Powered by Techcity

Du lịch phải là một động lực chính của nền kinh tế số

Tại Diễn đàn cấp cao “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch”, sáng 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, chuyển đổi số là “chìa khóa” để du lịch kết nối với các hệ sinh thái liên quan, như vận tải, lưu trú, thương mại… mở ra không gian phát triển mới, hạ tầng mới, tài nguyên mới và phương thức thực hiện hiệu quả, bền vững hơn.

du lịch phải là một động lực chính của nền kinh tế số - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, nguyên Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương thực hiện nghi thức khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM năm 2023, sáng 7/9 – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Diễn đàn được tổ chức ngay sau lễ khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM năm 2023, với sự tham dự của các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương; đại diện một số quốc gia, tổ chức quốc tế, và đông đảo doanh nghiệp du lịch, lữ hành, vận tải, khách sạn…

Mở không gian, hạ tầng, tài nguyên mới cho du lịch

Đánh giá cao chủ đề “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch” nhằm hướng tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, Phó Thủ tướng cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trọng tâm là xây dựng một thế giới siêu kết nối dựa trên công nghệ số đã và đang tác động ngày càng sâu sắc đến tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Thế giới hôm nay, với nhiều công nghệ đột phá mang tính sáng tạo, cốt lõi, như: Dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain) và internet vạn vật (IoT) đã tạo ra những thay đổi căn bản, sâu sắc, trên phạm vi rộng, loại bỏ ưu thế của kinh nghiệm, của hạ tầng cũ, các phương thức sản xuất truyền thống hay của mô hình kinh doanh cũ…

“Đây là thời điểm có tính lịch sử cho sự chuyển đổi trên phạm vi toàn cầu là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, và du lịch sẽ là một ngành tiên phong trong lĩnh vực kinh tế”, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh “các động lực tăng trưởng nhờ những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực giá rẻ đang bị thay thế một cách nhanh chóng bởi các nguồn lực, nguồn tài nguyên mới đó là tri thức và tài nguyên số. Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu”.

Du lịch phải là một động lực chính của nền kinh tế số - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nếu chúng ta cùng nhau tạo ra một nền tảng số thì sẽ mang lại sự kết nối và phát triển du lịch bền vững – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo Phó Thủ tướng, du lịch không chỉ là ngành kinh tế quan trọng, mà còn thúc đẩy hợp tác, phát triển, giao lưu văn hóa, có tính hội nhập cao, đòi hỏi tư duy không ngừng đổi mới, sáng tạo. Để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, du lịch cần có không gian phát triển mới, hạ tầng mới, tài nguyên mới và phương thức thực hiện hiệu quả, bền vững hơn.

Vì vậy, chuyển đổi số là “chìa khóa” giúp du lịch giải quyết “bài toán” này và hướng tới mô hình quản trị hiệu quả; kết nối với các hệ sinh thái liên quan như vận tải, lưu trú, thương mại,…

Trên các nền tảng trực tuyến, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo,… du khách sẽ được trải nghiệm trước những nét độc đáo của di sản, của văn hóa đã được số hoá của điểm đến. Các tiện ích số, như visa điện tử, lựa chọn phương tiện, đặt vé đi lại, cơ sở lưu trú, ẩm thực và các dịch vụ khác cùng với thanh toán điện tử… được kết nối trên môi trường số giúp du khách tiếp cận, lựa chọn sản phẩm du lịch nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi hơn.

Chuyển đổi số còn là giải pháp thúc đẩy xanh hóa trong du lịch, giảm thiểu tác động đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, di sản…

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược, giải pháp, cách tiếp cận riêng trong chuyển đổi số. Biết phát hiện vấn đề và có một tầm nhìn khác biệt là vô cùng quan trọng để đưa các quốc gia, doanh nghiệp tiến lên phía trước trong bối cảnh ngày nay. Đồng thời, xu thế liên kết, hợp tác và kết nối sẽ mang lại những ưu thế, lợi ích chung cho từng quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng.

Du lịch phải là một động lực chính của nền kinh tế số - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình và lãnh đạo lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương thăm một số gian hàng tại Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM năm 2023 – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh

Phó Thủ tướng cho rằng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, liên kết kinh tế đa tầng nấc đang tạo nên những không gian phát triển mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn về cải cách bên trong để tương thích với các sân chơi và luật chơi mới, trên phạm vi mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Không đứng ngoài xu thế đó, Việt Nam đang tập trung chuyển đổi số ở một số ngành, lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao, khả năng lan tỏa lớn, hiệu quả sâu rộng, và ngành du lịch là một ưu tiên hàng đầu với các nhóm giải pháp cụ thể.

Một là sự dẫn dắt của Chính phủ trong triển khai chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số quốc gia. Trong đó, ngành du lịch tập trung số hóa toàn bộ di sản văn hóa, danh thắng, khu du lịch, điểm đến…

Hai là thiết lập môi trường pháp lý đồng bộ cho chuyển đổi số và kinh tế số: Bảo mật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao dịch số, chữ ký số, thanh toán điện tử, các dịch vụ công nghệ tài chính (fintech), sở hữu trí tuệ.

Du lịch phải là một động lực chính của nền kinh tế số - Ảnh 4.

Diễn đàn cấp cao “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch” nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM năm 2023 với sự tham dự hàng trăm đại biểu các bộ, ngành, 45 tỉnh, thành phố và 42 quốc gia, vùng lãnh thổ – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Ba là phát triển hạ tầng kết nối số an toàn, với tốc độ cao, theo thời gian thực.

Bốn là phát triển nguồn nhân lực số; khai thác ưu thế về người dùng internet, thiết bị di động để hình thành xã hội số.

Năm là thúc đẩy xúc tiến, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch; kết nối tài nguyên du lịch trong nước và quốc tế, trong đó du lịch ảo di trước một bước.

Phó Thủ tướng mong muốn tại diễn đàn, các nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia du lịch trong nước và quốc tế cùng nhau thảo luận về cơ chế hợp tác để thiết lập hệ thống kết nối số, phát triển các nội dung số, nền tảng đa phương tiện để hỗ trợ quảng bá, xúc tiến, liên kết trong hoạt động du lịch và khai mở các tiềm năng, thế mạnh du lịch riêng có, mở rộng thị trường. Mức độ tham gia của các doanh nghiệp số, cũng như các cơ hội, tác động từ chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Các quốc gia cũng cần tăng cường hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn nghề, kỹ năng và văn bằng nhằm cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề.

Du lịch phải là một động lực chính của nền kinh tế số - Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chính phủ Việt Nam mong muốn và tin tưởng rằng du lịch sẽ thuộc nhóm ngành đi đầu về chuyển đổi số quốc gia, tạo sự phát triển mới và mang lại cảm hứng cho cả đất nước về chuyển đổi số – Ảnh: VGP/Minh Khôi

“Nếu chúng ta cùng nhau tạo ra một nền tảng số thì sẽ mang lại sự kết nối và phát triển du lịch bền vững”, Phó Thủ tướng bày tỏ và kêu gọi Chính phủ các nước tăng cường hợp tác liên kết trong phát triển các tour, tuyến du lịch, khai thác tiềm năng, lợi thế về danh thắng và văn hóa; tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong chuyển đổi số; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp số hợp tác, hình thành nền tảng số kết nối các hệ sinh thái tài nguyên du lịch, quản trị, dịch vụ du lịch, cũng như giữa các quốc gia với nhau.

Phó Thủ tướng khẳng định, du lịch thông minh, du lịch số phải là một trong những động lực chính của nền kinh tế số. Chính phủ Việt Nam mong muốn và tin tưởng rằng du lịch sẽ thuộc nhóm ngành đi đầu về chuyển đổi số quốc gia, tạo sự phát triển mới và mang lại cảm hứng cho cả đất nước về chuyển đổi số.

Du lịch số là cơ sở, nền tảng tạo sức hút mạnh mẽ, quảng bá và xúc tiến cho du lịch trực tiếp, để du lịch Việt Nam, cũng như các quốc gia ngày càng có chỗ đứng quan trọng hơn, không thể thay thế trong lòng du khách toàn cầu.

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy Xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng có gần 100% đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là người Nùng và người Tày. Theo lời kể của các bậc cao niên trong xã, điệu hát Then gần như đã bị lãng quên, trong xã không ai biết hát. Thế nhưng khoảng 5 -7 năm nay, khi có điện thoại thông minh, người dân mới tìm lại điệu hát Then cũ,...

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”

Các tỉnh vùng Việt Bắc gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang đã thống nhất tổ chức chương trình ở quy mô cấp khu vực gắn với một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949-24/8/2024). Điểm nhấn đầu tiên của chương trình là việc 6 tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và chương trình...

Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn khảo sát một số mô hình phát triển du lịch tại thành phố Bắc Hải, Quảng Tây, Trung...

Ông Liêu Phẩm Hổ, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đón chào đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ và các thành viên Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn – Thực hiện chương trình làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc, ngày 27/2, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc  – Sáng 27/2, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch...

Cùng tác giả

Khám phá quần đảo Bà Lụa ở Kiên Giang

Những hòn đảo thuộc quần đảo Bà Lụa còn rất hoang sơ, trời nước một màu xanh ngắt. Sở hữu hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ thuộc vùng biển huyện Kiên Lương, đảo Bà Lụa với vẻ đẹp non nước hữu tình luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé tham quan mỗi năm. Khác với các địa điểm nổi tiếng tại Kiên Giang, đảo Bà Lụa vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, chưa chịu...

Gia Cát: Người dân khu tái định cư “nước rút” hoàn thiện nhà đón tết – Báo Lạng Sơn

- Thời điểm này, nhiều hộ dân bị thu hồi nhà ở bởi dự án Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 4B đoạn Km3+700 - Km18 đang khẩn trương xây dựng những ngôi nhà mới trên khu tái định cư  (TĐC) của dự án. Theo các hộ dân tại đây, những ngôi nhà khang trang sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán năm 2025. Khu TĐC quốc lộ 4B thuộc thôn Bắc Đông...

Thành phố Lạng Sơn: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp – Báo Lạng Sơn

- Năm 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) thành phố Lạng Sơn xếp vị trí thứ  9 trên bảng xếp hạng khối địa phương với tổng số điểm là 70,27 điểm, giảm 5,6 điểm so với năm 2022. Bước sang năm 2024, thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ số DDCI, trong đó trọng tâm là rà soát cắt giảm các thủ tục hành...

Đặc sản có tên ‘bốc mùi’ ở Bắc Kạn, khách sành ăn mua vài cân cho bõ thèm

Bò khai (hay còn gọi là dây hương, rau dạ hiến, khau hương, rau ngót leo, rau nghiến…) là loại rau rừng mọc nhiều ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, điển hình ở Bắc Kạn và Lạng Sơn. Trong đó, rau bò khai ở vùng Ba Bể (Bắc Kạn) được đánh giá là thơm ngon đặc trưng hơn, trở thành đặc sản nức tiếng và từng lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020 – 2021. Thoạt...

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Đồng USD hạ nhiệt, vẫn neo trên mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Rạng sáng 27-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.310 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,18%, hiện ở mức 108,08. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD giảm...

Cùng chuyên mục

Khám phá quần đảo Bà Lụa ở Kiên Giang

Những hòn đảo thuộc quần đảo Bà Lụa còn rất hoang sơ, trời nước một màu xanh ngắt. Sở hữu hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ thuộc vùng biển huyện Kiên Lương, đảo Bà Lụa với vẻ đẹp non nước hữu tình luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé tham quan mỗi năm. Khác với các địa điểm nổi tiếng tại Kiên Giang, đảo Bà Lụa vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, chưa chịu...

Trải nghiệm phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt – Lâm Đồng

Phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng chính thức hoạt động, phục vụ người dân địa phương và du khách trải nghiệm, thưởng thức hương vị đặc sản vùng đất nam Tây Nguyên. Ngày 26/12, tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, thành phố Đà Lạt, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chính thức khai trương phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng. Đây là một trong...

Tập trung phát triển toàn diện du lịch tỉnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện...

- Chiều 26/12, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phát triển du lịch tỉnh và BCĐ xây dựng Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, trưởng hai BCĐ chủ trì hội nghị. Trong năm 2024, BCĐ Phát triển du lịch tỉnh đã chỉ đạo,...

Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

- Lạng Sơn là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) nổi tiếng cùng với rất nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch. Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế này, thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh đã và đang đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -...

Đằng sau cú “lội ngược dòng” của du lịch Phú Quốc

Thời điểm này năm ngoái, du lịch Phú Quốc liên tục bị dư luận báo động về tình trạng nhếch nhác, lộn xộn và ảm đạm… Nhưng chỉ một năm sau, thành phố biển đảo đã có cú “lội ngược dòng” ngoạn mục với vinh dự được xếp hạng đẹp thứ hai thế giới (theo bình chọn của tờ Travel & Leisure) cùng sự tăng trưởng mạnh về lượng khách. Để có cái nhìn toàn diện hơn, chúng tôi...

Đà Nẵng lọt top những điểm đáng ghé thăm nhất ở châu Á năm 2025

Tạp chí Time Out vừa công bố danh sách 8 điểm đáng du lịch nhất châu Á vào năm 2025. Đà Nẵng, đại diện duy nhất của Việt Nam, đoạt vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng này. Các điểm đến ở châu Á được Time Out xem xét dựa trên những tiêu chí như: không đông đúc, sự đa dạng về địa điểm giải trí và ăn uống... Theo đó, Đà Nẵng được lựa chọn nhờ sở hữu...

Sa Pa, những ngày cuối năm

Tháng 12, khi những đợt gió lạnh tràn về cũng là thời điểm báo hiệu mùa Giáng sinh và những ngày cuối năm dương lịch đang cận kề. Đến với Sa Pa (Lào Cai) dịp này, du khách sẽ được tận hưởng không gian đặc biệt mang đậm bản sắc dân tộc và những trải nghiệm khác biệt. Thiên đường du lịch mùa đông Noel năm nay họa sĩ An Chương ở Hà Nội quyết định trở lại Sa Pa bởi...

Công bố và Vinh danh Top 10 Sản phẩm-Dịch vụ Ấn tượng và Top 50 Sản phẩm-Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024

Ngày 20/12, Tạp chí Kinh Tế Việt Nam – VnEconomy tổ chức Lễ Công bố và Vinh danh Top 10 Sản phẩm-Dịch vụ ấn tượng Tin Dùng 2024 và Top 50 Sản phẩm-Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024 được người tiêu dùng bình chọn. Chủ đề trọng tâm của chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024 là “Thương hiệu tích cực-Tiêu dùng bền vững”. Theo đó, tiêu chí đánh giá và bình chọn tập trung vào các sản phẩm-dịch...

Người Lô Lô làm du lịch cộng đồng

Người Lô Lô ở Cao Bằng là dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù. Quần cư trên núi cao, lưu giữ được khá nguyên vẹn nhiều nét đẹp trong phong tục, tập quán, những bản làng của người Lô Lô có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang dồn các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hướng dẫn người dân...

Dự đoán du lịch nội địa sẽ lên ngôi trong năm 2025

Theo báo cáo mới về xu hướng du lịch tại châu Á-Thái Bình Dương (APAC) của Traveloka, năm 2025 sẽ là thời điểm du lịch nội địa lên ngôi. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi có đến 49% người Việt (trong tổng số những người được hỏi) lựa chọn khám phá các điểm đến trong nước và chỉ 31% muốn đi du lịch nước ngoài. Traveloka đã tiến hành khảo sát khoảng 12.000 người đến từ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất