhân dân các xã Bắc Sơn, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Trấn Yên với trang bị súng kíp, giáo mác, gậy gộc chia làm ba cánh tiến đánh đồn Mỏ Nhài. Tối cùng ngày, cuộc tấn công bắt đầu. Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ. Quân khởi nghĩa chiếm được châu lỵ Bắc Sơn, chính quyền địch tan rã. Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo, nên chúng ta chưa thành lập được chính quyền cách mạng và quân ta chưa chuẩn bị được lực lượng đối phó nên đã bị quân Pháp đàn áp, chiếm lại châu lỵ. Tuy nhiên, quân địch không thể dập tắt được tinh thần chiến đấu của nhân dân. Phong trào cách mạng và khí thế Khởi nghĩa Bắc Sơn vẫn duy trì.

6. Cách mng tháng 8 năm 1945 (1941 – 1945)

Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, dưới sự tăng cường chỉ đạo của Tổng bộ Việt Minh, Liên Tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng và sự vận động, tổ chức tích cực của cứu quốc quân  từ căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, các đội vũ trang tuyên truyền chiến đấu đã lần lượt ra đời ở nhiều địa phương trong tỉnh như Hội Hoan (Thoát Lãng); Thụy Hùng (Văn Uyên); Chí Minh (Tràng Định).

Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1945, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng, các ban Việt Minh ở các châu Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Bằng Mạc, Tràng Định, Thoát Lãng, Điềm He đã phát động quần chúng cách mạng nổi dậy giành chính quyền.

Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội. Trước đó, ngày 19/8 tại Đồng Mỏ (Ôn Châu), quần chúng cách mạng đã làm chủ châu lỵ, Ôn Châu giải phóng. Cùng ngày lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng đã nổi dậy làm chủ Phố Mẹt, châu lỵ Hữu Lũng. Ngày 21/8, lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng đã bao vây, tước vũ khí Nhật, làm chủ Thất Khê, giải phóng Tràng Định. Tiếp đó là giải phóng Thoát Lãng ngày 22/8; ngày 25/8 lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng lân cận đã tiến vào thị xã, bao vây dinh tỉnh trưởng bù nhìn, buộc địch đầu hàng.

7. Kháng chiến chng pháp (t1946  1954)

Thực hiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1946, Chỉ thị “Toàn quốc kháng chiến” của Trung ương Đảng, trong đó đề ra đường lối chỉ đạo kháng chiến: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh”, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã anh dũng bước vào những trận chiến đấu mới chống quân thù.

Cơ quan lãnh đạo của tỉnh đã rút từ căn cứ Ba Xã (Điềm He) về Kéo Coong (Bình Gia) để kịp thời đối phó với kế hoạch quân sự của địch ngay trên địa bàn Lạng Sơn. Đến cuối năm 1947, các căn cứ du kích của tỉnh bắt đầu được xây dựng ở Chi Lăng (Lộc Bình); Ba Sơn (Cao Lộc) hình thành vành đai chiến tranh du kích trong khu vực khống chế của địch.

Ngày 30/10/1947, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với quân chủ lực phục kích địch ở Bông Lau, tiêu diệt 94 tên Pháp, phá hủy và làm hỏng 27 xe quân sự của địch. Chiến thắng Bông Lau đã mở đầu cho hàng loạt những trận đánh oanh liệt của quân và dân ta trên đường số 4. Phát huy tinh thần chiến thắng Bông Lau, từ cuối năm 1947, các lực lượng vũ trang đã liên tiếp tiến công giành nhiều thắng lợi lớn ở Đèo Khách, Bản Nằm, Lũng Vài góp phần tiêu hao sinh lực và chia cắt kế hoạch tiến công lớn của địch.

Giữa năm 1948, phối hợp nhịp nhàng với quân và dân vùng tự do, quân và dân ở những vùng tuyến trước dọc đường số 4 Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Uyên, Thoát Lãng, Tràng Định đã thường xuyên tiến công địch. Thực hiện phong trào thi đua “Cướp súng giặc giết giặc” do Tỉnh ủy phát động và khẩu hiệu “Làm chủ đường số 4 đi đến cắt đứt đường số 4”, ngày 12/9/1948, quân ta tiêu diệt đồn Nà Cáy mà không tốn một viên đạn.

Cùng với phương án tác chiến binh vận, ngày 16/9/1948, lực lượng du kích của ta đã tiến công đồn Lũng Vài, tiêu diệt nhiều tên địch và thu nhiều vũ khí. Trên đà thắng lợi đã liên tiếp tập kích các đồn Đồng Đăng, Lũng Phầy… làm cho địch suy yếu.

Từ đầu năm 1949, các lực lượng vũ trang đã liên tiếp tiến công tiêu diệt địch, bước sang giai đoạn tổng phản công, đánh bại hoàn toàn quân địch.

Tháng 6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch biên giới do đồng chí Võ Nguyên Giáp – Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng làm chỉ huy trưởng, kiêm bí thư. Ngày 16/9/1950, quân ta tiến công đồn Đông Khê. Sau hai ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân ta giành thắng lợi. Trên đà thắng lợi, các lực lượng chủ lực có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương đã liên tiếp tiến công tiêu diệt địch trên toàn tuyến đường số 4.

Từ ngày 03 đến ngày 08/10/1950, quân ta đã đánh tan 2 binh đoàn chủ lực của Pháp, tiêu diệt cánh quân cứu viện của chúng từ Hà Nội lên. Ngày 10/10/1950, địch rút khỏi thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định giải phóng. Ngày 13/10/1950, địch rút khỏi Na Sầm, Đồng Đăng, hai huyện Văn Uyên, Thoát Lãng giải phóng. Ngày 17/10/1950, địch rút khỏi thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, quân ta vào tiếp quản thị xã. Ngày 22/10/1950 địch rút khỏi An Châu (Đình Lập), chấm dứt sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên đất Lạng Sơn.

8. Lng Sơn sau chiến thng Đin Biên phnăm 1954:

Đẩy mạnh cải cách dân chủ, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển kinh tế- xã hội (1955 -1960); Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1961 – 1965).

Năm 1961, trước những thất bại liên tiếp trong “chiến tranh đặc biệt” ở chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc. Trong những năm tháng đối đầu với nhiều đợt bắn phá ác liệt của giặc Mỹ, bằng nhiều hành động thiết thực và lòng dũng cảm cao độ, các đội thanh niên xung phong và quân chủ lực đã góp công sức không nhỏ vào thành tích của quân và dân các dân tộc trong tỉnh.

Vừa củng cố, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, vừa tiến hành chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ (1966 – 1972).

9. Phát trin kinh tế – xã hi (giai đoạn 1973 – 1978)

Trong giai đoạn này Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn chủ trương đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng – cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học, kỹ thuật và cách mạng tư tưởng. Đẩy mạnh sản xuất nông – lâm – nghiệp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển sản xuất công nghiệp địa phương và các ngành kinh tế khác. Đến năm 1975, sản lượng lương thực của tỉnh tăng 7% so với năm 1972, phong trào thâm canh, xen canh, tăng vụ lúa, hoa màu được nhân rộng và phát triển tới những vùng cao hẻo lánh, xuất hiện nhiều hợp tác xã có phong trào chăn nuôi trâu, bò.

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1976, hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng. Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Lạng lần thứ nhất, đến cuối năm 1978, tỉnh Cao Lạng đã đạt một số thành tích như GDP của tỉnh đạt 383 triệu đồng, trong đó giá trị sản lượng nông lâm nghiệp đạt 120 triệu đồng, sản lượng lương thực đạt 114 nghìn tấn. Tháng 12/1978, tỉnh Cao Lạng lại tách ra thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

Đẩy mnh phát trin kinh tế – xã hi, bo v ch quyn lãnh th biên gii ca T quc (1979 – 1985).

10. Hơn 30 năm thc hin công cuộc đổi mi về phát trin kinh tế – xã hi:

Bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, Lạng Sơn gặp không ít khó khăn thách thức. Là tỉnh miền núi, biên giới, có xuất phát điểm thấp, còn nghèo, lại phải đối mặt với những diễn biến khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết. Trong hoàn cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã “Chung sức, đồng lòng” phấn đấu, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, phát huy truyền thống cách mạng, tin tưởng vào đường lối đổi mới. Sự nghiệp đổi mới của tỉnh ngày càng có những chuyển biến và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế liên tục phát triển, nhịp độ tăng trưởng khá cao: GDP giai đoạn 1986 – 1990 đạt bình quân 7,53%/năm, 1991 – 2000 đạt 9,57%, 2001 – 2005 đạt 10,04%, 2006 – 2010 đạt 10,35%, 2011 – 2017 đạt 8 – 9%.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025 – Báo...

- Chiều 21/1, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Quang Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh. Năm 2024, Văn phòng đã thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả chương trình công tác; chất lượng tham mưu, giúp việc, phục vụ ngày càng được...

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp xã giao Đoàn Đại biểu Chính phủ nhân dân Thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc –...

- Ngày 21/1, đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp xã giao Đoàn Đại biểu Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Vũ Hiểu Huy, Bí thư Thị uỷ thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc làm trưởng đoàn. Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi về việc khôi phục chức năng vận chuyển hành khách...

Hữu Lũng: Tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 và Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại năm 2024 –...

- Chiều 21/1, Huyện ủy Hữu Lũng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo 35, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo báo cáo tại hội nghị, trong năm 2024, Ban Chỉ đạo 35 huyện đã bám sát sự chỉ đạo, định hướng của Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra; chủ động, sát...

Các sở, ngành, huyện, thành phố nhanh chóng ban hành kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 –...

- Ngày 21/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các CTMTQG tỉnh chủ trì hội nghị. Năm 2024, việc triển khai 3 CTMTQG trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Nổi...

Thành uỷ Lạng Sơn tổng kết công tác năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 21/1, Thành uỷ Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban xây dựng đảng tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành uỷ đã đoàn kết, thống nhất, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo,...

Cùng tác giả

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Cùng chuyên mục

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ...

Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Lạng Sơn

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1. Về vị tri địa lý, địa hình, đất đai Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất là huyện Đình Lập 1.189,56 km2. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái...

Lễ hội Ná Nhèm

Lễ hội là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn của người Tày xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn. Trong lễ hội các thành viên bôi nhọ lên mặt thể hiện khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn” khi còn sống. Đó cũng là quan niệm của đồng bào về linh hồn, thế giới tâm linh. Người tham dự...

Thác Đăng Mò – bức tranh thơ mộng giữa núi rừng Xứ Lạng

Thác Đăng Mò là kiệt tác thiên nhiên Xứ Lạng, mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình. Ngọn thác quanh năm đổ giữa núi rừng này chính là món quà quý giá mà tạo hóa dành riêng cho vùng rẻo cao Đông Bắc xa xôi. Thác Đăng Mò còn được gọi với cái tên khác là thác Mũi Bò là nơi tiếp giáp của 3 xã vùng cao Mông Ân, xã Thiện Thuật và xã Hoàng Văn Thụ...

Đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng – Một điểm nhấn văn hoá

Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vùng đất dốc thuộc khu vực miền núi, vì vậy Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú. Mật độ mạng lưới sông suối dao động từ 0,6 đến 1,2 km/km2. So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km2 thì mật độ sông suối của Lạng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất