Powered by Techcity

Kết hợp múa chầu then, đàn tính trong diễn xướng hầu đồng: Nét độc đáo của Lạng Sơn – Báo Lạng Sơn điện tử

logobls,12003908.jpg Lạng Sơn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Kinh… Trải qua quá trình cộng cư, các dân tộc đã có sự giao thoa văn hóa, thể hiện qua phong tục tập quán, tín ngưỡng. Tiêu biểu, trong nghi lễ hầu đồng, theo truyền thuyết dân gian, một số vị thánh trong tín ngưỡng Mẫu xuất thân từ dân tộc Tày, Nùng, chính vì vậy, thời gian qua, các nghệ nhân, thanh đồng khi thực hành diễn xướng đã kết hợp các điệu múa chầu then, đàn tính đặc trưng của hai dân tộc này. Qua đó, phản ánh mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa văn hoá tín ngưỡng của người Tày, Nùng với người Việt.

Nghệ nhân sử dụng đàn tính trong biểu diễn nghi lễ hầu đồng tại Lễ hội Chùa Tiên (thành phố Lạng Sơn)

Những ngày đầu tháng 3/2024, chúng tôi có dịp tham dự Liên hoan diễn xướng Chầu văn tỉnh Lạng Sơn mở rộng tại di tích Quốc gia đền Cửa Đông, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Trong số gần 60 nghệ nhân, thanh đồng đến từ 15 tỉnh, thành phố, chúng tôi thực sự bị cuốn hút và ấn tượng với phần diễn xướng giá hầu “Chầu Lục” (một vị thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu có truyền thuyết xuất thân là người Nùng). Giá hầu do Nghệ nhân ưu tú Thìn Thu Hương, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn biểu diễn trong trang phục áo chàm, chiếc đàn tính trên tay cùng điệu múa chầu đặc trưng của then.

Nghệ nhân ưu tú Thìn Thu Hương cho biết: Hầu đồng, hát chầu văn là di sản văn hóa độc đáo. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, có một số vị thánh có xuất thân từ dân tộc Tày, Nùng như Chầu Năm, Chầu Lục, Chầu Mười, Chầu Bé… Vì vậy, khi diễn xướng giá hầu của các vị thánh này, tôi thường lồng ghép một số nét văn hóa Tày, Nùng như trang phục, trang sức… đặc biệt là múa chầu then và đàn tính, góp phần quảng bá văn hóa đến mọi người.

 Không riêng Nghệ nhân ưu tú Thìn Thu Hương, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200 thanh đồng, trong đó có trên 30 thanh đồng thường xuyên sử dụng đàn tính, múa chầu then vào các giá đồng trong thực hiện nghi lễ hầu đồng tại các cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu trong và ngoài tỉnh, chủ yếu tập trung vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch hằng năm. Các thanh đồng này là những người vừa thực hành tín ngưỡng then, vừa thực hành nghi lễ hầu đồng. Theo quan niệm của người Tày, người thực hành then tín ngưỡng có khả năng tiếp cận với thế giới siêu nhiên. Then trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt tín ngưỡng. Do vậy, việc kết hợp múa chầu then, đàn tính trong nghi lễ hầu đồng là nét văn hóa đặc trưng riêng có, khác biệt của nghi lễ diễn xướng hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Lạng Sơn so với những vùng, miền khác.

Ông Hoàng Việt Bình, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca tỉnh cho rằng: Thực hành then và diễn xướng hầu đồng cùng là loại hình tín ngưỡng truyền thống đặc sắc, dùng âm nhạc để hành lễ. Lời ca và âm nhạc mang tính tâm linh, đậm bản sắc văn hoá dân gian để bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh. Chầu văn trong diễn xướng hầu đồng có nội dung ca ngợi công đức của các vị thánh trong đạo Mẫu Việt Nam có công với dân với nước. Trong khi đó, then nghi lễ cũng bày tỏ ân đức của tổ tiên và các vị thánh với cư dân lao động. Hai loại hình tín ngưỡng này hướng con người ta làm điều thiện và cầu cho quốc thái dân an, do có những nét tương đồng đó, khi kết hợp với nhau làm cho nghi lễ càng thêm ý nghĩa.

Với những nét độc đáo của sự kết hợp này, những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm phát huy việc kết hợp đàn tính, múa chầu then trong quá trình thực hành nghi lễ hầu đồng. Cụ thể, hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thành phố có các cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu thực hiện tốt việc thực hành diễn xướng hầu đồng, hát chầu văn đảm bảo đúng quy định, trong đó khuyến khích các nghệ nhân, thanh đồng phổ biến rộng rãi việc kết hợp sử dụng đàn tính, múa chầu then khi hầu một số giá đồng phù hợp.

Đơn cử tại Hữu Lũng – huyện có trên 30 cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu. Ông Khổng Hồng Minh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hữu Lũng cho biết: Những năm qua, các cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn huyện đảm bảo tổ chức các nghi lễ hầu đồng, hát văn đúng theo quy định. Cùng đó, hầu hết thanh đồng là người địa phương thường xuyên sử dụng đàn tính làm đạo cụ trình diễn, múa chầu trong thực hành nghi lễ hầu đồng, đặc biệt là các nghi lễ được tổ chức ở đền Chầu Lục (xã Hòa Lạc), đền Bắc Lệ (xã Tân Thành).




Việc kết hợp múa chầu then, đàn tính trong nghi lễ hầu đồng là nét văn hóa đặc trưng riêng có, khác biệt của nghi lễ diễn xướng hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Lạng Sơn so với những vùng, miền khác.

Cùng đó những năm qua, Sở VHTT&DL cũng chỉ đạo Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh khai thác các chất liệu trong hầu đồng, hát văn để biên đạo một số tiết mục nghệ thuật, trong đó có sử dụng đàn tính, múa chầu then phục vụ biểu diễn tại các liên hoan, hội diễn trong nước. Sở còn tăng cường xúc tiến quảng bá giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ hầu đồng đến với du khách gần xa trong và ngoài tỉnh trên trang thông tin du lịch của tỉnh và lồng ghép trong các sự kiện như phối hợp với Ban Quản lý di tích đền Cửa Đông tổ chức Liên hoan diễn xướng chầu văn mở rộng tỉnh Lạng Sơn vào tháng Giêng gắn với Tuần văn hóa, thể thao và du lịch, lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ hằng năm… Qua liên hoan, những nét riêng của loại hình tín ngưỡng này trên địa bàn tỉnh được quảng bá tới đông đảo du khách thập phương.

Ông Trần Văn Đường, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho biết: Dịp đầu xuân năm nay, tôi có cơ hội lên thăm người thân ở Lạng Sơn và có cơ hội được tham dự Lễ hội Chùa Tiên (ngày 18 tháng Giêng) tại thành phố Lạng Sơn. Xem đến tiết mục hầu đồng, tôi thấy rất độc đáo khi nghi lễ này có nét riêng, khác so với chầu văn nơi tôi sinh sống, đặc biệt là người diễn xướng sử dụng nhạc cụ dân tộc của địa phương với điệu múa chầu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của miền núi nơi đây. Nhờ đó mà tôi biết thêm về làn điệu hát then đàn tính, múa chầu then của người dân Xứ Lạng.

Qua đây có thể thấy, sự kết hợp, giao thoa giữa hầu đồng và đàn tính, múa chầu then đã tạo nên nét riêng, độc đáo của Lạng Sơn so với các địa phương khác. Nó cũng phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng tại địa phương, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là để tìm ra những lĩnh vực mới, những phương thức hợp tác mới để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12. Trước thềm chuyến thăm,...

Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng này đã xử phạt khoảng 13.000 vụ/50.000 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Báo Lạng Sơn

Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Luật gồm 8 chương, 55 điều quy định về...

Cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ – Báo Lạng Sơn

Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, các chuyên gia nhận định, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm thủy sản sẽ có những cơ hội và thách thức mới. Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Do đó, những biến động kinh...

Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều đạo luật quan trọng – Báo Lạng Sơn

Ngày 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Đầu tư công (sửa đổi)... Ngày 29/11, trong phiên buổi sáng Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật...

Cùng tác giả

Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là để tìm ra những lĩnh vực mới, những phương thức hợp tác mới để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12. Trước thềm chuyến thăm,...

Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng này đã xử phạt khoảng 13.000 vụ/50.000 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Báo Lạng Sơn

Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Luật gồm 8 chương, 55 điều quy định về...

Cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ – Báo Lạng Sơn

Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, các chuyên gia nhận định, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm thủy sản sẽ có những cơ hội và thách thức mới. Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Do đó, những biến động kinh...

Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều đạo luật quan trọng – Báo Lạng Sơn

Ngày 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Đầu tư công (sửa đổi)... Ngày 29/11, trong phiên buổi sáng Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật...

Cùng chuyên mục

Bế mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 28/11, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Lạng Sơn tổ chức bế mạc Trại sáng tác VHNT năm 2024. Tham gia trại sáng tác năm 2024 có 20 trại viên, thuộc 5 chi hội trực thuộc: Chi hội Nghiên cứu Lý luận - Phê bình, Chi hội Văn xuôi, Chi hội Nhiếp ảnh, Chi hội Thơ, Chi hội Âm nhạc - Sân khấu. Theo chương trình, trại sáng tác diễn ra từ ngày 19/11 đến ngày...

Chi Lăng: Khánh thành nhà văn hóa thôn Túng Mẩn, xã Vân An – Báo Lạng Sơn

- Sáng 28/11, UBND xã Vân An, huyện Chi Lăng tổ chức lễ khánh thành nhà văn hoá - khu thể thao thôn Túng Mẩn. Đây là công trình được xây dựng với một phần kinh phí hỗ trợ từ các đơn vị: Toà án Nhân dân huyện Chi Lăng, Trạm Cảnh sát giao thông Tùng Diễn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Chi Lăng, Công ty Sông Tô Lạng Sơn, Công ty...

Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. Cụ thể, 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: 1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). 2- Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn,...

Hà Nội xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh – Báo Lạng Sơn

Những thay đổi của cuộc sống, biến động về thành phần cư dân khiến nếp ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có những biến đổi và đứng trước nhiều thách thức. Xác định đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, Thành ủy Hà Nội đã triển khai một Chương trình công tác riêng về xây dựng văn hóa, con người, trong đó, chú trọng bồi đắp nếp ứng xử thanh lịch,...

Bế giảng lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng – Báo Lạng Sơn

-  Tối 26/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế giảng lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng.  Lớp truyền dạy được tổ chức nhằm hoàn thành tiêu chí số 16 về văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; tiêu chí số 6 về văn hóa thuộc...

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước – Báo Lạng Sơn

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước. Vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỷ đồng Sáng 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, với 430/454 đại...

Tổ chức giao lưu dân ca chợ phiên xã Tân Thành, huyện Cao Lộc – Báo Lạng Sơn

  - Ngày 26/11, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và truyền thông huyện Cao Lộc tổ chức chương trình giao lưu dân ca chợ phiên tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc. Tại chương trình, các nghệ nhân, người dân trong và ngoài xã đã tham gia trình diễn, giao lưu các tiết mục hát sli, lượn, then… đặc sắc của người Tày, Nùng với nội dung về tình yêu...

ICOMOS đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc – Báo Lạng...

ICOMOS sẽ gửi thông tin sớm nhất để phía Việt Nam chủ động nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trước ngày 28/2/2025 hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc. Ngày 25/11, tại Paris (Pháp) đoàn Việt Nam tham gia đối thoại với Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) về Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc. Đoàn đối thoại của Việt...

Lạng Sơn có một tác giả trẻ đạt giải nhì tại Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Tự hào một dải biên cương” lần thứ...

- Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật...

Di sản văn hóa – nguồn lực phát triển của đất nước

Cả nước hiện đã xếp hạng hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, thành; 3.621 di tích quốc gia, 130 di tích quốc gia đặc biệt, trên hơn 40.000 di tích, khoảng 7.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó tới nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất