Powered by Techcity

Giá điện sẽ tiếp tục tăng trong kỷ nguyên của “hà mã ăn điện” AI – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Trung bình một lần tìm kiếm bằng AI tổng hợp như ChatGPT tiêu tốn 2,9Wh điện, mức tiêu thụ điện năng này cao gấp 10 lần so với mức trung bình 0,3Wh được sử dụng cho một lần tìm kiếm trên trang Google.

Đường dây điện cao thế tại Kuwait City (Kuwait). (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Đường dây điện cao thế tại Kuwait City (Kuwait). (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Nhiều phân tích đã chỉ ra rằng Trí tuệ Nhân tạo (AI) là “hà mã ăn điện” và các quốc gia hay những công ty hàng đầu thế giới đang cố gắng đón trước kỷ nguyên AI cũng phải có những động thái đón đầu để đảm bảo sức cạnh tranh liên quan đến năng lượng điện.

Càng phát triển càng sử dụng nhiều điện

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo “Điện lực 2024” cho biết trung bình một lần tìm kiếm bằng AI tổng hợp như ChatGPT tiêu tốn 2,9 watt (Wh) điện.

Mức tiêu thụ điện năng này cao gấp 10 lần so với mức trung bình 0,3Wh được sử dụng cho một lần tìm kiếm trên trang Google.

Có phân tích chỉ ra rằng cần khoảng 1-2 nhà máy điện hạt nhân để vận hành một nhà máy bán dẫn dùng công nghệ AI.

Giáo sư kinh tế năng lượng Cho Hong-jong của Đại học Dankook cho biết việc có cơ sở hạ tầng điện phù hợp cho các ngành công nghệ cao hay không đã trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu để xem liệu một quốc gia có thể dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tập trung vào AI và chất bán dẫn hay không?

Theo Giáo sư Cho Hong-jong, xét vào trường hợp Hàn Quốc, nếu năng lượng điện không được phát triển thành ngành công nghệ cao, khả năng cạnh tranh của các ngành xuất khẩu chính sẽ bị mất đi.

Trong thời điểm hiện tại xây dựng các nhà máy điện thân thiện với môi trường không phải là tất cả mà điều cấp thiết hơn là khả năng cải thiện tình trạng thiếu điện và thiếu trầm trọng mạng lưới truyền tải và phân phối kết nối các nhà máy điện và nhà máy công nghệ cao.

Trước đây, người ta cho rằng đất nước càng phát triển thì càng sử dụng ít điện song thực tế hiện nay cho thấy điều ngược lại.

Đầu tiên, vì mục tiêu trung hòa carbon có nghĩa tất cả các năng lượng kể cả sử dụng trong vận tải đều phải sử dụng nguồn điện sạch.

Thay vì đốt dầu để chạy ôtô, ý tưởng là tạo ra điện bằng năng lượng mặt trời và sau đó sạc vào pin để chạy ôtô điện. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng nhiều điện hơn để làm cùng một công việc.

Thứ hai, AI đã trở thành cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, AI sử dụng rất nhiều điện đến mức có thể nói là AI phát triển nhờ điện.

Tại các nước phát triển như Mỹ, có nguồn điện ổn định để thu hút các trung tâm dữ liệu AI đang là chủ đề nóng.

Với cả hai mục tiêu trung hòa carbon và phát triển AI, các nước tiên tiến có nhiều công nghệ cao hơn đương nhiên sẽ sử dụng nhiều điện hơn.

Tại Hàn Quốc, hai tập đoàn Samsung Electronics và SK Hynix có kế hoạch xây dựng 10 nhà máy bán dẫn tiên tiến trong cụm công nghệ bán dẫn tại thành phố Yongin, cách Seoul 60km về phía Đông Nam.

Chính phủ Hàn Quốc khẳng định sẽ đảm bảo đủ nguồn điện 10 gigawatt (GW) để cung cấp cho cụm công nghệ cao này. Điều đó có nghĩa là mỗi nhà máy bán dẫn cần có một nhà máy điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện để vận hành. Công suất phát điện của một nhà máy điện hạt nhân là khoảng 1,3 gigawatt.

Tổng công suất phát điện của Hàn Quốc hiện là 110 gigawatt và như vậy, chỉ riêng cụm công nghệ cao Yongin sẽ sử dụng khoảng 10% trong số này.

Giá điện tiếp tục tăng trong kỷ nguyên AI

Số liệu thống kê cho biết đầu tư vào các cơ sở sản xuất điện ở Hàn Quốc đã tăng 5,3 lần kể từ năm 1990. Tuy nhiên, đầu tư vào mạng lưới truyền tải chỉ tăng 1,5 lần trong khoảng thời gian trên.

Xét về các nguồn cung điện: Năng lượng mặt trời và năng lượng gió có đặc điểm là tính không liên tục và nhiều biến động do yếu tố thời tiết. Điều này sẽ rất khó để cung cấp nguồn điện ổn định cho các ngành công nghệ cao, nơi nguồn cung điện phải đảm bảo 24/24 và đều đặn trong suốt 365 ngày một năm.

Theo báo cáo của IEA, trung bình một lần tìm kiếm bằng AI tổng hợp như ChatGPT tiêu tốn 2,9 watt (Wh) điện. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo báo cáo của IEA, trung bình một lần tìm kiếm bằng AI tổng hợp như ChatGPT tiêu tốn 2,9 watt (Wh) điện. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phải có thiết bị dự phòng khi thiếu điện và có thiết bị lưu điện khi quá tải. Điều đó khiến giá thành điện sẽ cao hơn. Thêm nữa, năng lượng tái tạo phải tận dụng theo điều kiện tự nhiên.

Điện mặt trời và điện gió phải được lắp đặt ở những nơi có nhiều nắng hoặc nhiều gió, thường là các khu vực xa xôi.

Vì thế vấn đề mạng lưới truyền tải điện từ những nơi này đến các khu công nghiệp nơi có nhiều người sinh sống chắc chắn sẽ phát sinh.

Các nhà máy điện mặt trời và điện gió của Hàn Quốc thường nằm ở bờ biển phía Nam, trong khi các nhà máy điện hạt nhân tập trung ở bờ biển phía Đông. Vì thế để tăng cường mạng truyền tải điện sẽ dẫn đến tăng chi phí.

Nếu Hàn Quốc chuyển đổi toàn bộ năng lượng thành điện sạch, quốc gia sẽ phải trả những chi phí khổng lồ.

Châu Âu, nơi thúc đẩy điện khí hóa sạch trước Hàn Quốc đang phải gánh chịu chi phí ngày càng tăng và lạm phát ngày càng trầm trọng và điều này khiến khả năng cạnh tranh đang suy yếu.

Đây là những yếu tố để Chính phủ Hàn Quốc cần cân nhắc việc lựa chọn tốc độ chuyển đổi năng lượng điện sạch để đảm bảo duy trì động lực tăng trưởng và tính cạnh tranh.

Hiện nay, Hàn Quốc đang áp dụng hệ thống giá điện thống nhất trên toàn quốc nên khó phân biệt giá theo khu vực.

Cho dù điện ở khu vực nông thôn, nơi đặt nhiều nhà máy điện dư thừa nhưng sẽ rất khó để thuyết phục người dùng ở khu vực đô thị rằng họ nên gánh vác phần lớn hơn chi phí cho mạng lưới truyền tải, phân phối điện. Điều này đồng nghĩa với việc khu vực đô thị sẽ phải trả tiền điện cao hơn.

Với kế hoạch phát triển công nghệ cao hiện nay, giới chuyên môn chỉ ra rằng Hàn Quốc cần tìm cách xây dựng nhà máy điện gần với nhà máy công nghệ cao. Cho dù là nguồn điện từ khí đốt tự nhiên hay điện từ năng lượng hạt nhân, việc đảm bảo nguồn điện ổn định và có giá thành cạnh tranh đang là ưu tiên hàng đầu.

Về lâu dài, Hàn Quốc phải đảm bảo đủ công nghệ sản xuất năng lượng sạch và mở rộng mạng lưới truyền tải. Tuy nhiên, điều quan trọng mà người dân cần được biết là để đáp ứng các mục tiêu phát triển thì chi phí sản xuất và truyền tải điện sẽ tăng đáng kể và điều đó có nghĩa là giá điện sẽ tiếp tục tăng./.





Nguồn: https://baolangson.vn/gia-dien-se-tiep-tuc-tang-trong-ky-nguyen-cua-ha-ma-an-dien-ai-5027567.html

Cùng chủ đề

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa, di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Thông tin từ Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết, Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 26-11-2024 tại tỉnh Nghệ An. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ...

Quốc hội thảo luận về các dự án Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch sửa đổi – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Trong phiên buổi sáng, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ngày 6/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc với các phiên thảo luận về Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu...

Phòng vệ thương mại: Nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm thiểu rủi ro xuất khẩu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Tính đến cuối tháng 9/2024, đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, với một nửa là các vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp. Việt Nam là nền kinh tế mở, đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng...

Triển lãm gần 300 hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Hưởng ứng Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, sáng 6-11, Viện phim Việt Nam công bố Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”. Triển lãm giới thiệu hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm các di sản văn hóa vật thể, phi vật...

Thủ tướng: Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN – Báo Lạng...

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam. Trong không khí hữu nghị, chân thành và tin cậy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Cùng tác giả

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa, di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Thông tin từ Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết, Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 26-11-2024 tại tỉnh Nghệ An. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ...

Quốc hội thảo luận về các dự án Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch sửa đổi – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Trong phiên buổi sáng, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ngày 6/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc với các phiên thảo luận về Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu...

Phòng vệ thương mại: Nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm thiểu rủi ro xuất khẩu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Tính đến cuối tháng 9/2024, đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, với một nửa là các vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp. Việt Nam là nền kinh tế mở, đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng...

Triển lãm gần 300 hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Hưởng ứng Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, sáng 6-11, Viện phim Việt Nam công bố Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”. Triển lãm giới thiệu hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm các di sản văn hóa vật thể, phi vật...

Thủ tướng: Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN – Báo Lạng...

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam. Trong không khí hữu nghị, chân thành và tin cậy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Cùng chuyên mục

Phòng vệ thương mại: Nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm thiểu rủi ro xuất khẩu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Tính đến cuối tháng 9/2024, đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, với một nửa là các vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp. Việt Nam là nền kinh tế mở, đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng...

Bất cập trong quy định thuế VAT đối với ngành phân bón

Nguồn: https://baolangson.vn/bat-cap-trong-quy-dinh-thue-vat-doi-voi-nganh-phan-bon-5027476.html

Bằng Hữu: Phát huy lợi thế, giảm nghèo bền vững – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Thời gian qua, từ việc triển khai đồng bộ các biện pháp, chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng đã đạt được những kết quả tích cực. Xã Bằng Hữu có trên 1.100 ha đất lâm nghiệp, trên 560ha đất nông nghiệp (chiếm trên 60% tổng diện tích đất tự nhiên). Đây là lợi thế để xã phát triển những mô hình...

Tiên phong chuyển đổi, đưa dòng điện vươn xa – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Khởi đầu từ một công ty điện lực được thành lập trong bối cảnh nguồn, lưới điện và cơ sở vật chất, trang thiết bị đều cũ nát, lạc hậu và bị tàn phá bởi chiến tranh, đến nay, sau 55 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vươn mình lớn mạnh, khẳng định vị thế tiên phong trong ngành điện lực Việt Nam, không chỉ đóng góp cho phát triển...

Điều chỉnh dự toán và kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1306/QĐ-TTg về việc điều chỉnh dự toán và kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Cụ thể, điều chỉnh giảm dự toán và kế hoạch vốn trong nước nguồn ngân sách trung ương năm 2024 là 7.313,553 tỷ đồng của 20 bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bổ sung tương...

GELEX sở hữu 4 thương hiệu quốc gia 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội, Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), Tổng Công ty Viglacera - CTCP; Công ty cổ phần Thiết bị điện (THIBIDI) và Công ty cổ phần Điện lực GELEX (GELEX Electric) thuộc Tập đoàn GELEX được vinh danh thương hiệu quốc gia 2024. Sự kiện là dịp ghi nhận và vinh danh các sản phẩm chất...

Tổ tiết kiệm và vay vốn khối phố Tân Thành: Quản lý tốt nguồn vốn vay – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Những năm qua, Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) khối phố Tân Thành, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia (do Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn quản lý) đã làm tốt công tác quản lý nguồn vốn vay ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Thông qua đó, giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. Bà Nông Thị...

Bàn giải pháp nâng tầm cho cây chè Việt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng 5-11, tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học-Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao”. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó cục...

Họp xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024) –...

- Chiều 5/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh (cơ quan Thường trực Ban Tổ chức hội chợ) chủ trì tổ chức họp với Tiểu ban Nội dung và Tiểu ban Lễ tân - Hậu cần (hai trong bốn tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Hội chợ) xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024).   Đến nay,...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại và tập trung hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước năm 2024. Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất