Powered by Techcity

Hồn xưa phố cổ – Báo Lạng Sơn


Ở phố cổ Hà Nội, không thể phủ nhận việc những khách sạn cao tầng, những cao ốc cứ mọc lên, nhưng vẫn có những người tái tạo, hoặc kiến tạo những không gian văn hóa đậm “chất” Hà thành. Và điều đó, giúp phố cổ “kể” những chuyện người Hà Nội xưa trong cuộc sống hiện đại.

Không gian nhuốm màu xưa cũ của một quán trà trên phố cổ Hà Nội.
Không gian nhuốm màu xưa cũ của một quán trà trên phố cổ Hà Nội.

Hôm nay, ông Trần Vũ Cường về lại ngôi nhà cũ trong ngõ 142 phố Hàng Bông, nơi mấy thế hệ gia đình ông đã từng sống suốt 70 năm trước khi dời đi. Qua một đoạn ngõ chỉ rộng chừng 60 cm, không gian bỗng mở ra bởi một chiếc giếng trời với cây cối xanh mát. Ông Cường gặp lại chốn xưa của mình, nơi gắn bó biết bao kỷ niệm. Kia là cây hương ngoài trời, nơi những người thân trong gia đình ông đã nối tiếp nhau bày tỏ niềm kính ngưỡng với trời đất qua năm tháng.

Cây hương đã được cải tạo để trở thành một không gian tâm linh chỉn chu hơn, thâm nghiêm hơn. Ngôi nhà đã đổi khác quá nhiều so với những năm ông sống ở đây. Kỷ niệm ùa về, đan xen những cảm xúc khó tả, vì ông gặp lại một Hà Nội xưa cũ. Ngôi nhà ấy nay được dành cho một không gian trà.

Rất khó để gọi đó là một “quán trà”, dù ở đây phục vụ trà và cà-phê. Bởi những bộ bàn ghế đều là những bộ bàn ghế mà người Hà Nội sành chơi thời xưa thường dùng, được làm bằng gỗ quý và thiết kế lối cổ. Không gian chính của ngôi nhà đem lại cảm giác của một phòng khách kiểu nhà ống, bài trí theo trục dọc. Vị trí trung tâm là bộ vách hồi văn để mộc.

Ngay trước bàn uống nước là một lò than hồng, với siêu nước pha trà. Cả phòng chỉ có năm bàn để uống nước, với những chiếc ghế vách kiểu Huế, phối với ghế góc. Có những chiếc bàn, chiếc ghế, màu thời gian trăm năm khiến gỗ lên màu bóng trầm. “Chủ nhà” tiết kiệm không gian bày bàn ghế, dù gian phòng có thể tiếp nhiều khách hơn.

Điều đó đều có dụng ý – để hạn chế sự ồn ào. Người ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi nhận ra, không chỉ bộ bàn ghế mà đến những chiếc đôn, chiếc kệ, đều là những đồ xưa, hoặc làm theo lối cổ với đường nét đục chạm tỉ mỉ, tinh tế, và đều bằng gỗ quý, dù đó là chiếc kệ để đặt loa, chiếc đôn để đặt đỉnh đồng, hay chiếc kệ để đặt… ấm nước.

Chủ quán Đỗ Thị Thanh Huyền là một người sành cổ. Đi nhẹ, nói khẽ như lướt qua. “Chúng tôi muốn mọi người đến đây và cảm nhận về không gian của người Hà Nội xưa. Nhưng nếu nói chúng tôi tái hiện cuộc sống của người Hà Nội trước đây lại không đúng lắm, bởi công năng của chúng khác nhau.

Chúng tôi đem đến cho mọi người nét đẹp văn hóa Hà Nội theo cảm nhận của chính mình. Có những đồ đạc theo lối phương Đông, nhưng cũng có những món đồ là ảnh hưởng cho văn hóa Pháp. Tôi và cộng sự gửi gắm điều này là bởi người Hà Nội xưa rất văn minh, sẵn sàng tiếp nhận yếu tố văn hóa mới. Nhưng cái tài là họ xử lý những cái cũ – mới ấy mà không bị “công” nhau”, Thanh Huyền chia sẻ.

Người ta có thể tìm thấy cuộc sống Hà Nội xưa ở không ít không gian trong phố cổ, nhưng đời sống tâm linh là điều ít gặp. Khi cải tạo không gian, những chủ quán trà rất chú trọng đến “trục” tâm linh. Nếu giếng trời có cây hương thì cầu thang ở giếng trời dẫn lên tầng hai đưa các vị khách đến không gian thờ Phật.

Phía trước gian thờ, là một hiên trà cũng là không gian gợi nhớ nét sinh hoạt xưa. Đối diện với không gian này qua phía bên kia giếng trời là một căn phòng thiết kế với phong cách Đông Dương. Tất cả đều được thiết kế, sắp đặt tỉ mỉ. Phần lớn là đồ thật, sâu tuổi chứ không phải đồ giả cổ.

Mỗi khi nói đến phố cổ Hà thành, người ta thường nói đến chuyện mất đi nhiều hơn. Thực tế lại “kể” những câu chuyện khác. Không thể phủ nhận, những khách sạn cao tầng, những cao ốc vẫn cứ mọc lên. Nhưng đó không phải là xu hướng duy nhất. Nếu chỉ lùi thời gian lại khoảng chục năm trước, rất khó tìm được một không gian mang “chất” Hà thành.

Không gian có thể nói là đầu tiên, mang chất Hà thành cũng nằm trên tuyến phố Hàng Bông-Hàng Gai này. Đó là một quán cà-phê trong ngõ 11 Hàng Gai. Cũng đi sâu vào bên trong, mở ra một không gian rộng với giếng trời và cây xanh, tuy quán ồn ào hơn, và chỉ có một gian phòng giữ lối cổ, còn lại được thiết kế mang tính “dịch vụ”. Nhưng bây giờ, dù ở những tầng mức khác nhau, có một xu hướng ngược lại. Những nét phố xưa được khơi lại, ngay cả khi người ta kinh doanh những mặt hàng ít liên quan đến yếu tố văn hóa.

Phố Mã Mây cũng có một địa chỉ khá nổi tiếng, đó là ngôi nhà số 25 của Nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết. Đi vào ngõ nhỏ rồi lên tầng 2 là một không gian đậm chất Việt, từ những bộ bàn ghế cho đến những đôi câu đối, những bức tượng kiểu cổ được sắp đặt trang trí. Khách du lịch được thưởng thức ẩm thực trong chính căn phòng này.

Chếch ngay bên kia đường, có một không gian cũng hút mọi ánh nhìn, là ngôi nhà hai tầng ở số 22. Cả hai tầng đều có mái hiên lợp ngói vảy cá. Đỡ cho mái hiên là cấu kiện gỗ đấu củng. Dưới tầng 1, hai bên tường nhà là hai chiếc cột gỗ, đứng trên tảng đá hình hoa sen. Ngôi nhà được sử dụng để kinh doanh, nên mảng kính choán phần lớn bề mặt.

Nhưng chủ nhà khéo léo trang trí bằng họa tiết hoa văn truyền thống. Nếu ở trên là một đôi cuốn thư, thì ở dưới là lan-can gỗ với bức phù điêu hoa sen ở giữa. “Nhịp điệu” trang trí ở tầng 1 được lặp lại ở ban-công tầng 2, lan-can cũng bằng gỗ chạm trổ hoa sen. Lan-can tầng 2 còn có thêm bốn cây cột gỗ đỡ mái hiên. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trần Đức Thắng.

Khi ngôi nhà xuống cấp, phải sửa chữa, dù không có kiến thức về mỹ thuật, ông Thắng đã khảo sát nhiều căn nhà cổ, chụp lại những hình ảnh và bàn bạc với thợ để có giải pháp tối ưu tôn tạo căn nhà của mình. Kết quả sau khi tu sửa là một ngôi nhà đậm chất phố xưa.

Những câu chuyện tương tự như thế có thể kể ra rất nhiều. Khi xây dựng, hoặc cải tạo, người ta đã tái tạo ngôi nhà theo kiến trúc xưa, hoặc kế thừa, tiếp nối phong cách trang trí cổ truyền trong một hình thái hiện đại hơn. Khách sạn số 65 phố Hàng Bạc là một trong số ấy.

Ngoài những cây cột gỗ, những hàng lan-can kiểu kiến trúc phương Đông, chủ nhân còn tạo thêm điểm nhấn với một đôi chó đá trước bậu cửa. Hay như ngôi nhà số 87 Hàng Gai cũng tạo được sự hài hòa giữa các cấu kiện gỗ được chạm trổ với hệ thống cửa kính để lấy sáng. Nội thất cũng sử dụng các loại bàn ghế, các đồ trang trí gỗ truyền thống…

Sự thay đổi trong quan niệm của người dân được cộng hưởng với những nỗ lực của chính quyền đã đem đến những đổi thay. Nhiều tuyến phố được đầu tư cải tạo mặt đứng, đồng bộ nhất là tuyến phố Lãn Ông, hay tuyến phố Tạ Hiện.

Nét đẹp phố xưa trở lại. Không tính đến những di tích lớn, được nhiều người biết đến như: Đình Kim Ngân (số 42, 44 phố Hàng Bạc), Hội quán Quảng Đông (số 22 phố Hàng Buồm, nay là Trung tâm Văn hóa nghệ thuật), đền Quán Đế (số 28 phố Hàng Buồm)…, những di tích vốn ít được biết đến như: Đình Tú Thị (phố Yên Thái), đình Hà Vỹ (phố Hàng Hòm), đình Trung Yên (ngõ Trung Yên), đình Phả Trúc Lâm (phố Hàng Hành)… cũng được đầu tư tu bổ. Khu phố cổ rộng 87 ha, nhưng cứ đi quãng hơn trăm mét, lại gặp một ngôi đình, đền hay miếu. Không phải di tích nào cũng hút khách.

Nhưng những di tích hồi sinh, những căn nhà, những không gian được tôn tạo theo lối xưa giúp phố cổ Hà Nội có thêm nhiều không gian xưa cũ, điều tưởng như mất dần.

Không chỉ dừng lại ở những di sản vật thể, những lễ hội của phố cổ cũng được hồi sinh. Cả những lễ hội mới ra đời, kế thừa truyền thống. Nhiều người dân và du khách bây giờ chờ đợi chương trình Tết Việt do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức. Ở đó, có những màn diễu hành cổ phục, những nghi lễ dâng hương, tế cáo Thành hoàng, nghi lễ dựng cây nêu ở đình Kim Ngân.

Ở đó, người ta thấy thấp thoáng hồn cốt phố xưa trong đời sống hiện đại. Mới đây, show diễn “Chuyện phố Hàng” được ra mắt tại Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây giúp mọi người hiểu thêm về cuộc sống thường ngày của người dân qua câu chuyện của một gia đình làm thuốc. Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây được giữ nguyên vẹn mọi không gian như hàng trăm năm trước vốn thế, từ phòng khách, giếng trời, không gian thờ cúng cho đến bếp núc.

Phó Trưởng ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội Trần Thúy Lan cho biết, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây từng có hộ gia đình làm nghề thuốc Ðông y sinh sống, làm việc. Do đó, vở diễn chính là sự tái hiện cuộc sống, công việc có thật của người Hà Nội xưa ở nơi nó từng diễn ra. Show diễn tái hiện cuộc sống, công việc của gia đình làm thuốc, mà cũng giúp các vị khách tìm hiểu về nghề đông y, tự tay trải nghiệm một số công việc chế biến thuốc…

Việt Nam có nhiều làng cổ, nhưng phố cổ là “của hiếm”. Trong cả nước, số phố cổ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phố cổ Hà Nội đất chật, người đông. Cuộc sống luôn bị giằng xé giữa bảo tồn các nét truyền thống, với xây mới để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Tình yêu với văn hóa truyền thống vẫn nằm trong mỗi con người. Như một lẽ thường, tình yêu ấy dễ bị giới hạn bởi nhu cầu cuộc sống. Rất khó có thể thuyết phục “suông” việc gìn giữ các giá trị. Song, người ta sẽ ứng xử khác, nếu nhận ra giá trị văn hóa có thể đem lại giá trị kinh tế. Khi ấy, người ta sẽ khai thác và phát huy, lan tỏa giá trị. Bảo tồn phố cổ không phải là những chính sách lớn lao. Đó chính là điều mà chính quyền thành phố cần nhận rõ, và khơi dòng.





Nguồn: https://baolangson.vn/hon-xua-pho-co-5031827.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước – Báo...

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước; xem thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình và phát triển tương lai của đất nước; coi sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành công của Đảng, là thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, là...

Công viên Logistics Viettel ở Lạng Sơn: Chuyện nói và làm của Viettel – Báo Lạng Sơn

Chỉ hơn 4 tháng kể từ khi chính thức ký kết hợp đồng triển khai, Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn đã chính thức khai trương vào ngày 11/12/2024. Đây không chỉ là một dự án trọng điểm của ngành logistics mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn Viettel trong việc trở thành doanh nghiệp tiên phong về công nghệ logistics tại Việt Nam. Lời cam kết của Viettel Giữa tháng 1/2024, tại lễ khai trương...

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn

- Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), chiều 18/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh. Dự gặp mặt có các đồng chí: Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

51 khách hàng trúng thưởng chương trình “Sản phẩm tiện ích – Rinh quà siêu thích”   – Báo Lạng Sơn

-  Ngày 18/12, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Lạng Sơn (Agribank Lạng Sơn) tổ chức quay thưởng đợt 2 chương trình “Sản phẩm tiện ích – Rinh quà siêu thích”.  Chương trình “Sản phẩm tiện ích – Rinh quà siêu thích” được Agribank Lạng Sơn tổ chức từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/11/2024 và chia làm 2 đợt quay thưởng. Chương trình dành cho khách hàng tham gia mở tài...

Công nghiệp văn hóa đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Triển khai chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành VHTT&DL với chủ đề "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước – Báo...

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước; xem thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình và phát triển tương lai của đất nước; coi sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành công của Đảng, là thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, là...

Công viên Logistics Viettel ở Lạng Sơn: Chuyện nói và làm của Viettel – Báo Lạng Sơn

Chỉ hơn 4 tháng kể từ khi chính thức ký kết hợp đồng triển khai, Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn đã chính thức khai trương vào ngày 11/12/2024. Đây không chỉ là một dự án trọng điểm của ngành logistics mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn Viettel trong việc trở thành doanh nghiệp tiên phong về công nghệ logistics tại Việt Nam. Lời cam kết của Viettel Giữa tháng 1/2024, tại lễ khai trương...

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn

- Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), chiều 18/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh. Dự gặp mặt có các đồng chí: Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

51 khách hàng trúng thưởng chương trình “Sản phẩm tiện ích – Rinh quà siêu thích”   – Báo Lạng Sơn

-  Ngày 18/12, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Lạng Sơn (Agribank Lạng Sơn) tổ chức quay thưởng đợt 2 chương trình “Sản phẩm tiện ích – Rinh quà siêu thích”.  Chương trình “Sản phẩm tiện ích – Rinh quà siêu thích” được Agribank Lạng Sơn tổ chức từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/11/2024 và chia làm 2 đợt quay thưởng. Chương trình dành cho khách hàng tham gia mở tài...

Công nghiệp văn hóa đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Triển khai chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành VHTT&DL với chủ đề "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân...

Cùng chuyên mục

Công nghiệp văn hóa đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Triển khai chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành VHTT&DL với chủ đề "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân...

Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi – Báo Lạng Sơn

Trong số 5 bộ phim có doanh thu cao nhất phòng vé Việt năm 2024 có tới 3 tác phẩm thuộc thể loại kinh dị là "Ma Da", "Quỷ cẩu" và "Làm giàu với ma". Năm 2024 được ghi nhận là năm điện ảnh Việt lập kỷ lục mới về tổng doanh thu phòng vé quốc nội, ước tính đạt hơn 4.400 tỷ đồng. Trong đó, có đến 5 bộ phim đã xuất sắc vượt mốc doanh thu trăm tỷ...

Gặp mặt kỷ niệm 35 năm ngày xuất bản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng – Báo Lạng Sơn

- Sáng 18/12, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 35 năm ngày xuất bản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng (18/12/1989 - 18/12/2024).  Dự chương trình có các đồng chí nguyên lãnh đạo Hội VHNT, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng qua các thời kỳ; các cán bộ, hội viên, cộng tác viên của Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng. Trong chương trình, các đại biểu đã ôn lại quá trình xây dựng...

Tiếp thêm động lực, khơi dậy tình yêu di sản văn hoá vùng dân tộc thiểu số – Báo Lạng Sơn

- Trao truyền các giá trị di sản văn hoá truyền thống thông qua các lớp truyền dạy di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể; đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí duy trì các lớp truyền dạy, phát triển thành các đội, câu lạc bộ (CLB) văn hoá, văn nghệ... là những cách làm ý nghĩa đã và đang được các cấp, ngành chuyên môn của tỉnh quan tâm triển khai thực hiện thời gian...

Lạng Sơn giành nhiều giải cao tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13 - 16/12, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”. Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ...

Khám phá tinh hoa nghề thêu truyền thống qua bộ sưu tập “Đường thêu của mẹ” – Báo Lạng Sơn

“Đường thêu của mẹ” là bộ sưu tập mới nhất của nhà thiết kế Xuân Thu vừa trình làng, với ý nghĩa là sự trao truyền, nối tiếp những giá trị văn hóa truyền thống qua nhiều thế hệ. Bộ sưu tập “Đường thêu của mẹ” gồm các thiết kế áo dài thêu trên chất liệu lụa, với những đường thêu được kết nối từ hai thế hệ mẹ và con: nhà thiết kế Xuân Thu và con gái Phạm...

Lạng Sơn giành nhiều giải cao tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Báo Lạng Sơn

- Từ ngày 13 - 16/12, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”. Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng...

Nhóm nhạc The Big Day biểu diễn miễn phí tại Đà Lạt – Báo Lạng Sơn

Nhóm nhạc nổi tiếng của Scotland The Big Day đã đến thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và sẽ biểu diễn miễn phí phục vụ người dân địa phương, du khách tại sân khấu khu vực trung tâm thành phố ngàn hoa. Ngày 16/12, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt cho biết, lần đầu nhóm nhạc The Big Day đến từ Scotland sẽ biểu diễn tại trung tâm thành phố Đà Lạt phục vụ khán giả miễn...

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Sự kiện đã được bình chọn trên Cổng thông tin của Bộ VHTTDL và Báo điện tử Tổ quốc từ 15h35 ngày 6/12 đến 17h ngày 9/12/2024 và bình chọn trực tiếp từ gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ...

Vòng chung kết Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 hứa hẹn hấp dẫn, đa dạng sắc màu – Báo Lạng Sơn

Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 đã bước vào giai đoạn quyết định. Chỉ còn hơn 10 ngày nữa vòng chung kết cuộc thi sẽ chính thức khởi động tại tỉnh Bình Thuận với một loạt các hoạt động hấp dẫn. Sức nóng của cuộc thi đã và đang tăng lên từng ngày với nhiều gương mặt người đẹp tiềm năng, đại diện cho các vùng, miền đất nước. Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 là cuộc thi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất