Powered by Techcity

Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để hạn chế rủi ro khi giao thương ở EU?

Theo đại diện Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, các doanh nghiệp cần thận trọng và nắm vững thông tin về các đối tác trước khi đặt quan hệ làm ăn.

Doanh nghiep can luu y dieu gi de han che rui ro khi giao thuong o EU? hinh anh 1
Phân loại nhân hạt điều tại nhà máy của Công ty Nguyên Thông, tỉnh Phú Yên. (Ảnh: Vũ Sinh /TTXVN)

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực cách đây 3 năm và đem lại những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giao thương quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro như một số vụ lừa đảo thương mại xảy ra gần đây như vụ hạt điều ở Italy, vụ hồi quế, hạt điều xuất sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và ngay cả vụ nhập khẩu hàng hóa từ Mexico về Việt Nam, các doanh nghiệp cần trang bị những kỹ năng cần thiết để tránh bị thiệt hại và tận dụng hiệu quả của hiệp định.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Berlin, bà Đỗ Việt Hà, đại diện Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, cho biết thực tế cho thấy những vụ việc lừa đảo trong kinh doanh quốc tế phần lớn là do không tìm hiểu kỹ về đối tác, thường không trực tiếp gặp mặt mà chỉ giao dịch qua thư điện tử, điện thoại, fax nên không có khả năng kiểm tra được tính xác thực của địa chỉ, số điện thoại, khả năng tài chính của đối tác.

Để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong làm ăn với doanh nghiệp tại EU nói riêng và nước ngoài nói chung trong điều kiện môi trường kinh doanh khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Thứ nhất, cần kiểm tra tư cách pháp nhân và tình trạng tín dụng, khả năng giao hàng và uy tín của đối tác nước ngoài trước khi giao dịch ký kết hợp đồng, cần thận trọng và nắm vững thông tin về các đối tác trước khi đặt quan hệ làm ăn; đồng thời thông qua các bạn hàng khác, công ty dịch vụ hay cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài để tiến hành thẩm tra thêm về đối tác.

Thứ hai, hạn chế sử dụng các hình thức thanh toán nhiều rủi ro như chuyển tiền bằng điện (TTR), nhờ thu (D/A, D/P), hạn chế hoặc không ứng trước tiền hàng với giá trị lớn; nên sử dụng các hình thức thanh toán có độ an toàn cao hơn như thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C at sight).

Thứ ba, cảnh giác, thận trọng khi giao dịch điện tử trên mạng, khi có những dấu hiệu đối tác thay đổi thư điện tử, người hưởng lợi…, cần kiểm tra kỹ lại thông tin trước khi chuyển tiền.

Thứ tư, do hợp đồng mua bán luôn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên, doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ các điều khoản bảo vệ quyền lợi của mình (đặc biệt là điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại), tránh các trường hợp bất lợi cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp.

Thứ năm, đối với khâu thanh toán, doanh nghiệp lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, theo ý kiến của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, một trong những phương thức giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu là sử dụng các doanh nghiệp dịch vụ logistics như một “van an toàn.”

Khi đó, công ty logistics A của Việt Nam sẽ gửi hàng đến công ty logistics B ở nước nhập khẩu với tên của công ty B là người nhận hàng. Sau khi nhận hàng, công ty B sẽ giao hàng cho người mua.

Nếu vì lý do gì đó, người mua hoặc một bên thứ ba có trong tay bộ chứng từ thì họ cũng không thể nhận được hàng vì thông tin không phù hợp với tên người nhận hàng trên chứng từ.

Các doanh nghiệp cần lưu ý, xem xét và cân nhắc tất cả các biện pháp giúp giảm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ việc thường xuyên cập nhật thông tin, nâng cao ý thức cảnh giác với những dấu hiệu bất thường, đến việc có thể thuê, sử dụng các công ty tư vấn luật đồng hành với doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Từ phía Thương vụ Đức, bà Đỗ Việt Hà cho biết Thương vụ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thẩm tra đối tác Đức. Thương vụ làm việc với cơ quan xác minh doanh nghiệp của Đức và có thể kiểm tra được khả năng thanh toán, hạn mức tín dụng, hoạt động kinh doanh và một số thông tin cơ bản khác của doanh nghiệp Đức. Điều này cũng góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh với Đức.

Doanh nghiep can luu y dieu gi de han che rui ro khi giao thuong o EU? hinh anh 2
Bốc dỡ hàng hóa tại một cảng. (Ảnh : Hoàng Hải/TTXVN)

Theo bà Đỗ Việt Hà, khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đức, các doanh nghiệp cần lưu ý và nắm vững các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của EU/Đức đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt các quy định liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Ví dụ đầu năm nay, Đức áp dụng Luật Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Luật này tác động gián tiếp tới các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Nhà nhập khẩu có thể yêu cầu doanh nghiệp Việt cung cấp thêm các chứng nhận liên quan đến nguồn gốc của sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, tiền lương trả cho lao động, cách thức xử lý chất thải nhà máy…

Một số loại chứng nhận quốc tế nhà nhập khẩu có thể yêu cầu như chứng nhận BSCI của Hiệp hội kinh doanh toàn cầu về thương mại bền vững Amfori, chứng nhận SA 8000 (hệ hống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội…), chứng nhận SEDEX/Smeta về trách nhiệm xã hội, chính sách cho người lao động; FSC về quản lý rừng bền vững, tiêu chuẩn Green Button trong ngành dệt may…

Hoặc gần đây, ngày 9/6, EU đã công bố quy định số 2023/1115 của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu liên quan đến lưu thông và xuất khẩu một số sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng, thay thế quy định số 995/2000.

Nhằm giảm thiểu nạn phá rừng ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, quy định yêu cầu các công ty phải đảm bảo rằng các sản phẩm được bán trong EU và xuất khẩu từ EU phải được sản xuất theo đúng quy định và không gây mất rừng và suy thoái rừng.

Các mặt hàng phải đi kèm giải trình gồm gia súc, ca cao, càphê, cọ và dầu cọ, cao su, đỗ tương, gỗ. Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này phải thu thập, báo cáo thông tin dữ liệu về nơi sản xuất, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, các văn bản chứng nhận xác minh về việc không phá rừng.

Trong trường hợp không tuân thủ, các nhà khai thác và thương nhân sẽ phải chịu hình phạt do các quốc gia thành viên EU quy định, trong đó có thể phạt tiền lên tới 4% doanh thu hàng năm trên toàn EU; tịch thu các sản phẩm có liên quan hoặc doanh thu từ giao dịch thương mại; loại trừ tạm thời khỏi các quy trình mua sắm công và khỏi thị trường EU trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng…

Thêm một quy định cũng đang được quan tâm nhiều hiện nay là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ được EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10 tới và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

EU đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó Đức – nền kinh tế đầu tàu của EU – đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045. EU lo ngại các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon sang các nước ngoài khối có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn.

Để ngăn chặn nguy cơ này, EU sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU để đảm bảo rằng việc giảm phát thải của châu Âu góp phần giảm phát thải trên toàn cầu. Đầu tiên, CBAM sẽ tập trung vào các loại hàng hóa như ximăng, sắt thép, nhôm, phân bón và điện, sau đó mở rộng đến các mặt hàng khác có thể rò rỉ carbon như hóa chất hữu cơ và nhựa, và cuối cùng là tất cả hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại khí thải (ETS) của EU.

Quy định này sẽ tạo thêm các chi phí đáng kể đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, giá trị xuất khẩu giảm, gia tăng áp lực cho các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, ximăng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng… xuất khẩu sang thị trường EU nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU.

EU nói chung và Đức nói riêng đang ngày càng nỗ lực chuyển sang nền kinh tế xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Do đó, việc triển khai, áp dụng và đưa ra các quy định liên quan đến môi trường, phát triển bền vững của Đức và EU sẽ rất nghiêm ngặt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhạy bén kịp thời điều chỉnh để đáp ứng được các yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn mới./.

Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp viễn thông cần chủ động ứng phó với rủi ro

Sáng 9-10, tại Hà Nội, Học viện Viettel tổ chức hội thảo “Quản trị rủi ro trong xu thế thay đổi đột phá của ngành Công nghệ – Truyền thông – Viễn thông (viết tắt là TMT)”. Diễn giả hội thảo là ông Rui Bastos, Phó tổng giám đốc của Ernst & Young (tập đoàn tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới). Đồng hành với diễn giả, có đội ngũ cố vấn, điều phối nội dung của Ernst &...

Nâng cao công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng

Các cuộc khủng hoảng gần đây như sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature ở Mỹ, biên độ lãi sụt giảm mạnh tại các ngân hàng Trung Quốc do nợ xấu trong ngành bất động sản, hay sự đóng cửa của ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới Credit Suisse,… một lần nữa bộc lộ rõ những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro ngân hàng. Thực tế này đặt ra yêu...

Ngành cà phê thích ứng với quy định chống phá rừng của EU

Mỗi năm Việt Nam thu hàng tỷ USD từ việc xuất khẩu cà phê vào Liên minh châu Âu (EU). Song quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện châu Âu thông qua ngày 29-6-2023 và áp dụng từ ngày 30-12-2024 nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng đang đặt ra những yêu cầu mới với ngành cà phê Việt Nam. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp...

Cùng tác giả

Độc đáo nhà cổ trình tường miền biên viễn

24/11/2024 | 05:59 Lào Cai: TPO – Hà Nhì là dân tộc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Cư trú chủ yếu trên vùng núi cao, người Hà Nhì rất giỏi canh tác trên đất dốc, có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và phong tục, tập...

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển...

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị – Chi LăngVốn tín dụng cho Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng chỉ được thông bằng giải pháp kép: nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia lên 70% và xử lý dứt điểm vướng mắc tại Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Thi công Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng. Công ty cổ phần cao...

Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu sốDù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng đến nay diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu sản xuất trong nước còn rất hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu. Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cục Quản lý Y, Dược...

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Cùng chuyên mục

Đồng hành, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ – Báo Lạng Sơn

Tâm huyết với mục tiêu tăng trưởng xanh, nhiều doanh nghiệp đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường, điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời truyền cảm hứng đến cộng đồng cùng thực hiện chuyển đổi xanh, qua đó góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường... Bức tranh tươi sáng Theo Tổ chức Nông...

Sân bay Nội Bài chạy thử 3 làn thu phí không dừng cho ô tô – Báo Lạng Sơn

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức chạy thử giai đoạn 1 đối với 3 làn ra thuộc hệ thống thu không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng của dịch vụ vào/ra, dừng, đỗ tại sân đỗ ô tô Nhà ga hành khách T1, tạo thuận tiện cho phương tiện khi qua cảng. Việc chạy thử hệ thống thu không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng cho ô tô đối với luồng...

Chính sách xanh tác động mạnh mẽ đến xu hướng thu hút đầu tư – Báo Lạng Sơn

Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế. Thương mại xanh, đầu tư xanh Tiến trình toàn cầu hóa đã diễn ra sâu rộng với việc các quốc gia tích cực dỡ bỏ các rào cản thương mại, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư khiến dòng thương mại quốc tế và đầu tư...

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước. Ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) - tập đoàn đứng đầu Hiệp hội các quốc gia...

Nhiều dự án PPP giao thông chật vật với “nút thắt” dòng vốn tín dụng – Báo Lạng Sơn

Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), việc chậm trễ trong xử lý vướng mắc tại các dự án giao thông đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) không chỉ bị ngưng trệ tiến độ mà còn khiến nhà đầu tư thêm vất vả trong việc hoàn thiện hồ sơ khi có sự thay đổi về chính sách. Đó là biểu hiện của sự lãng phí...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11 (Kỳ III): Xem xét nhiều nội dung theo thẩm quyền – Báo Lạng Sơn

- Ngày 22/11/2024, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11 (kỳ 3) để xem xét các nội dung phục vụ cuộc họp HĐND tỉnh kỳ cuối năm và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Theo chương trình, phiên họp đã thảo luận, xem xét, cho ý kiến đối với 7 nội dung quan trọng do các sở,...

Hơn 60 đại biểu được tuyên truyền kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững – Báo Lạng Sơn

- Sáng 22/11, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tuyên truyền về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững – động lực cho sự phát triển xanh”. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và đại diện của 60 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh...

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 – Báo Lạng Sơn

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất. Tiếp nối thành công và những kết quả đã đạt được, năm 2024, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư tiếp tục...

Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025 – Báo Lạng Sơn

Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và...

Cân nhắc lộ trình phù hợp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia – Báo Lạng Sơn

Bày tỏ nhất trí với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh tạo ra "cú sốc" giá đối với người tiêu dùng cũng như không làm tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (22/11), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất