Powered by Techcity

Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ – Báo Lạng Sơn


Tổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo TW có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc. (Ảnh: Thống Nhất/ TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc. (Ảnh: Thống Nhất/ TTXVN)

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều hành Phiên khai mạc.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trên tinh thần khẩn trương quyết liệt và đổi mới, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt triển khai nhiệm vụ lớn mà Trung ương 10 đã xác định là tăng tốc bứt phá, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu năm 2024, năm 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới; chuẩn bị thật tốt các điều kiện tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Gợi mở nội dung quan trọng xin ý kiến Trung ương, về chủ trương tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết số 18 và tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhất là cấp Trung ương, Tổng Bí thư nêu rõ vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được đề cập trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng, trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XII, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 18 về đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả bước đầu.

Nhưng cũng còn nhiều việc chưa làm được, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn cồng kềnh nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, chức năng, nhiệm vụ còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn.

Tổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị đã thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ để tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết số 18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trước hết là các cơ quan Trung ương. Xác định đây là công việc phải làm nhanh, sớm hoàn thành trước Đại hội Đảng lần thứ XIV.

Cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn chủ trương này sớm được thực hiện một cách quyết liệt đồng bộ, bài bản, tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Ngay sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị các công việc đã được triển khai rất tích cực với tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 ban hành Quy chế hoạt động phân công trách nhiệm, kế hoạch thực hiện hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, theo đề cương và có định hướng cụ thể.

Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là vấn đề đặc biệt hệ trọng, tác động đến sự phát triển của đất nước, tâm tư tình cảm, quyền lợi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

Do vậy, Bộ Chính trị báo cáo Trung ương về chủ trương triển khai tổng kết để thống nhất những vấn đề về định hướng cách làm và bước đi lộ trình cụ thể kết quả tổng kết và đề xuất cụ thể về tinh gọn, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng này. Từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc sáng 25/11/2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc sáng 25/11/2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Về chủ trương tái khởi động nghiên cứu triển khai điện hạt nhân một nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia là vấn đề quan trọng cần phải đi trước một bước để thúc đẩy kinh tế-xã hội, phát triển với tầm nhìn phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030-2045.

Vì vậy, việc tái khởi động nghiên cứu sử dụng điện hạt nhân hiện nay là rất cần thiết để chuẩn bị cho tương lai. Đây là vấn đề trước đây đã có chủ trương và triển khai bước đầu nhưng do một số khó khăn nhất định nên Trung ương đã quyết định dừng việc thực hiện, nay do yêu cầu phát triển đất nước và chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết, Bộ Chính trị báo cáo Trung ương cho phép tiếp tục triển khai thực hiện để đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia trong giai đoạn mới.

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm quyền.

Những nội dung báo cáo của Trung ương tại Hội nghị là quan trọng, cần có sự thống nhất cao để khẩn trương thực hiện, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các đồng chí Trung ương, các đại biểu dự Hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm khẩn trương tập trung trí tuệ tham gia vào các nội dung để Hội nghị đạt được mục tiêu yêu cầu./.





Nguồn: https://baolangson.vn/khai-mac-hoi-nghi-tw-khoa-xiii-quyet-dinh-mot-so-van-de-ve-cong-tac-can-bo-5029629.html

Cùng chủ đề

Góp ý vào dự thảo đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đối với...

- Sáng 25/11, đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ phó Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII chủ trì cuộc họp lấy ý kiến góp ý vào dự thảo đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.  Tại cuộc họp, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Sở Kế...

Di sản văn hóa – nguồn lực phát triển của đất nước

Cả nước hiện đã xếp hạng hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, thành; 3.621 di tích quốc gia, 130 di tích quốc gia đặc biệt, trên hơn 40.000 di tích, khoảng 7.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó tới nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng...

Thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi: Thêm hành lang pháp lý‎ để bảo vệ di sản – Báo Lạng Sơn

Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật Di sản văn hóa sửa đổi được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 - đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với...

Những địa điểm nhất định phải ghé thăm khi khám phá phía Đông Đài Loan

So với các vùng đô thị tấp nập hiện đại, khu vực phía Đông của Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên mang một sắc màu riêng biệt. Nhắc đến Đài Loan (Trung Quốc) người ta thường nghĩ tới khu vực nổi tiếng như Đài Bắc, Đào Viên nằm ở phía Bắc vùng đất này. Đó không chỉ là nơi du học lý tưởng của các sinh viên quốc tế mà còn...

Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành tổng thể, toàn diện, đồng bộ và khoa học – Báo Lạng Sơn

Tiến sỹ Trần Anh Tuấn khẳng định để sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần vô tư, khách quan, công minh và biết hy sinh; nếu vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ thì kết quả không như mong đợi. Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua ba nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp...

Cùng tác giả

Góp ý vào dự thảo đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đối với...

- Sáng 25/11, đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ phó Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII chủ trì cuộc họp lấy ý kiến góp ý vào dự thảo đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.  Tại cuộc họp, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Sở Kế...

Di sản văn hóa – nguồn lực phát triển của đất nước

Cả nước hiện đã xếp hạng hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, thành; 3.621 di tích quốc gia, 130 di tích quốc gia đặc biệt, trên hơn 40.000 di tích, khoảng 7.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó tới nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng...

CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU DÂN CA ĐẶC SẮC CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TỈNH BẮC GIANG VÀ TỈNH LẠNG SƠN NHÂN DỊP …

           Tối 22/11/2024, tại không gian Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình Giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.         Tham gia chương trình có gần 100 diễn viên, nghệ nhân, đến...

Thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi: Thêm hành lang pháp lý‎ để bảo vệ di sản – Báo Lạng Sơn

Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật Di sản văn hóa sửa đổi được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 - đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với...

Những địa điểm nhất định phải ghé thăm khi khám phá phía Đông Đài Loan

So với các vùng đô thị tấp nập hiện đại, khu vực phía Đông của Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên mang một sắc màu riêng biệt. Nhắc đến Đài Loan (Trung Quốc) người ta thường nghĩ tới khu vực nổi tiếng như Đài Bắc, Đào Viên nằm ở phía Bắc vùng đất này. Đó không chỉ là nơi du học lý tưởng của các sinh viên quốc tế mà còn...

Cùng chuyên mục

Góp ý vào dự thảo đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đối với...

- Sáng 25/11, đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ phó Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII chủ trì cuộc họp lấy ý kiến góp ý vào dự thảo đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.  Tại cuộc họp, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Sở Kế...

Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành tổng thể, toàn diện, đồng bộ và khoa học – Báo Lạng Sơn

Tiến sỹ Trần Anh Tuấn khẳng định để sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần vô tư, khách quan, công minh và biết hy sinh; nếu vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ thì kết quả không như mong đợi. Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua ba nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp...

Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể – Báo Lạng Sơn

Tổng Bí thư yêu cầu khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18 với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, thống nhất về tư tưởng của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất. Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội vào sáng 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và...

Hữu Lũng: Tạo chuyển biến trong công tác quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết – Báo Lạng Sơn

- Nhằm tạo chuyển biến về công tác học tập, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, ngày 8/7/2022, Huyện uỷ Hữu Lũng ban hành Đề án số 03 về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác học tập, quán triệt và tuyên truyền triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện đến năm 2025”. Sau hơn...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn – Báo Lạng Sơn

Những ngày qua, truyền thông Campuchia liên tục cập nhật thông tin về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, đánh giá cao mối quan hệ đoàn kết, láng giềng, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã rời Thủ đô Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội...

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Campuchia – Báo Lạng Sơn

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam dành ưu tiên cao cho quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện...

Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính

Dự thảo Luật PPP (sửa đổi) được đề xuất có thêm phương án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông đang trong giai đoạn khai thác gặp khó khăn về tài chính, để nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Bổ sung quy định chuyển tiếp Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 12443/BGTVT – CĐCTVN gửi lãnh đạo Chính phủ về việc bổ sung quy...

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới – Báo Lạng Sơn

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai...

Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh – Báo Lạng Sơn

Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ. Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm Về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất