Powered by Techcity

Gỡ khó cho vay tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Hội thảo “Gỡ khó cho vay tiêu dùng – Đẩy lùi tín dụng đen” do Đài Truyền hình Việt Nam, tổ chức ngày 31/10 tại Hà Nội,nhằm tìm giải pháp hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển lành mạnh, trở thành kênh cung cấp vốn cho các nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là người lao động thu nhập thấp.

Gỡ khó cho vay tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen - Ảnh 1.

Đại diện các chuyên gia, DN trao đổi tại Hội thảo – Ảnh: VGP/HT

Tăng trưởng nhanh, nhưng phát sinh nhiều vấn đề

Trong nhiều năm qua, việc cho vay tiêu dùng qua các kênh chính thức như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các công ty tài chính công nghệ (fintech)… đã và đang đáp ứng nhu cầu vốn chi dùng cá nhân, góp phần tránh cho người dân phải tìm đến tín dụng đen. Ước tính tới nay, các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép đã hỗ trợ được khoảng 30 triệu người tiếp cận được vốn vay, với dư nợ bình quân khoảng 35-50 triệu đồng/người.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, dù tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cùng với diễn biến khó lường kinh tế toàn cầu, song đến ngày 31/8/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống toàn hệ thống đạt khoảng 2.671.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 21% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 0,35% so với ngày 31/12/2023, tỷ lệ nợ xấu chiếm khoảng 4%. Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng đời sống của 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng là trên 135.000 tỷ đồng (chiếm khoảng hơn 5% dư nợ cho cho vay phục vụ đời sống).

“Có thể nói trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các công ty tài chính đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của NHNN tổ chức triển khai cho vay tiêu dùng đối với những đối tượng dưới chuẩn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động có thu nhập thấp nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi tín dụng đen”, TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.

Thống kê từ NHNN cho thấy, trong 5 năm gần đây, tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Tín dụng tiêu dùng đang từng bước góp phần giúp người dân, đặc biệt là những người yếu thế tiếp cận được các dòng vốn chính thức và tránh xa tín dụng đen.

Dù đạt được những kết quả tích cực như trên, tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường tín dụng tiêu dùng đang gặp khó khăn. Đặc biệt, công nhân, người lao động, người thu nhập thấp vốn là phân khúc khách hàng chính của công ty tài chính bị giảm thu nhập, giảm việc làm hoặc thất nghiệp… ảnh hưởng tới khả năng trả nợ sau khi vay vốn của khách hàng.

Bên cạnh đó, hầu như các công ty tài chính chính thống đều gặp rất nhiều khó khăn do nợ xấu ngày càng tăng cao. Ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung còn có những yếu tố chủ quan mà chưa có chế tài xử lý, đó là khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ, thậm chí cán bộ công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cho cán bộ dùng biện pháp manh động để đòi nợ.

Tình trạng tín dụng đen núp bóng cho vay tiêu dùng, thậm chí mạo danh ngân hàng, công ty tài chính… khiến người vay không phân biệt được đâu là công ty tài chính được cấp phép chính thống, đâu là tín dụng đen, khiến thị trường vay tiêu dùng bị méo mó.

Gỡ khó cho vay tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen - Ảnh 2.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – Ảnh: VGP

Khẩn trương lấp lỗ hổng pháp lý, điều chỉnh hành vi

Phân tích thêm về vấn đề này, ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, việc bùng nổ của các ứng dụng (app) cho vay tiêu dùng giả danh các công ty tài chính khiến cho góc nhìn của nhiều người đối với công ty tài chính được cấp phép trở nên méo mó.

“Chúng tôi đã phải đưa ra rất nhiều khuyến cáo với khách hàng về nhiều trường hợp đối tượng mạo danh công ty để tiến hành lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Đối tượng lừa đảo tạo webiste có tên miền gần giống với thương hiệu để gây nhầm lẫn, mạo danh nhân viên công ty để lừa khách hàng…”, ông Lê Quốc Ninh nói.

Cảnh báo về thủ đoạn của tội phạm tín dụng đen, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Sơn, Phó trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát Hình sự cho biết, thời gian qua các đơn vị chức năng của Bộ Công an đã triệt phá nhiều băng nhóm, tổ chức hoạt động cho vay với quy mô lớn. Điển hình của các đối tượng này là cho vay qua app với số tiền rất nhỏ (1,6-3 triệu đồng) nhưng các khoản phí phải trả rất cao, người vay phải thế chấp thông tin cá nhân, danh bạ điện thoại. Khi vay vốn, người vay sẽ bị lôi kéo từ hết app này đến app khác và không thể trả hết nợ. Khi đòi nợ, các đối tượng hoạt động tín dụng đen sẽ gọi điện thoại cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của con nợ… để ép người vay trả nợ.

Đại diện Cục cảnh sát Hình sự cảnh báo, hoạt động tín dụng đen sẽ gia tăng ở nhiều địa bàn vào dịp cuối năm, kết hợp nhiều hình thức, len lỏi vào các thành phần người dân, thanh thiếu niên. Bộ Công an sẽ đẩy mạnh các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen, tuyên truyền phòng ngừa các hệ lụy trên các nền tảng mạng xã hội. Do vậy, người dân cần tiếp cận với nguồn tài chính chính thức, tránh xa tín dụng đen.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh kiến nghị sớm khôi phục dịch vụ đòi nợ chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng bùng nợ.

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Quyền Tổng Giám đốc FE Credit cho biết, có một thực trạng đáng buồn mà FE Credit và các công ty tài chính tiêu dùng khác đang phải đối mặt trong thời gian gần đây là bên cho vay trở thành nạn nhân. Nếu như năm 2019 và 2020, FE Credit chỉ ghi nhận có 2 trường hợp nhân viên thu hồi nợ bị hành hung, thì năm 2022 và 2023 số vụ việc đã tăng vọt lên tới 24 vụ.

Đại diện FE Credit cho rằng: Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề kiến thức tài chính cá nhân còn hạn chế. Người vay chưa ý thức được trách nhiệm trả nợ với khoản vay và hệ quả xảy ra. Mặc dù luật pháp hiện hành có những quy định tương đối chặt chẽ với người đi vay, nhưng việc áp dụng vào thực tế còn thiếu sức răn đe, dẫn đến tình trạng người dân coi thường pháp luật. Một số người vay lợi dụng điều này cố tình trốn tránh, không trả nợ, thậm chí tỏ thái độ thách thức với tổ chức cho vay và hành hung nhân viên thu hồi nợ. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt khẳng định: FE Credit và các công ty tài chính tiêu dùng khác, không bao giờ có chính sách, chủ trương và chấp nhận các hành vi đòi nợ cực đoan. FE Credit luôn hoạt động tuân thủ theo các quy định pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

“Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc thu hồi nợ, tôi cũng thừa nhận rằng đã nảy sinh ra một số thiếu sót và thái độ chưa đúng chuẩn mực ở một số nhân viên. Những sai sót này đã gây ra phiền hà cho khách hàng. Tôi xin nhấn mạnh lại là các hình thức đòi nợ như vậy không phải là chủ trương, chính sách của chúng tôi và xin tiếp thu ý kiến, rà soát và đào tạo lại nội bộ để hạn chế những sai sót của nhân viên”, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt nói.

Về vấn đề lãi suất, lãnh đạo FE Credit phân tích: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng chính thống. Thứ nhất, lãi suất cho vay tiêu dùng được tính toán dựa trên chi phí đầu vào. Chi phí đầu vào của vốn cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thường cao hơn so với chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại do công ty tài chính không có chức năng huy động vốn. Hơn nữa, các công ty tài chính tiêu dùng phục vụ các nhu cầu của phân khúc khách hàng có thu nhập thấp và trung bình. Họ là những khách hàng dưới chuẩn không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng và cũng không có tài sản thế chấp. Mà lãi suất thường tỷ lệ thuận với rủi ro đi kèm. Cho vay tín chấp tiêu dùng là một nghiệp vụ cho vay dựa trên uy tín được đánh giá bởi tổ chức tín dụng dành cho một khách hàng mà không cần phải thế chấp tài sản. Bên cạnh đó, khi giá trị của khoản vay thấp, kỳ hạn vay ngắn, 3-6 tháng chẳng hạn, sẽ dẫn đến các chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý khoản vay, chi phí phục vụ cao hơn bình thường.

“Vì lý do đó, lãi suất cho vay tín chấp tiêu dùng phải cao hơn so với ngân hàng bán lẻ hay ngân hàng thương mại”, đại diện FE Credit nói.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/go-kho-cho-vay-tieu-dung-day-lui-tin-dung-den-102231031161540195.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,5%

Ngày 3/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp. Toàn cảnh cuộc họp báo. Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định: Trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ngày 17/01/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban...

Tín dụng chính sách “tiếp sức” cho người xuất khẩu lao động

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chi Lăng hướng dẫn người dân vay vốn chương trình xuất khẩu lao động – Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, với những người nghèo, khoản tiền cần thiết để chi trả chi phí đi XKLĐ là không dễ dàng. Do đó, chương...

Ký kết chương trình phối hợp thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh

Lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh và Công an tỉnh ký kết chương trình phối hợp – Chiều 25/12, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh (Chi nhánh NHCSXH tỉnh) phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Theo nội dung ký...

Các ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất xuống mức thấp kỷ lục

Hiện lãi suất huy động phổ biến cho kỳ hạn 12 tháng từ 5-6%, giảm mạnh so với mức 9-10% hồi đầu năm. Biểu lãi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tháng 11 cho thấy lãi suất huy động tiếp tục giảm, với mức giảm phổ biến từ 0,1%-0,5%. Việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ tiếp tục là tiền đề để các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho...

5 chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng của Agribank

Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) giải quyết nhu cầu tín dụng trong dịp cuối năm và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2023, Agribank tích cực...

Cùng tác giả

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt – Báo Lạng Sơn

Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung đối tượng chịu thuế đối với nước giải khát có đường, áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá, tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia... Họp phiên toàn thể tại Hội trường vào sáng nay (22/11), Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu: Loại bỏ số liệu ‘ảo’, không làm mất tính cạnh tranh – Báo Lạng Sơn

Việc thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Các thương nhân trong từng phân khúc thị trường vẫn tự do cạnh tranh với nhau. Đồng thời, quy định này cũng tạo động lực cho thương nhân phát triển, hướng tới phân khúc thị trường cao hơn. Liên quan đến một số ý kiến trong quá trình xây dựng Nghị định thay thế các...

Công bố quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỷ lệ 1/500...

- Chiều 22/11, UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, tỷ lệ 1/500.   Tại hội nghị, lãnh đạo Phòng Quản lý Đô thị thành phố đã công bố Quyết định 2825/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 của UBND thành phố Lạng Sơn về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, tỷ lệ 1/500 đối với khu...

Công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư – Báo Lạng Sơn

- Chiều 22/11, Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn. Dự hội nghị có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 20/11/2024...

Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh: Trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp cho 30 sinh viên Học viện Dân tộc –...

- Ngày 22/11, Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp cho 30 sinh viên Học viện Dân tộc. Tại chương trình, các sinh viên Học viện Dân tộc đã được xem phóng sự giới thiệu về các hoạt động của Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh. Đồng thời, sinh viên được chia sẻ, trao đổi...

Cùng chuyên mục

Sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu: Loại bỏ số liệu ‘ảo’, không làm mất tính cạnh tranh – Báo Lạng Sơn

Việc thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Các thương nhân trong từng phân khúc thị trường vẫn tự do cạnh tranh với nhau. Đồng thời, quy định này cũng tạo động lực cho thương nhân phát triển, hướng tới phân khúc thị trường cao hơn. Liên quan đến một số ý kiến trong quá trình xây dựng Nghị định thay thế các...

Công bố quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỷ lệ 1/500...

- Chiều 22/11, UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, tỷ lệ 1/500.   Tại hội nghị, lãnh đạo Phòng Quản lý Đô thị thành phố đã công bố Quyết định 2825/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 của UBND thành phố Lạng Sơn về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, tỷ lệ 1/500 đối với khu...

Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh: Trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp cho 30 sinh viên Học viện Dân tộc –...

- Ngày 22/11, Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp cho 30 sinh viên Học viện Dân tộc. Tại chương trình, các sinh viên Học viện Dân tộc đã được xem phóng sự giới thiệu về các hoạt động của Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh. Đồng thời, sinh viên được chia sẻ, trao đổi...

Khảo sát DDCI theo hình thức trực tuyến: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp – Báo Lạng Sơn

- Năm 2024, việc triển khai khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố (DDCI) trên địa bàn tỉnh có thêm hình thức khảo sát trực tuyến, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia khảo sát.  Năm 2024, đối tượng được đánh giá DDCI trên địa bàn tỉnh có 36 đơn vị, trong đó có 25 sở, ban, ngành và UBND 11...

Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp xanh Lộc Bình: Chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm khoai lang Lộc Bình – Báo Lạng...

-  Khoai lang là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Lộc Bình. Để nâng cao giá trị, đa dạng hoá sản phẩm từ củ khoai lang, từ tháng 6/2023, Hợp tác xã (HTX) Nông Lâm nghiệp xanh Lộc Bình (thôn Kéo Mật, xã Khánh Xuân) đã nghiên cứu, sản xuất ra sản phẩm rượu khoai lang Lộc Bình mang hương vị đặc trưng riêng có, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Lộc Bình là huyện có...

Carbon cây rừng hấp thụ là nguồn tài chính bền vững – Báo Lạng Sơn

Hôm nay (21/11), Bộ NN&PTNT phối hợp cùng báo Nông thôn ngày nay tổ chức tọa đàm trực tuyến Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi Quy định chống phá rừng của EU (EUDR). Tại tọa đàm, ông Trần Hiếu Minh, Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết, trước năm 2010 lĩnh vực lâm nghiệp vẫn đang phát thải. Nhưng nay, con số giảm phát thải đạt được rất ấn...

Đề xuất hồ sơ, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt – Báo Lạng Sơn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Dự thảo bổ sung quy định về: Hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3...

Cam đường: Canh Cây “triệu phú” trên đất Chi Lăng – Báo Lạng Sơn

- Ngoài những cây trồng đã được người dân đưa vào sản xuất từ lâu như na, bưởi... những năm gần đây, một số xã trên địa bàn huyện Chi Lăng đã phát triển mô hình trồng cây cam đường Canh và bước đầu mang lại hiệu quả cao. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có dịp được cùng cán bộ xã Bằng Mạc tham quan mô hình trồng cam đường Canh của gia đình anh Nguyễn Văn...

Tích cực chuẩn bị cho Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt – Trung – Báo Lạng Sơn

- Những ngày này, các sở, ngành, đơn vị liên quan đang gấp rút triển khai các phần việc được giao để tổ chức thành công Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024). Theo kế hoạch, hội chợ được tổ chức tại thành phố Lạng Sơn từ ngày 1 đến ngày 6/12.  Theo báo cáo của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh (cơ quan thường trực...

30 chủ thể khởi nghiệp được tư vấn kết nối hỗ trợ phát triển các dự án – Báo Lạng Sơn

- Ngày 21/11, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị kết nối nguồn lực hỗ trợ phát triển các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và 30 tổ chức, cá nhân là chủ thể các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tại hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất