Powered by Techcity

Gìn giữ nét đẹp văn hoá trong ngày tết ông Công, ông Táo – Báo Lạng Sơn


–  Trong đời sống văn hóa của người dân Lạng Sơn, cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch) đã trở thành phong tục tốt đẹp được duy trì qua bao đời nay. Đây được coi là điểm khởi đầu của Tết Nguyên đán cổ truyền, tiễn ông Táo về chầu trời, người dân gửi gắm nhiều điều ước vọng để đón một năm mới bình an, hạnh phúc. Những năm qua, việc gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa tết ông Công, ông Táo luôn được duy trì.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, không ai biết chính xác tục lệ này có từ bao giờ, chỉ biết rằng lễ cúng ông Công, ông Táo từ lâu đã trở thành một phong tục, một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung và đông đảo người dân Lạng Sơn nói chung.

Theo truyền thuyết dân gian, ông Công (thổ công) là vị thần cai quản đất đai, còn ông Táo (Táo quân) trông coi việc bếp núc. Đây là những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi, ghi chép những việc trong năm của mỗi gia đình, theo lệ đến ngày 23 tháng Chạp, các vị này sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình báo cáo những việc tốt, xấu của gia đình.

Người dân thả cá phóng sinh tại bờ sông Kỳ Cùng
Người dân phóng sinh cá chép tại sông Kỳ Cùng

Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Lạng Sơn cho biết: Tại Lạng Sơn, tục cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp phổ biến nhất là ở người Kinh và một bộ phận người Tày, Nùng. Ông Táo gắn với những hình tượng dân gian vô cùng gần gũi nhưng lại mang trong mình truyền thuyết sâu xa và ấm cúng.

Đây là biểu hiện của việc tôn thờ lửa, một trong những yếu tố kiến tạo và duy trì sự sống. Đó cũng là lý do tục thờ này tồn tại trong suốt nhiều ngàn năm. Ngoài ra, việc thả cá vàng với ngụ ý “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng cho tinh thần vượt khó, ý chí kiên trì chinh phục thử thách để đi đến thành công.

Làm nghề buôn bán, cả năm tất bật ngược xuôi, cuối năm lại thời điểm bận rộn nhất, thế nhưng, giữa nhịp sống hối hả, chị Đinh Phương Thảo, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định vẫn tranh thủ dậy sớm đi chợ mua bán đồ lễ, mua cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Nếu như những năm trước, chị Thảo mua rất nhiều vàng mã để đốt thì 2 năm trở lại đây, chị đã thay đổi quan niệm chỉ mua xôi, gà, hoa, cá chép về lễ.

Chị Thảo cho biết: Theo tục lệ cha ông truyền lại, vào ngày 23 tháng Chạp, gia đình tôi chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất để tiễn ông Táo về trời. Do được chính quyền tuyên truyền, tôi đã bỏ việc đốt nhiều vàng mã, thay vào đó, tôi dùng số tiền đó để mua những thực phẩm thiết yếu giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở trong khu phố.

Người dân thành phố Lạng Sơn thả cá phóng sinh tại bờ sông Kỳ Cùng
Người dân thành phố Lạng Sơn phóng sinh cá chép tại sông Kỳ Cùng

Cùng chung suy nghĩ đó, anh Hồ Long, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn chia sẻ: Cúng ông Công, ông Táo đã trở thành nghi lễ không thể thiếu với gia đình tôi. Tôi quan niệm lễ vật không quá cầu kỳ nhưng cá chép vàng là phải có. Khi đi thả, tôi đựng cá vào chậu, không sử dụng túi bóng gây ô nhiễm môi trường.

Vào những ngày này, tại các chợ, cửa hàng trên địa bàn các huyện, thành phố bày bán đa dạng các mặt hàng phục vụ ngày Tết ông Công, ông Táo. Trong đó, các mặt hàng như: Bộ đồ mã ông Công, ông Táo; hoa, quả, cau, trầu, cá chép… được đông đảo người dân chọn lựa. 

 Thượng tọa Thích Quảng Truyền, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn cho biết: Xét từ góc độ Phật giáo, phóng sinh cá chép thể hiện sự từ bi cũng như truyền thống nhân đạo của nhân dân ta. Xét về khía cạnh môi trường, việc thả cá chép còn góp phần làm đa dạng sinh học tại những khu vực cá được thả. 

Tại thành phố Lạng Sơn, bờ sông Kỳ Cùng được nhiều người dân lựa chọn làm nơi phóng sinh cá chép. Những năm gần đây, tình trạng người dân khi đi thả cá thường thả cả túi nilon, thậm chí cả đồ cúng lễ như tiền vàng, đồ thờ xuống sông đã không còn xuất hiện.

Có được kết quả này là những năm gần đây, vào dịp Tết ông Công, ông Táo, UBND thành phố Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí lực lượng trực tại các điểm thả cá dọc theo bờ sông Kỳ Cùng để tuyên truyền, nhắc nhở người dân khi thả cá nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; tham gia thu gom rác thải…

Với những ý nghĩa tốt đẹp của phong tục truyền thống này, nét đẹp tín ngưỡng thờ cúng ông Công, ông Táo được người dân duy trì trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, mang tính nhân văn, hướng đến chân, thiện, mỹ. Để gìn giữ trọn vẹn những giá trị này, mỗi gia đình cần hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của nghi thức, tỏ lòng thành kính, trang trọng nhưng không phô trương, lạm dụng… Việc thả cá phải có ý thức, không thả rác, góp phần bảo vệ môi trường, giữ cho ao, sông, hồ thêm sạch, đẹp…





Nguồn: https://baolangson.vn/gin-giu-net-dep-van-hoa-trong-ngay-tet-ong-cong-ong-tao-5035872.html

Cùng chủ đề

Giá vàng chiều nay (22-1): Tăng mạnh – Báo Lạng Sơn

Giá vàng chiều nay (22-1) tăng mạnh đối với vàng miếng SJC, ở mức 88 triệu đồng/lượng bán ra. Đây là mức cao nhất trong hơn hai tháng qua do đồng USD giảm giá. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá vàng miếng SJC ở mức 86 - 88 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 500.000 đồng/lượng cả chiều mua và bán so với ngày hôm qua. Tập đoàn Vàng bạc đá...

Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp Đoàn Tổng hội – Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Ban Đại diện Tin Lành tỉnh...

- Sáng 22/1, Đoàn đại biểu Tổng hội – Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Lạng Sơn do Mục sư Triệu Phúc Tiến, Tổng Thủ quỹ Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc tết UBND tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi...

Đoàn đại biểu của tỉnh và thành phố dâng hương, viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025...

- Sáng 22/1 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Đoàn đại biểu của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu thành phố Lạng Sơn tổ chức dâng hương, viếng nghĩa trang...

Thị trường đồ trang trí tết: Đa dạng mẫu mã, giá cả ổn định – Báo Lạng Sơn

- Thời điểm cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025,  các cửa hàng bán đồ lưu niệm, quà tặng... đã bày bán đa dạng các sản phẩm đồ trang trí tết. Theo khảo sát của phóng viên, thị trường đồ trang trí tết năm nay rất đa dạng, phong phú, có nhiều sản phẩm mới và giá cả ở mức bình ổn. Ông Bạch Xuân Phong, chủ cửa hàng quà tặng Oanh Phong trên đường Lương Văn Tri,...

Khai mạc đợt phim chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Xuân Ất Tỵ –...

  - Tối 21/1, tại rạp chiếu phim Đông Kinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc đợt phim chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Dự buổi khai mạc có đại diện các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang và đông đảo Nhân dân trên địa bàn. Tại chương trình khai mạc, các đại biểu đã được...

Cùng tác giả

Giá vàng chiều nay (22-1): Tăng mạnh – Báo Lạng Sơn

Giá vàng chiều nay (22-1) tăng mạnh đối với vàng miếng SJC, ở mức 88 triệu đồng/lượng bán ra. Đây là mức cao nhất trong hơn hai tháng qua do đồng USD giảm giá. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá vàng miếng SJC ở mức 86 - 88 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 500.000 đồng/lượng cả chiều mua và bán so với ngày hôm qua. Tập đoàn Vàng bạc đá...

Thủ tướng gặp nhà đầu tư nước ngoài: Dự kiến 10 năm sẽ có đường sắt tốc độ cao

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11-2024 với tổng vốn sơ bộ tương đương 67 tỉ USD. Toàn tuyến dài 1.541km, đi qua 20 tỉnh thành với tốc độ thiết kế 350km/h. Về năng lượng, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thông tin Việt Nam dự kiến hoàn thành nhà máy điện hạt nhân trong 5 năm. Cùng với đó, nhiều dự án lớn về...

Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp Đoàn Tổng hội – Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Ban Đại diện Tin Lành tỉnh...

- Sáng 22/1, Đoàn đại biểu Tổng hội – Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Lạng Sơn do Mục sư Triệu Phúc Tiến, Tổng Thủ quỹ Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc tết UBND tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi...

Đoàn đại biểu của tỉnh và thành phố dâng hương, viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025...

- Sáng 22/1 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Đoàn đại biểu của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu thành phố Lạng Sơn tổ chức dâng hương, viếng nghĩa trang...

Thị trường đồ trang trí tết: Đa dạng mẫu mã, giá cả ổn định – Báo Lạng Sơn

- Thời điểm cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025,  các cửa hàng bán đồ lưu niệm, quà tặng... đã bày bán đa dạng các sản phẩm đồ trang trí tết. Theo khảo sát của phóng viên, thị trường đồ trang trí tết năm nay rất đa dạng, phong phú, có nhiều sản phẩm mới và giá cả ở mức bình ổn. Ông Bạch Xuân Phong, chủ cửa hàng quà tặng Oanh Phong trên đường Lương Văn Tri,...

Cùng chuyên mục

Khai mạc đợt phim chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Xuân Ất Tỵ –...

  - Tối 21/1, tại rạp chiếu phim Đông Kinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc đợt phim chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Dự buổi khai mạc có đại diện các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang và đông đảo Nhân dân trên địa bàn. Tại chương trình khai mạc, các đại biểu đã được...

Đề xuất quy định về gửi, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu – Báo Lạng Sơn

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về gửi, lưu giữ hiện vật, tài liệu về di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu và việc nghiên cứu, sưu tầm và tư liệu hóa di sản văn hóa. Dự thảo Thông tư này quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn...

Công bố bản quyền và thông tin về cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Sau đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024, vấn đề bản quyền Hoa hậu Biển Việt Nam đã gây nhiều tranh luận, thu hút sự quan tâm của dư luận. Để tránh những thông tin thiếu chính xác lan tỏa trên mạng xã hội, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 vừa tổ chức họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh để công bố và trả lời báo chí về...

2 đêm concert ‘Anh trai’ cháy vé sau 40 phút, hệ thống lỗi liên tục – Báo Lạng Sơn

Hệ thống bán vé vừa mở đã sập, khán giả bức xúc vì thử nhiều lần không được; vé concert 3 và 4 "Anh trai vượt ngàn chông gai" hết sạch sau 40 phút. Đúng 11h ngày 21/1, concert Anh trai vượt ngàn chông gai ngày 3 và 4 ở TP.HCM mở bán vé. Tương tự lần trước, hệ thống vừa mở ra đã bị sập. Theo ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, trong khoảng 30 phút đầu...

Phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ nghệ nhân trong lĩnh...

-  Sáng 21/1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ người trông coi, bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội...

Đèn lồng dài 70m của Hội An giành giải nhất cuộc thi đèn lồng quốc tế – Báo Lạng Sơn

Vượt qua nhiều đối thủ mạnh đến từ khắp nơi trên thế giới, chiếc đèn lồng Hội An giành giải nhất tại cuộc thi đèn lồng quốc tế lần đầu tiên được tổ chức. Lễ hội Ánh sáng phương Đông khai mạc tại Vinhomes Ocean Park 2 (Văn Giang, Hưng Yên), mở màn cho chuỗi sự kiện kéo dài 58 ngày, xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Sự kiện được kỳ vọng là "siêu lễ hội" với...

Mê mẩn bộ tranh xoắn giấy rực rỡ sắc màu của cô gái Kon Tum – Báo Lạng Sơn

Tranh xoắn giấy của Huệ được yêu thích không chỉ bởi kỹ thuật điêu luyện mà còn nhờ sự hài hòa về màu sắc và hình khối, tạo nên "bản giao hưởng thị giác" thu hút. Với niềm đam mê với nghệ thuật xoắn giấy, chị Chu Thị Huệ (34 tuổi, sống ở phường Lê Lợi, tỉnh Kon Tum) thực sự "thổi hồn" vào những sợi giấy nhỏ vô tri và tầm thường, biến chúng thành những tác phẩm nghệ...

Đề xuất quy định về phân loại di vật, cổ vật – Báo Lạng Sơn

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về phân loại di vật, cổ vật. Thông tư đề xuất quy định cụ thể về phân loại di vật, cổ vật như sau: 1. Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, của các dân tộc Việt Nam, gồm: a) Cổ vật bằng các chất liệu...

Làm mới chèo lịch sử với AI – Báo Lạng Sơn

Phạm Vĩnh Khương là một đạo diễn đam mê công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI. Trong MV mới nhất của mình “Chèo mở lái ra”, anh đã sử dụng AI để mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về chèo, góp phần đưa những giá trị của lịch sử, của nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng. Sinh năm 1992 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Vĩnh Khương có niềm...

Trải nghiệm Tết truyền thống tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Chương trình “Trải nghiệm Tết truyền thống” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong dịp cuối tuần này đã thu hút rất đông các em nhỏ cùng phụ huynh tham gia. Đây là hoạt động hướng tới chương trình “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” của Bảo tàng diễn ra vào ngày 4 và 5 Tết Ất Tỵ. Chương trình là cơ hội để công chúng cùng khám phá những tương đồng và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất