Powered by Techcity

Đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng – Một điểm nhấn văn hoá

Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vùng đất dốc thuộc khu vực miền núi, vì vậy Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú. Mật độ mạng lưới sông suối dao động từ 0,6 đến 1,2 km/km2. So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km2 thì mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại từ trung bình đến khá dày. Trên địa bàn tỉnh có 5 sông chính độc lập, đó là: sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam, sông Tiên Yên – Ba Chẽ (hay Nậm Luổi – Đồng Quy) và sông Nà Lang.

Từ xưa, đồng bào các dân tộc Lạng Sơn sống ở vùng sông nước đã có tín ngưỡng thờ Thần Rắn gắn với nhiều câu truyện dân gian huyền bí. Theo các sắc phong, thư tịch cổ, di tích Đền Kỳ Cùng, Đền Cửa Đông ở thành phố Lạng Sơn; Đình Vằng Khắc ở xã Vân Mộng, huyện Lộc Bình; Miếu Nà Lình xã Quốc Việt, huyện Tràng Định; Đình Ông, Đình Bà, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia… đều thờ Thần Rắn. Các sách Hoàng Việt Nhất Thống Địa Chí, Đại Việt Địa Chí, Bắc Thành Địa Dư Chí Lục, Đại Nam Nhất Thống Chí… đều nhắc đến các di tích trên thờ “Thủy Thần” hoặc “Giao Long”. Theo các truyền thuyết dân gian thì Thần Rắn – là vị thần sông nước, và cho rằng Đền Kỳ Cùng là đền thờ chính, các điểm thờ khác là phụ. Vì vậy, hàng năm vào dịp lễ hội, Thần Rắn ở Đình Ông, Đình Bà, Văn Mịch, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, Miếu Nà Slình xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, Đình Vằng Khắc (Đền Khác Uyên) xã Vân Mộng, huyện Lộc Bình… thường đến thăm Thần Rắn Đền Kỳ Cùng, nhân dịp này nhân dân vùng ven sông tổ chức lễ hội với các trò chơi, trò diễn trong đó có trò đua bè mảng.

Đua bè mảng là một trò chơi, trò diễn trong Lễ hội Phài Lừa (“phài” nghĩa là “chèo”,“lừa” nghĩa là “bè”;“phài lừa” nghĩa là chèo bè, đua bè) thường được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng tư âm lịch tại xã Quốc Việt, huyện Tràng Định (2 năm một lần) và xã Hồng Phong, huyện Bình Gia (3 năm một lần).

Lễ hội Phài Lừa (huyện Bình Gia) Ảnh: Lưu Minh Dân

Đua bè mảng nói riêng và lễ hội Phài Lừa xuất phát từ câu truyện truyền thuyết liên quan đến tục thờ Thần Rắn và tín ngưỡng thờ Thần Sông của cư dân vùng sông nước Lạng Sơn mang tính nghi lễ nông nghiệp cổ xưa gắn liền với lễ thức cầu mưa, cầu nước, cầu mùa, một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian chứa đựng sắc thái tộc người rất độc đáo, còn giữ được những nét đặc trưng nguyên bản nhất của cư dân bản địa. Đây không chỉ là dịp dân làng thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh, thành kính và tưởng nhớ công lao to lớn của các vị Thánh Thần đem lại sự bình yên cho người dân mà còn là dịp thể hiện niềm tin, niềm tự hào mãnh liệt và ước vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Thần phù hộ, độ trì cho mọi người, mọi nhà được mạnh khỏe, bình an, sông nước hiền hòa, mùa màng tươi tốt, trâu bò, lợn, gà đầy chuồng, thuyền bè đầy tôm cá.

Để chuẩn bị cho cuộc đua bè mảng, các đội chơi phải chuẩn bị bè, tay chèo và tổ chức thành lập đội đua để tham dự cuộc thi theo thể lệ quy định: Bè mảng (lừa, mảng pè) có kích thước rộng 50 – 60cm, dài 6 – 7m được làm từ 6 cây mai (mạy mười) từ 2 năm tuổi trở lên (đặc ruột, cứng và dẻo dai, hơi cong lên phía trên để khi xuống sông không bị nước cản, dễ nổi và đi nhanh hơn khi chèo) sau đó dùng dao bào, cạo lớp vỏ cho nhẵn, mịn rồi được gia cố, ghép lại với nhau bằng cây tre hoặc dây thép.

Tay chèo (pản phài) làm từ gỗ xoan già có độ dài 1,5 – 1,7m gồm 2 bộ phận: tay cầm – tay nắm (mừ căm) dài 1 – 1,2m, đường kính 7 – 8cm và mái chèo (pản) rộng 10 – 12cm, dài 50 – 60cm, dày 1 – 2cm (dày ở giữa, 2 bên vát mỏng dần).

Các tay đua là những thanh niên trai tráng từ 18 tuổi trở lên, khỏe mạnh, có tài sông nước, có kinh nghiệm bơi bè. Thành phần mỗi đội gồm 3 người: 1 người chèo đầu lái bè, 1 người chèo cuối điều chỉnh bè (điều chỉnh cho bè đi ổn định không bị tròng trành, ngoặt, nghiêng, chiếng, điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm khi xoay đầu), 1 người ở giữa phối hợp chèo theo nhịp, động tác đã thống nhất trong đội.

Đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng

Trước khi tổ chức cuộc thi, Ban tổ chức và các đội tham dự làm lễ trình, báo cáo Thánh Thần, cầu mong Thần phù hộ cho cuộc đua và người tham dự cuộc đua được bình an; chào khán giả cổ vũ cho cuộc đua, sau đó di chuyển sang địa điểm tập kết để đua. Khi trọng tài phát cờ lệnh, cuộc thi bắt đầu. Các tay chèo dồn sức chèo nhanh và đều để đưa bè vượt lên phía trước (phải quỳ gối chèo, không được ngồi, đứng hoặc chống tay trên bè), các tay chèo loang loáng mái chèo, giành nhau từng lợi thế, thể hiện tài trí, sức mạnh và nghệ thuật chèo để giành chiến thắng cho đội mình. Trên mỗi bè, các tay đua đều có nhiệm vụ riêng theo sự phân công của đội trưởng, người ở đầu bè vừa chèo vừa lái, điều khiển bè đi đúng hướng, người ở cuối bè điều chỉnh giữ cho bè thăng bằng, không bị ngoặt, nghiêng, chiếng, vừa giữ nhịp để giúp cho các tay chèo thống nhất động tác, tăng tốc hoặc giữ đều tay chèo trong quá trình di chuyển; thành viên còn lại phối hợp chèo bè nhanh, mạnh và đều đặn theo nhịp hô của đội trưởng. Trong khi thi, các tay chèo ra sức bổ mạnh mái chèo xuống nước để tạo vận tốc tối đa cho bè mảng khiến cho sông nước đang phẳng lặng, bình yên bỗng dưng nổi sóng… hình ảnh khỏe đẹp tạo hưng phấn cho người xem hò reo, cổ vũ nhiệt tình.

Thông thường mỗi cuộc đua gồm 3 vòng, đến cuối vòng thứ 3, các tay chèo lật bè ba lần (việc lật bè là để liên tưởng về cách vặn mình của Thần Rắn năm xưa lúc đi diệt Thuồng Luồng và cũng là mời Thần Rắn lên cùng vui với dân làng). Khi đã lật đủ ba lần, các tay chèo lao nhanh về đích. Bè nào về đích trước là thắng. Kết thúc phần thi các đội đua lại tiếp tục làm lễ tạ Thần linh và cùng nhau thụ lộc, vui vẻ, đoàn kết, gắn bó.

Để góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu phong tục tập quán trong sinh hoạt, nét đẹp văn hóa – thể thao truyền thống gắn với các hoạt động của Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong dịp Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ. Nhằm giới thiệu với đồng bào và du khách gần xa về lễ hội đua bè cổ xưa của cư dân nông nghiệp vùng sông nước ven bờ sông Kỳ Cùng. Năm nay, UBND tỉnh Lạng Sơn giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức lễ hội đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng, tại khúc sông có Bến Đá Kỳ Cùng, đây là nơi đưa đón các đoàn sứ Trung Quốc và Việt Nam trong lịch sử bang giao giữa hai nước từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19. Khoảng năm 1778, Đốc trấn Ngô Thì Sỹ gọi đây là Kỳ Cùng thạch độ và liệt là một trong 8 cảnh đẹp của trấn lỵ Lạng Sơn (Trấn doanh bát cảnh). Năm 1993 Bến đá Kỳ Cùng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Lễ hội năm nay có 17 đội đua đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh. Cuộc thi sẽ diễn ra trong ngày 13/02/2023 (ngày 23 tháng Giêng năm Quý Mão). Các đội dự thi sẽ đua tốc độ cự li 1500m. Bắt đầu từ vị trí xuất phát tại đoạn sông gần Đền Cô Bé Thượng Ngàn đến đoạn sông rộng trước cửa Đền Kỳ Cùng, xoay 3 vòng quanh phao chuẩn, sau đó về đích tại đoạn sông gần Đền Cô Bé Thượng Ngàn. Hy vọng đây sẽ là sự kiện đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn, chiêm bái, hành lễ của nhân dân và du khách thập phương. Với mong muốn tạo không khí sôi động, vui tươi phấn khởi chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2023), chào mừng Xuân Quý Mão 2023. Góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, hình ảnh, phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh thần thể thao thượng võ của hoạt động đua bè mảng và các nghi thức hành lễ liên quan của cư dân vùng sông nước ven sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời đây còn là dịp tích cực đẩy mạnh phong trào tập luyện môn Bơi phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước hưởng ứng Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho học sinh.

Ban tổ chức quyết tâm phấn đấu xây dựng hoạt động đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng trở thành một sản phẩm du lịch – thể thao độc đáo, là điểm nhấn văn hóa góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách tham gia trong dịp lễ hội đầu Xuân tại địa phương. Trân trọng kính mời bà con nhân dân và du khách gần xa đón xem.

Phương Thuyên – Đỗ Tú

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Cùng chủ đề

Nghiệm thu đề án khuyến công địa phương tại huyện Bắc Sơn – Báo Lạng Sơn

- Ngày 20/12, tại thôn Mỏ Nhài, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn, Hội đồng nghiệm thu các đề án khuyến công của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tổ chức nghiệm thu Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến dược liệu. Theo đó, Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến dược liệu cho đơn vị thụ hưởng là Công ty...

Công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

 Bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) Các sự kiện của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024 được công bố gồm: 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững...

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

Ngày 21/12, vòng chung kết cuộc thi Vô địch quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 đã chính thức diễn ra. Ban tổ chức đã trao 4 giải Nhất cho 2 bảng THPT và THCS; 4 giải Nhì, 6 giải Ba cùng nhiều giải thưởng phụ. Ở bảng THCS, học sinh đến từ Trường TH&THCS xã Cường Lợi, Lạng Sơn và Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội đã xuất sắc giành giải Vô địch. Nhóm học sinh đến từ Trường...

Ngành nội vụ tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 20/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.   Dự tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Dương Xuân Huyên, Phó...

Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất TỵBan Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025. Theo Ban Chỉ đạo, Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đặc biệt là thịt, cá, trứng,...

Cùng tác giả

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Trưng bày chuyên đề “Quân đội Việt Nam anh hùng – Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển” – Báo...

                  - Sáng 20/12, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề  “Quân đội Việt Nam anh hùng - Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển” nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989...

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam – Báo Lạng Sơn

-  Tối 19/12, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Dự buổi khai mạc có đại biểu lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh; lực lượng vũ trang tỉnh; hội cựu chiến binh và đông đảo người dân trên địa bàn...

Cao Lộc tổ chức chương trình văn nghệ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm...

- Tối 19/12, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân huyện Cao Lộc tổ chức chương trình văn nghệ “Cao Lộc vang mãi bản hùng ca”.  Dự chương trình có lãnh đạo UBND huyện, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội huyện Cao Lộc cùng đông đảo học sinh...

Thủ tướng: Tại sao chúng ta không tổng kết, nhân rộng 2 concert ‘anh trai’? – Báo Lạng Sơn

Lưu ý nhân rộng các mô hình hay về công nghiệp văn hóa, Thủ tướng đặt vấn đề tổng kết, nhân rộng 2 concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai say hi". Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sáng 18/12. Nhấn...

Công nghiệp văn hóa đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Triển khai chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành VHTT&DL với chủ đề "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân...

Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi – Báo Lạng Sơn

Trong số 5 bộ phim có doanh thu cao nhất phòng vé Việt năm 2024 có tới 3 tác phẩm thuộc thể loại kinh dị là "Ma Da", "Quỷ cẩu" và "Làm giàu với ma". Năm 2024 được ghi nhận là năm điện ảnh Việt lập kỷ lục mới về tổng doanh thu phòng vé quốc nội, ước tính đạt hơn 4.400 tỷ đồng. Trong đó, có đến 5 bộ phim đã xuất sắc vượt mốc doanh thu trăm tỷ...

Gặp mặt kỷ niệm 35 năm ngày xuất bản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng – Báo Lạng Sơn

- Sáng 18/12, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 35 năm ngày xuất bản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng (18/12/1989 - 18/12/2024).  Dự chương trình có các đồng chí nguyên lãnh đạo Hội VHNT, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng qua các thời kỳ; các cán bộ, hội viên, cộng tác viên của Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng. Trong chương trình, các đại biểu đã ôn lại quá trình xây dựng...

Tiếp thêm động lực, khơi dậy tình yêu di sản văn hoá vùng dân tộc thiểu số – Báo Lạng Sơn

- Trao truyền các giá trị di sản văn hoá truyền thống thông qua các lớp truyền dạy di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể; đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí duy trì các lớp truyền dạy, phát triển thành các đội, câu lạc bộ (CLB) văn hoá, văn nghệ... là những cách làm ý nghĩa đã và đang được các cấp, ngành chuyên môn của tỉnh quan tâm triển khai thực hiện thời gian...

Lạng Sơn giành nhiều giải cao tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13 - 16/12, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”. Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ...

Khám phá tinh hoa nghề thêu truyền thống qua bộ sưu tập “Đường thêu của mẹ” – Báo Lạng Sơn

“Đường thêu của mẹ” là bộ sưu tập mới nhất của nhà thiết kế Xuân Thu vừa trình làng, với ý nghĩa là sự trao truyền, nối tiếp những giá trị văn hóa truyền thống qua nhiều thế hệ. Bộ sưu tập “Đường thêu của mẹ” gồm các thiết kế áo dài thêu trên chất liệu lụa, với những đường thêu được kết nối từ hai thế hệ mẹ và con: nhà thiết kế Xuân Thu và con gái Phạm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất