Powered by Techcity

Giải pháp nào cho phát triển bền vững ngành muối ở Việt Nam? – Báo Lạng Sơn điện tử


Dù là đất nước sản xuất muối tiềm năng, nhưng mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 400.000-600.000 tấn muối để đáp ứng nhu cầu trong nước, đòi hỏi cần có giải pháp để phát triển ngành muối bền vững.

Những đồng muối Tân Thuận (Cà Mau) bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch. (Ảnh: Huỳnh Anh/ TTXVN)
Những đồng muối Tân Thuận (Cà Mau) bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch. (Ảnh: Huỳnh Anh/ TTXVN)

Với đường bờ biển dài, Việt Nam là quốc gia có lợi thế để phát triển ngành sản xuất và chế biến muối. Nghề muối tại Việt Nam là một nghề truyền thống, có từ lâu đời, là ngành sản xuất có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Nông thôn), mặc dù là đất nước sản xuất muối tiềm năng, nhưng mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 400.000-600.000 tấn muối để đáp ứng nhu cầu trong nước. Muối nội địa giá trị thấp, tồn kho nhiều. Nhiều diêm dân đã bỏ nghề, chuyển sang công việc khác, doanh nghiệp ngành muối chật vật tìm hướng đi để tồn tại. Thêm vào đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ muối nhập khẩu, đặc biệt là từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Nhiều tiềm năng, lợi thế

Sở hữu bờ biển dài khoảng 3.260km và bức xạ nhiệt cao, muối là mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được đối với đời sống xã hội và con người. Muối không chỉ dùng để ăn, dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm mà còn dùng trong lĩnh vực y tế, trong công nghiệp hoá chất và một số ngành khác.

Sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối là ngành kinh tế đang tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho khoảng 21.000 diêm dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, xã hội nông thôn vùng duyên hải của Việt Nam.

Diêm dân xã Nhơn Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) thu hoạch muối. (Ảnh: Nguyễn Thành/ TTXVN)
Diêm dân xã Nhơn Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) thu hoạch muối. (Ảnh: Nguyễn Thành/ TTXVN)

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nghề muối tại Việt Nam là một nghề truyền thống, có từ lâu đời, là ngành sản xuất có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, muối có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân, thu hút và tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn diêm dân.

Ngày 23/5/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 535/TTg, thành lập Sở Muối trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý và phát triển sản xuất muối và trong thống kê kinh tế-xã hội, ngành muối (bao gồm cả sản xuất và phân phối) trở thành một ngành kinh tế quốc dân độc lập.

Kể từ đó đến nay, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ, các Bộ, ngành và địa phương ban hành nhiều hướng dẫn tổ chức triển khai phát triển của ngành muối nhằm hỗ trợ sinh kế và thu nhập cho hàng vạn hộ diêm dân (trong đó đa phần là các hộ nghèo, thu nhập thấp).

Đến nay, cả nước có 73 cơ sở chế biến muối tinh, muối trộn i-ốt, muối sạch xuất khẩu… Trong số đó, 13 sơ sở chế biến muối (chiếm 19,7%) đã đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công suất 15.000 – 22.000 tấn/năm và 01 cơ sở đã đầu tư 02 dây chuyền thiết bị đồng bộ nhập khẩu của Tây Ban Nha có công suất 200.000 tấn/năm.

Việt Nam hiện có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối nhưng diện tích sản xuất muối tập trung chính ở các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa…

Sản phẩm muối Việt Nam được tiêu thụ trong nước với 2 mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu sinh hoạt và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp thực phẩm, y tế.

Chưa tương xứng tiềm năng

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn, mặc dù là đất nước sản xuất muối tiềm năng, nhưng mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 400.000-600.000 tấn muối để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Sản xuất muối chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công, quy mô phân tán theo hộ diêm dân (chiếm 69% diện tích), nên năng suất, chất lượng tại các đồng muối công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp hóa chất, nên vẫn phải nhập khẩu muối công nghiệp, lượng muối của các đồng muối công nghiệp chủ yếu phục vụ chế biến muối tinh cung cấp muối cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nên cạnh tranh trực tiếp với muối do diêm dân sản xuất.

Một số vùng sản xuất muối của nước ta tại các tỉnh Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất muối quy mô công nghiệp nhưng chưa được quan tâm đầu tư phát triển.

Ở miền Bắc Việt Nam có nhiều vùng sản xuất được những sản phẩm muối có hàm lượng NaCl thấp (muối nhạt), chứa hàng chục nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Sản phẩm này được nhiều quốc gia quan tâm và có nhu cầu nhập khẩu với số lượng lớn nhưng sản lượng muối chưa nhiều và chất lượng muối thấp (lẫn nhiều tạp chất) nên không đáp ứng được số lượng, và chất lượng yêu cầu nhập khẩu.

Phát triển bền vững ngành muối

Để thúc đẩy phát triển ngành muối, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 766/QĐ-BNN-KTHT ngày 24/02/2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030.

Với gần 1.500ha, Bạc Liêu là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước. (Ảnh: TTXVN phát)
Với gần 1.500ha, Bạc Liêu là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước. (Ảnh: TTXVN phát)

Trong ngắn hạn đến năm 2025, mục tiêu đặt ra của đề án là duy trì tổng diện tích sản xuất muối 14.500ha, sản lượng đạt 1,5 triệu tấn /năm; trong đó, diện tích sản xuất muối kết tinh trên nền trải bạt 5.000ha, sản lượng đạt 650.000 tấn (chiếm 43%), sản lượng muối chế biến đạt 500.000 tấn.

Đảm bảo diện tích sản xuất muối quy mô công nghiệp đạt 4.805 ha, với sản lượng đạt 640.000 tấn/năm (chiếm 42%); ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất sản xuất muối tối thiểu 20%.

Mục tiêu dài hạn đến năm 2030, chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm với tổng diện tích sản xuất muối đạt 14.200ha nhưng sản lượng đạt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất là hỗ trợ phát triển các sản phẩm muối và chế biến khác từ muối phục vụ nhu cầu xuất khẩu, du lịch, y tế.

Vấn đề đầu tư phát triển sản xuất muối cần thực hiện đồng bộ gắn với chế biến, thị trường trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hóa chất, nguyên liệu cho chế biến muối tinh cao cấp được tập trung tại các địa phương trọng điểm như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đầu tư cải tạo, nâng cao cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối cho người dân sản xuất muối gắn với hỗ trợ xây dựng các mô hình chế biến, đa dạng hóa sản phẩm muối nhằm nâng cao giá trị gia tăng tại các địa phương Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ngoài ra, Bộ đang triển khai xây dựng thí điểm Đề án nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị ngành muối Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Đề án được thực hiên trên địa bàn 8 tỉnh là Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu.

Tại cuộc họp về phát triển ngành muối Việt Nam vào tháng 7/2023, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cho biết sản phẩm muối ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển và vươn xa hơn, tuy nhiên cần có sự kết nối giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân để tạo thành một chuỗi giá trị gắn kết.

Chúng ta có một thế mạnh đó là người dân chăm chỉ, cần cù và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối có thể tạo ra nhiều sản phẩm muối phơi cát có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sản phẩm muối của Việt Nam đã chinh phục được thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,… với số lượng xuất khẩu tăng hàng năm.

Ông Hồ Xuân Vinh – Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn ABACA Việt Nam cho rằng muối là sản phẩm quan trọng trong cuộc sống, là sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày…Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam đang đánh đồng sản phẩm muối mà chưa biết rõ đến chất lượng sản phẩm của từng loại. Đã có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất muối đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để đưa ra sản phẩm muối đa dạng với nhiều giá trị mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Nhưng hiện nay để người tiêu dùng tìm hiểu và chọn lựa những sản phẩm chất lượng vẫn đang là một bài toán khó.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có vai trò rất quan trọng trong việc cùng đồng hành với các doanh nghiệp trong việc phát triển ngành muối và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Ông Vinh mong muốn trong thời gian tới, Bộ sẽ là đầu mối để kết nối với các doanh nghiệp với các dự án muối để tiếp cận và phát triển nghề muối, xây dựng chuỗi giá trị nhằm ồn định thu nhập cho người nông dân, và tạo điều kiện để đẩy mạnh truyền thông, quảng bá những sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dùng đồng thời bảo vệ vùng ven biển và an ninh nguồn nước.

Bộ cũng cần có những hỗ trợ về chính sách tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện các quy định, tiêu chí để đảm bảo chất lượng muối, đồng thời quảng bá thương hiệu, tạo điều kiện cho việc vay vốn, thuê đất lâu dài để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh việc cần bảo tồn và phát triển nghề muối truyền thống, kết nối doanh nghiệp với diêm dân sản xuất muối để xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ trong nước mà tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.

Trước tiên, cần quan tâm đến thu nhập của diêm dân hiện nay, nghề muối sẽ mai một nếu như giá trị của sản phẩm muối quá thấp, tiếp đến là tổ chức đào tạo, tập huấn, áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ đến người sản xuất.

Bên cạnh đó kết nối các doanh nghiệp và diêm dân để tiêu thụ sản phẩm ổn định; đẩy mạnh công tác truyền thông, xây dựng diễn đàn chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong các vùng nguyên liệu muối. Tiến tới mục tiêu trong tương lại gần Việt Nam sẽ không phải nhập khẩu muối, thậm chí xuất khẩu muối sang các thị trường lớn./.





Nguồn: https://baolangson.vn/giai-phap-nao-cho-phat-trien-ben-vung-nganh-muoi-o-viet-nam-5016213.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam – Báo Lạng Sơn: Tin...

Sáng 5/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Cùng dự có: Phó Thủ tướng Thường trực...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Guinea-Bissau, Madagascar và Ghana – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Lâu đài Villers-Cotterêts, Pháp, chiều 4/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp xúc ngắn với Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló, Tổng thống Madagascar Andry Nirina Rajoelina và Tổng thống Ghana Nana Addo Dankwa Akuffo-Addo. * Tại cuộc gặp với Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissco Embaló, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm một lần nữa khẳng định chuyến...

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ bàn làm, không bàn lùi Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì...

Mạng 5G đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Chuyển đổi số không chỉ mang đến những mô hình kinh doanh mới mà còn mở ra không gian phát triển mới cho Việt Nam, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Động lực phát triển kinh tế số Chia sẻ tại hội thảo Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho...

Tỉnh Đồng Nai hỗ trợ Lạng Sơn 4 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Sáng 5/10, tại trụ sở Tỉnh ủy Lạng Sơn, đoàn công tác của tỉnh Đồng Nai do đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai làm trưởng đoàn đã trao tặng 4 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra. Về phía tỉnh Lạng Sơn, tiếp đoàn có các đồng chí: Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Cùng chuyên mục

Mạng 5G đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Chuyển đổi số không chỉ mang đến những mô hình kinh doanh mới mà còn mở ra không gian phát triển mới cho Việt Nam, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Động lực phát triển kinh tế số Chia sẻ tại hội thảo Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho...

VEC khẳng định vai trò nòng cốt trong đầu tư, vận hành đường bộ cao tốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam-VEC (6/10/2004-6/10/2024), ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, VEC đã và đang khẳng định mô hình, phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động đầu tư, quản lý khai thác vận hành đường bộ cao tốc. VEC cũng...

Xuất khẩu gạo kỳ vọng vượt mục tiêu 5 tỷ USD – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, cuối tháng 9 vừa qua, Ấn Độ đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường (phi basmati), kèm theo điều kiện giá sàn xuất khẩu là 490 USD/tấn. Quyết định này sẽ có tác động lên thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng thời gian tới. Trước đó, ngày 20/7/2023, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã...

Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Chiều 4/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Dự chương trình có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh... và đại diện trên 150 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và doanh nghiệp có từ 30 lao động trở lên chưa có tổ chức...

Lãnh đạo huyện Chi Lăng gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

-Chiều nay, 4/10, UBND huyện Chi Lăng tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) năm 2024 và kỷ niệm 20 năm ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024). Dự hội nghị có đại diện một số sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, lãnh đạo huyện Chi Lăng cùng một số cơ quan, đơn vị và đại diện 120 DN, HTX, HKD...

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

- Ngày 4/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” Dự chương trình có lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; Câu lạc bộ Doanh nhân nữ tỉnh và hơn 50 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn các huyện, thành phố. Thực hiện Kế hoạch số 226/KH-BTV, ngày 7/3/2024 của Ban Thường...

Phát hiện, xử lý hơn 4.700 vụ buôn lậu và gian lận thương mại trong quý 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Cơ quan Hải quan cho biết các hoạt động buôn lậu đang diễn ra rất phức tạp trên cả tuyến biên giới đường bộ Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia, vùng biển Đông Bắc và tuyến biên giới Việt Nam-Lào. Ngày 4/10, Tổng cục Hải quan cho biết tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tháng 9/2024 và quý 3 diễn biến phức tạp với nhiều vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình...

9 tháng, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 25 tỷ USD – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng tiếp tục tăng so cùng kỳ, lần lượt là 8,9% và 11,6%, trong đó giá trị đầu tư mới và quy mô vốn điều chỉnh đều tăng. Ngày 4/10, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn...

Giá vàng ngày 4/10: Vàng nhẫn các thương hiệu trong nước tiếp tục tăng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Giá vàng thế giới hôm nay (4/10) giảm nhẹ, giao dịch ở mức 2.661 USD khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, việc đưa lạm phát lùi về mức mục tiêu 2% có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Trong nước, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng trở lại, vượt 83 triệu đồng/lượng; vàng miếng SJC duy trì mức 84 triệu đồng/lượng. Tại thời điểm 9 giờ ngày 4/10, giá vàng miếng DOJI tại Hà...

Đưa hoạt động xây dựng đi vào nền nếp – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Từ năm 2022 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm quy định về quản lý trật tự xây dựng (QLTTXD). Nhờ đó, số trường hợp vi phạm đã giảm mạnh trong những năm gần đây, hoạt động xây dựng ngày càng đi vào khuôn khổ. Trong giai đoạn trước năm 2022, tình trạng vi phạm quy định về QLTTXD trên địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất