Powered by Techcity

Kế thừa những bài học từ Hiệp định Geneva – Báo Lạng Sơn điện tử


Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đánh dấu bước mở đầu có tính quyết định cho sự sụp đổ hệ thống thực dân trên quy mô toàn cầu, góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới; đồng thời khẳng định tính tất thắng của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Lần đầu tiên tất cả các nước lớn đã phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Quang cảnh Hội nghị Geneva 1954. (Ảnh tư liệu)
Quang cảnh Hội nghị Geneva 1954. (Ảnh tư liệu)

Phái đoàn đàm phán Việt Nam đến Hội nghị Geneva với tâm thế của người chiến thắng. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên chúng ta tham gia vào diễn đàn đa phương, có đại diện của năm cường quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, và Trung Quốc, trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến hết sức phức tạp.

Dưới sự lãnh đạo sâu sát, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt, chủ động để sau 75 ngày thương lượng, với 31 phiên họp, trong đó có tám phiên toàn thể và 23 phiên họp hẹp cấp trưởng đoàn cùng với rất nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương và đa phương bên lề hội nghị, để đi đến ký các hiệp định đình chỉ chiến sự, cùng các bên ra Tuyên bố cuối cùng trở thành một văn bản mang tính quốc tế cho một giải pháp kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên các mặt quân sự, chính trị, xã hội và pháp lý.

Nhìn lại chặng đường để đi đến ký kết Hiệp định Geneva là quá trình chiến đấu đầy gian khổ hy sinh vì mục đích độc lập, hòa bình. Cũng vì mục đích ấy mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cố tìm kiếm giải pháp hòa bình để tránh chiến tranh. Trong Chỉ thị kháng chiến kiến quốc (ngày 25/11/1945) dù Đảng ta xác định: “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”(1), nhưng vẫn chủ trương ngoại giao với Pháp là “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”(2).

Từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1946, đại diện Chính phủ Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ, nêu rõ lập trường của Việt Nam là sẽ có những nhượng bộ đối với Pháp về phương diện kinh tế, văn hóa, nhưng yêu cầu Pháp chấm dứt ngay chiến sự ở miền nam, thừa nhận nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam. Nhưng phía Pháp chỉ coi Việt Nam là một nước tự trị nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Sau nhiều lần thương lượng, lại trước tình cảnh Pháp đã ký hiệp định với Chính phủ Trung Hoa dân quốc, cho Pháp thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân Nhật tại miền bắc Việt Nam; chiều 6/3/1946, tại ngôi nhà số 38 Lý Thái Tổ (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Sainteny bản Hiệp định Sơ bộ, đặt cơ sở để hai bên đi đến đàm phán chính thức.

Tuy vậy, sau hơn hai tháng tiến hành đàm phán tại Fontainebleau (từ ngày 6/7 đến 10/9/1946), do lập trường phía Pháp, cho nên cuộc đàm phán đã không đi đến kết quả. Trước tình thế đó, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp Marius Moutet – Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại bản Tạm ước 11 điều khoản, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa. Đây cũng là giải pháp đối ngoại tối ưu để bảo vệ thành quả cách mạng, tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tuy nhiên, “ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”(3), mà hơn nữa trong giới quân sự thực dân nhận định: “Việt Minh hầu như không có quân đội. Lực lượng quân sự chỉ gồm một số đơn vị tự vệ, nghĩa là một lực lượng dân quân nhỏ bé có tinh thần yêu nước. Họ không có một cơ cấu công nghiệp có thể sản xuất được vũ khí và trang thiết bị cần thiết. Hầu như hoàn toàn vắng mặt các kỹ thuật viên và cán bộ có kinh nghiệm. Họ lại không có một chỗ dựa nào ở nước ngoài…”(4), nên họ cho rằng có thể giành lấy thắng lợi bằng sức mạnh quân sự.

Điều đó cũng được thể hiện qua câu nói của Trưởng phái đoàn Pháp Max André ngạo mạn khi tuyên bố với đồng chí Phạm Văn Đồng, Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau: “Ngài thấy đó, hãy nên biết điều, ngài biết rằng trong trường hợp đàm phán thất bại, ngài sẽ thấy chiến tranh và quân đội chúng tôi sẽ đè bẹp các du kích quân của các ngài trong vài tuần…”(5).

Trước tình thế không còn con đường nào khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam nhất tề đứng lên cầm súng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, với tinh thần tự lực, tự cường, chiến đấu giành thắng lợi từng bước, đẩy thực dân Pháp từ kẻ xâm lược ngạo mạn, hy vọng đặt lại ách thống trị bằng những cuộc hành quân dạo mát, ngày càng lún sâu vào thế bị động và phải chấp nhận canh bạc liều lĩnh ở Điện Biên Phủ và phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Geneva.

Như vậy, Hiệp định Geneva là kết quả của quá trình kháng chiến đầy gian khổ hy sinh của cả dân tộc, là văn bản có tính pháp lý quốc tế công nhận thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đã phản ánh đúng so sánh lực lượng trên chiến trường và hoàn cảnh quốc tế lúc bấy giờ; là dấu mốc quan trọng trong tiến trình đấu tranh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Hiệp định Geneva đã thể hiện bản lĩnh của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên tham gia vào một hội nghị đa phương, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng nhưng đoàn đàm phán của ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, phát huy sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng trên bàn hội nghị.

Bảy thập kỷ đã qua, nhưng quá trình chiến đấu giành chiến thắng để đi đến đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva đã để lại cho chúng ta những bài học hết sức sâu sắc.

Trước hết là, bài học kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chính mục tiêu này đã quy tụ sức mạnh của cả dân tộc, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế để chúng ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc thắng lợi, là tạo nên sức mạnh để giành được kết quả trong đấu tranh ngoại giao. Đó là sự kiên trì, giành thắng lợi từng bước để đạt mục tiêu độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Thứ hai là, bài học về ứng xử linh hoạt trên nguyên tắc bất biến. Nguyên tắc bất biến của ta là độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy chưa đạt được mục tiêu, nhưng “chúng ta đạt được một hiệp định mà trong đó lần đầu tiên tất cả các nước lớn đều phải công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta, một điều mà không nước nào có được kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Rõ ràng đó là một thắng lợi rất lớn và hoàn toàn phù hợp với chủ trương của ta, lợi ích dân tộc của ta là phải bảo đảm cho được chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ”(6). Đó chính là sự ứng xử linh hoạt, nhằm đạt mục tiêu cao nhất trong đàm phán”.

Thứ ba, cần nhận định và dự báo chính xác tình hình quốc tế làm cơ sở cho tích cực chủ động trong đàm phán, vừa hợp tác vừa đấu tranh, có đối sách phù hợp cho nên tại Hội nghị Geneva ta đã đạt được hiệp định toàn diện cả quân sự, chính trị và pháp lý để giành kết quả cao nhất trong đàm phán, vượt qua tiền lệ chỉ dừng ở hiệp định đình chiến. Đây cũng là bài học hết sức sâu sắc trong giai đoạn hiện nay khi chiến lược, chính sách của các nước lớn tác động hết sức sâu sắc tình hình thế giới.

Thứ tư, bài học về sử dụng đối thoại và đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng, xung đột trong quan hệ quốc tế. Xuyên suốt cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta luôn tìm kiếm cơ hội và khi có thời cơ đã tận dụng đàm phán để kết thúc chiến tranh. Hội nghị Geneva đã để lại một bài học sâu sắc về giải quyết bất đồng và xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay đang diễn ra nhiều xung đột phức tạp.

70 năm đã trôi qua, những bài học từ Hiệp định Geneva đã được kế thừa và phát huy để tạo nên nền ngoại giao cách mạng mang “bản sắc cây tre Việt Nam”, giữ vững cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, góp phần khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam.

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.26.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.27.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.160.

(4) H.Lanu, Tấn bi kịch Việt Nam, Tập san Quốc tế, tháng 10-1954.

(5) https://thanhnien.vn/60-nam-chien-thang-dien-bien-phu-tieng-set-trong-the-gioi-thuoc-dia-18577741.htm.

(6) Bộ Ngoại giao, Hiệp định Giơnevơ – năm mươi năm nhìn lại, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, tr.254.





Nguồn: https://baolangson.vn/ke-thua-nhung-bai-hoc-tu-hiep-dinh-geneva-5015556.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO – Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các cơ sở giáo...

Cùng chuyên mục

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO – Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các cơ sở giáo...

Giám sát tình hình, kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 –...

- Chiều 16/9, Đoàn Giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát tình hình, kết quả thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 – 2025  tại huyện Hữu Lũng. Tham gia cùng đoàn công tác có đồng chí Nông Lương Chấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và đại diện...

Hội thảo khoa học “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các...

- Chiều 16/9, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Các đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên...

Không thu viện phí các nạn nhân bị thương do bão lũ

Đó là nội dung đáng lưu ý trong công văn Bộ Y tế gửi các bệnh viện trực thuộc, sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký chiều 16/9. Theo đó, để tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng nhằm khắc phục nhanh chóng hậu quả của bão, lụt, duy...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:...

Ông Hồ Đức Anh được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm ông Hồ Đức Anh giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất