Powered by Techcity

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Theo nhiều cán bộ, Đảng viên, việc quán triệt thực hiện những công tác trọng tâm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu sẽ tạo luồng sinh khí, động lực mới cho guồng máy đội ngũ hoạt động liêm chính.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Duong Giang/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Duong Giang/TTXVN)

Bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.

“Dành đất” cho sự sáng tạo, năng động của cơ quan Nhà nước

Theo Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Sơn (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, là một đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội và là đảng cầm quyền, phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền là rất quan trọng, đến mức có thể khẳng định nó quyết định sự thành công của việc thực hiện các mục tiêu do Đảng đề ra.

“Hiện Đảng đã có rồi, tổ chức Đảng tương đối vững mạnh, mục tiêu cũng có rồi, nhưng phương thức để đạt mục tiêu lại không rõ ràng, không tốt thì chúng ta không bao giờ đạt được mục tiêu. Đấy là tầm quan trọng của việc chúng ta nói về phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền” Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Sơn nhấn mạnh.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Sơn, đối với Đảng ta, phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền cũng thay đổi và phát triển qua nhiều thời kỳ cách mạng khác nhau.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc, phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng chủ yếu lúc bấy giờ là thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, còn pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước rất ít. Điều này, sau này tạo thành thói quen, duy trì cho đến ngày nay ít nhiều vẫn còn.

Từ năm 1991, Đảng đề ra chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền với luật pháp là tối thượng. Từ chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo của Đảng cần làm thế nào để chuyển sang thành văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, để phù hợp với nguyên tắc Nhà nước pháp quyền.

Phân tích rõ hơn về phương thức lãnh đạo, cầm quyền hiện nay của Đảng, Giáo sư, Tiến sỹ Phan Xuân Sơn cho biết nhận thức cũng như trong thực tiễn lãnh đạo, cầm quyền của Đảng càng ngày càng rõ hơn và thực hiện tốt hơn.

“Lãnh đạo là Đảng đề ra đường lối, chủ trương, cương lĩnh, chính sách nhưng mà Đảng không đề ra chỉ tiêu, mà điều đó phải chuyển sang bên Nhà nước. Muốn chuyển sang Nhà nước, Đảng cử cán bộ ưu tú sang giữ chức vụ Nhà nước và các đồng chí này phải thể chế hóa thành những văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật,” Giáo sư, Tiến sỹ Phan Xuân Sơn phân tích.

Về lý luận là như vậy, song theo Giáo sư, Tiến sỹ Phan Xuân Sơn, hiện nay ít nhiều vẫn có sự lẫn lộn giữa hai nội dung lãnh đạo và cầm quyền như trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, có hiện tượng là Đảng lãnh đạo thì bao biện, làm thay người cầm quyền (Nhà nước), hay tình trạng thấy người cầm quyền làm được việc, thì người lãnh đạo lại buông lỏng lãnh đạo.

“Hai hiện tượng này hiện nay có trong phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta và ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo cũng như chất lượng cầm quyền và hiệu quả thực hiện mục đích, mục tiêu của Đảng ta đề ra. Cho nên lần này trong bài phát biểu, Tổng Bí thư có nêu ra là phải nhấn mạnh, xem xét suy nghĩ, nhận thức lại cho đúng đắn hơn phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền,” Giáo sư, Tiến sỹ Phan Xuân Sơn nhấn mạnh.

Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay được thể hiện trên phương diện Đảng không can thiệp quá sâu vào công việc của các cơ quan Nhà nước, và “dành đất” cho sự sáng tạo, năng động của cơ quan Nhà nước, các cán bộ đảng viên giữ các chức vụ Nhà nước. Nếu làm được như vậy, lãnh đạo cầm quyền của Đảng sẽ uyển chuyển và khi đã uyển chuyển như vậy, hiệu quả thực thi các mục tiêu chính trị hay là mục tiêu mà Đảng đề ra qua các nghị quyết, chính sách, các cương lĩnh sẽ hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đạt nhiều thành tựu tốt hơn.

Phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Cùng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cho rằng Đảng lãnh đạo là lãnh đạo tập thể, mọi quyết sách của Đảng được bàn bạc một cách dân chủ và quyết định một cách tập thể, chứ không thông qua một cá nhân nào cả. Đặc biệt, Đảng lãnh đạo thông qua sự nêu gương của cán bộ đảng viên. Và đây là tính ưu việt trong phương thức lãnh đạo của Đảng.

“Nếu như cán bộ, đảng viên nêu gương; nhất là những cán bộ, đảng viên là lãnh đạo quản lý nêu gương thì sức lan tỏa trong toàn Đảng, trong toàn xã hội rất lớn. Sự nghiệp cách mạng, công cuộc đổi mới của dân tộc, của nhân dân ta luôn luôn vận động, phát triển cho phù hợp với tình hình mới, bối cảnh mới. Thực tiễn đó đòi hỏi Đảng ta cũng phải luôn luôn đổi mới phương thức lãnh đạo của mình để xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi,” Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Văn Phúc nhấn mạnh.

Thể hiện sự đồng tình với việc chỉ ra những hạn chế trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thời gian qua mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu trong bài viết, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Văn Phúc cho rằng đây là một quan điểm dám nhìn thẳng vào sự thật, mạnh dạn, quyết đoán và khẳng định việc thường xuyên đổi mới để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là một điều hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan.

Tạo biến chuyển về chất lượng lãnh đạo, hiệu quả cầm quyền

Bày tỏ tâm đắc với đoạn mở đầu bài viết, Tiến sỹ Nguyễn Văn Đáng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng “kỷ nguyên mới” mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề cập đặc trưng bởi mục tiêu “quốc gia phát triển và có thu nhập cao vào năm 2045.”

Trong 21 năm tới, chúng ta sẽ cố gắng nỗ lực trên phạm vi cả nước để có thể hiện thực hóa được tầm nhìn lãnh đạo 2045 và đây cũng chính là mục tiêu mới cho Đảng nói riêng và cả dân tộc ta nói chung.

Trong khi đó, Tiến sỹ Lê Trung Kiên (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng 4 công tác trọng tâm về đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu trong bài viết đều nhấn mạnh đòi hỏi của sự nghiệp Cách mạng trong quy trình lãnh đạo, cầm quyền từ việc đề ra đường lối đúng, vai trò hạt nhân, nhất quán nhận thức và hành động, cho đến việc kiểm tra, giám sát, tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm chính trị gắn với trách nhiệm đạo đức của người đứng đầu, của đội ngũ đảng viên và cán bộ.

“Vấn đề then chốt của then chốt là người lãnh đạo, cầm quyền phải có tầm vóc, có nhân tâm, có sự chủ động sáng tạo, có sự tận hiến, có bản lĩnh kiên định, có trách nhiệm bền bỉ, có kỹ năng quản lý điều hành, nhất là phải có biến chuyển về chất lượng lãnh đạo, hiệu quả cầm quyền. Tôi tin tưởng rằng, việc quán triệt thực hiện những công tác trọng tâm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu ra sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, động lực mới cho guồng máy đội ngũ hoạt động liêm chính, phục vụ và mang tính phụng sự, tạo sự phấn khởi trong cán bộ, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ,” Tiến sỹ Lê Trung Kiên chia sẻ./.





Nguồn: https://baolangson.vn/doi-moi-phuong-thuc-lanh-dao-cua-dang-khuyen-khich-can-bo-quan-ly-nang-dong-sang-tao-5022318.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy hợp tác nghị viện giữa Việt Nam với Singapore và Nhật Bản – Báo Lạng Sơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Singapore và Nhật Bản từ ngày 1 đến 7/12/2024. Chuyến thăm nhằm khẳng định Việt Nam coi trọng các mối quan hệ Ðối tác chiến lược với Singapore và Ðối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh...

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 12 – Báo Lạng Sơn

Theo quy định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá bán ngay trước thời gian khuyến mại. Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí; điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; tàu bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam......

Tạo tiền đề để đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới – Báo Lạng Sơn

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và hôm qua diễn ra phiên bế mạc. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực và...

Podcast: Bản tin Dòng chảy kinh tế số 22 – Báo Lạng Sơn

1 178 Dòng chảy kinh tế /dong-chay-kinh-te 5030267 208 ...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung liên quan đến giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại, tố cáo và...

- Chiều 29/11, Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Đoàn Thị Loan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Trong chương trình, đại biểu đã nghe các đơn vị báo cáo các nội dung được giao tham mưu trình tại kỳ...

Cùng tác giả

Thúc đẩy hợp tác nghị viện giữa Việt Nam với Singapore và Nhật Bản – Báo Lạng Sơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Singapore và Nhật Bản từ ngày 1 đến 7/12/2024. Chuyến thăm nhằm khẳng định Việt Nam coi trọng các mối quan hệ Ðối tác chiến lược với Singapore và Ðối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh...

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 12 – Báo Lạng Sơn

Theo quy định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá bán ngay trước thời gian khuyến mại. Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí; điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; tàu bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam......

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung mọi nguồn lực đầu tư để xóa đói giảm nghèo

PV: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông? Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Xác định giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Thời gian qua, UBND huyện tập trung nguồn lực đầu tư vào những xã còn tỷ lệ...

Tạo tiền đề để đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới – Báo Lạng Sơn

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và hôm qua diễn ra phiên bế mạc. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực và...

Podcast: Bản tin Dòng chảy kinh tế số 22 – Báo Lạng Sơn

1 178 Dòng chảy kinh tế /dong-chay-kinh-te 5030267 208 ...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác nghị viện giữa Việt Nam với Singapore và Nhật Bản – Báo Lạng Sơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Singapore và Nhật Bản từ ngày 1 đến 7/12/2024. Chuyến thăm nhằm khẳng định Việt Nam coi trọng các mối quan hệ Ðối tác chiến lược với Singapore và Ðối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh...

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung mọi nguồn lực đầu tư để xóa đói giảm nghèo

PV: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông? Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Xác định giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Thời gian qua, UBND huyện tập trung nguồn lực đầu tư vào những xã còn tỷ lệ...

Tạo tiền đề để đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới – Báo Lạng Sơn

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và hôm qua diễn ra phiên bế mạc. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực và...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung liên quan đến giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại, tố cáo và...

- Chiều 29/11, Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Đoàn Thị Loan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Trong chương trình, đại biểu đã nghe các đơn vị báo cáo các nội dung được giao tham mưu trình tại kỳ...

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà NẵngNam Định cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận; Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan có hiệu lực từ 1/12/2024 – Báo Lạng Sơn

Theo quy định mới, tuổi nghỉ hưu của cấp Úy là 50 tuổi, Thiếu tá 52 tuổi, Trung tá 54 tuổi, Thượng tá 56 tuổi, Đại tá 58 tuổi và cấp Tướng 60 tuổi. Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với số phiếu tham gia biểu quyết tán thành cao, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, có hiệu...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực – Báo Lạng Sơn

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá để phát triển ngành điện. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam – Báo Lạng Sơn

Với 443/454 đại biểu quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc. Trước phiên bế mạc, Quốc...

Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Quốc hội cho biết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực đang đòi hỏi cấp thiết. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp thứ 8. Tham dự Phiên bế mạc có: Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Lương...

Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của tỉnh Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, thị trấn Na Sầm và khu 8 tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số...

Tin nổi bật

Tin mới nhất